Giáo án môn Vật lý 6 - Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

I. MỤC TIÊU:

 + Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực : Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động.

+ Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật.

+ Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.

+ Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực.

+ Rèn tính nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý, sử lý các thông tin thu nhập được.

II. CHUẨN BỊ

 + Mỗi nhóm : 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo là tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây.

 + Cả lớp : 1 cái cung.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển động.
GV: Tiến hành kéo dãn một chiếc lò xo và đưa ra câu hỏi.
- Sự biến dạng của vật là như thế nào?
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài.
I. NHỮNG HIỆN TƯỢNG CẦN CHÚ Ý QUAN SÁT KHI CÓ LỰC TÁC DỤNG.
1. Những sự biến đổi chuyển động.
HS: Hoạt động cá nhân đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi của GV.
- Vật bị biến đổi chuyển động khi tốc độ của vật đó thay đổi hoặc vật đó bị chuyển hướng.
HS: Trình bày một số ví dụ, cả lớp bổ sung.
2. Những sự biến dạng.
HS: Quan sát GV làm TN và đưa ra câu trả lời:
- Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi;
C2: Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung làm cho dây cung và cánh cung bị méo.
Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng lực. (15 phút)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình 6.1 . Khi đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe :
- Tác dụng của lò xo là tròn lên xe gây ra biến đổi gì ở xe?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 chuẩn bị dụng cụ TN và tiến hành TN theo các nhóm.
GV: Điều chỉnh những sai sót của các nhóm khi tiến hành TN. Sau đó yêu cầu các nhóm đưa ra nhận xét và các nhóm khác bổ sung.
GV: Yêu cầu HS tương tự làm TN câu C5 sau đó 
đưara nhận xét.
GV: Trong cả ba trường hợp trên, kết quả tác dụng của lực lên một vật là gì? Làm thay đổi cái gì ở vật?
GV: Yêu cầu HS quan sát TN ở hình 6.2 SGK hãy cho biết , khi xe lăn tác dụng vào lò xo một lực léo thì hình dạng của lò xo như thế nào? 
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN câu C6 theo các bước trong SGK. Sau đó đưa ra nhâïn xét.
GV: Qua các TN trên em hãy cho biết khi có lực tác dụng vào một vật thì có thể gây ra cho vật những kết quả gì? . Yêu cầu HS hoàn thành câu C7, C8.
II. NHỮNG KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC.
1. Thí nghiệm.
HS: Quan sát TN hình 6.1 GSK và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
C3: Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.
HS: Nhận dụng cụ TN và hoạt động theo nhóm để tiến hành TN, sau đó rút ra nhận xét .
C4: Lực mà tay ta tác dụng lên xe lăn khi đang chạy làm biến đổi chuyển động của xe (xe đang chuyển động bị dừng lại).
HS: Tiến hành TN theo các bước trong SGKvà đưa ra nhận.
C5: Lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm thay đổi chuyển động của bi ( làm bi chuyển động ngược lại).
HS: Thảo luận chung ở lớp đưa ra câu trả lời:
- Làm thay đổi chuyển động của vật.
HS: Quan sát TN và đưa ra câu trả lời;
+ Bị dãn ra khi kéo căng ra. 
+ Hình dạng bị thay đổi.
HS: Tiến hành TN và đưa ra nhận xét.
C6: Lực mà tay ta tác dụng lên lò xo làm lò xo bị biến dạng ( lò xo bị co lại).
2. Kết luận:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C7, C8.
C7. (1) biến đổi chuyển động của.
biến đổi chuyển động của.
biến đổi chuyển động của.
biến dạng.
C8. (1) biến dạng. (2) biến đổi chuyển động của. 
Hoạt động 4: Vận dụng (5phút)
GV: Yêu cầu HS chỉ ra những kiểu biến đổi chuyển động , mỗi kiểu cho một ví dụ minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu C9, C10, C11.
III. VẬN DỤNG. 
HS: Làm việc cá nhân để đưa ra câu trả lời và tìm ví dụ để minh hoạ.
HS: hoạt động cá nhân đưa ra câu trả lời cho câu hỏi C9, C10, C11.
Củng cố : (4phút)
- Căn cứ vào dấu hiệu nào để nhận biết được rằng có lực tác dụng lên một vật?
Dặn dò: (1phút) - Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT .
Ngày son : 02/10/2014
Ngày giảng : 06/10/2014 
Tuần :	 07	
Tiết: 	 07 TRỌNG LỰC ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU: 
	+ Hiểu được trọng lực hay trọng lượng của vật là gì ? Nêu được phương và chiều của trọng lực. Nêu được tên đơn vị đo cường độ lực và ý nghĩa của nó.
	+ Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế, sử dụng dây dọi để xác đụnh phương thẳng đứng.
	+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ 
	+ Mỗi nhóm : 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng 100g, 1 dây dọi , 1 khay nước, 1 chiếc eke.
	+ Cả lớp : hình vẽ phóng to 8.1, 8.2 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
+ Muốn biết có lực tác dụng vào vật ta cần chú ý điều gì ?
+ Làm bài tập 7.1, 7.2 (SBT).
Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Gọi một HS đọc to mẩu đối thoại giữa bố và con ở đầu bài .
- Em có đồng ý với lời giải thích của người bố hay không? Tại sao em biết là trái đất hút các vật ?
GV: Bây giờ chúng ta cùng xem xét kĩ vấn đề này trong bài học hôm nay.
HS : Đọc và trao đổi về mẩu hội thoại này xem người bố giải thích như vậy đúng hay sai ? 
Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm về trọng lực. (15phút)
GV: Ta coi lời giải thích của người bố như một dự đoán. Chúng ta hãy làm TN để chứng tỏ rằng đúng là Trái Đất tác dụng lên vật một lực hút .
GV: Yêu cầu HS nêu phương án TN.
-Trạng thái của lò xo như thế nào? 
- Lực đó có phương và chiều như thế nào?
GV: Yêu cầu HS phân tích lực để chỉ ra lực cân bằng là lực nào?
GV: Yêu cầu HS quan sát GV tiến hành làm TN cầm một viên phấn trên cao rồi đột nhiên buông tay ra.
- Viên phấn chịu tác dụng của lực nào? Kết quả của hiện tượng tác dụng lực?
GV: Yêu cầu HS phân tích câu C2 để trả lời câu C3.
GV: Điều khiển HS trong lớp trao đổithống nhất câu trả lời.
GV : Trái đất tác dụng lên các vật một lực như thế nào?
Người ta thường gọi trọng lực là gì?
I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ?
1. Thí nghiệm: 
HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành lắp TN. Sau đó nhận xét trạng thái của lò xo.
HS: Hoạt động cá nhân để trả lời câu C1.
C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng.Lực này có phương thẳng đứng và chiều hướng lên trên,quả nặng vẫn đứng yên vì có một lực tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để cân bằng với lực lò xo.
HS: Quan sát TN để đưa ra câu trả lời đúng.
HS : Hoạt động cá nhân trả lời câu C2.
C2: Khi viên phấn buông ra nó bắt đầu rơi chuyển động của nó đã biến đổi. Vậy phải có một lực tác dụng lên viên phấn. Lực này có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
HS: Hoạt động theo nhóm để đưa ra câu trả lời đúng.
C3: (1) cân bằng (2) Trái Đất
 (3) biến đổi (4) lực hút
 (5) Trái Đất
2. Kếtù luận:
HS: Đọc phần kết luận để trả lời câu hỏi của GV.
Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật . Lực này gọi là trọng lực.
Trọng lực thường gọi là trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực (10phút)
GV: Yêu cầu HS lắp TN hình 8.2 SGK và trả lời các câu hỏi.
Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì?
Dây dọi có cấu tạo như thế nào? 
Dây dọi có phương như thế nào? Vì sao có phương như vậy?
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu C4, sau đó thống nhất ý kiến .
GV: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC
1. Khái niệm:
HS: Tiến hành lắp TN hình 8.2 và trả lời câu hỏi.
+ Dây dọi người thợ xây dùng để xác định phương thẳng đứng.
+ Dây dọi gồm một quả nặng buộc vào một sợi dây mềm.
+ Phương của dây dọi là phương thẳng đứng. 
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
C4: a) (1) cân bằng (2) dây dọi (3) thẳng đứng
(4) Từ trên xuống dưới.
2. Kết luận;
- Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống phía dưới.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị của lực. (3 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK.
Đơn vị của lực là đơn vị nào?
Độ lớn của lực là gì?
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi sau:
+ m = 1kg P = ? ; + m = 50kg P = ?
+ m =? Khi P = 10 N.
III. ĐƠN VỊ LỰC.
HS: Đọc thông tin trả lời ;
+ Đơn vị của lực là Niutơn ( kí hiệu là N).
+ Độ lớn của lực gọi là cường độ lực.
- Trọng lượng của một quả cân 100g được tính tròn là 1 Niutơn.
Hoạt động 5: Vận dụng. ( 3phút)
GV: Yêu cầu HS làm TN đặt trong chậu nước và trả lời câu C6.
Em cân được 30kg vậy trọng lượng của em là bao nhiêu?
IV. VẬN DỤNG 
HS: Tiến hành TN và trả lời câu C6.
C6: phương thẳng đứng và mặt nằm ngang là vuông góc với nhau.
Củng cố : ( 3 phút) + Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Trọng lực còn được gọi là gì? Đơn vị lực là gì?
Dặn dò : ( 1 phút) + Về nhà học thuộc bài và làm bài tập trong SBT.
 + Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày son : 11/10/2014
Ngày giảng : 13/10/2014 
Tuần :	08	
Tiết: 	08	 	LỰC ĐÀN HỒI
I MỤC TIÊU : 
Nhận biết được vật đàn hồi ( qua sự đàn hồi của lò xo).
Nhận biết được đặc điểm của lực đàn hồi.
Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.
Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Mỗi nhóm : 1 giá treo; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 4 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g; phiếu học tập.
	+ Cá nhân : kẻ sẵn bảng 9.1 (SGK).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
- Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
	3. Bài mới :	
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Như ta đã biết khi tác dụng một lực lên vật thì có thể làm cho vật đó biến dạng. Nhưng sự biến dạng của các vật có giống nhau hay không? 
- Ví dụ : kéo một sợi dây cao su dãn ra rồi buông tay và kéo một nắm đất nặn dài ra rồi buông tay. Sự biến dạng của hai vật đó như thế nào?
Như vậy sự biến dạng của các vật là không giống nhau. Hôm nay chúng ta cùng xét xem sự biến dạng lòø xo có đặc điểm như thế nào?
HS: Hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
- Sự biến dạng của các vật là không giống nhau.
 + khi buông tay sợi dây cao.
 + khi buông tay nắm đất không co lại.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự biến dạng của lò xo. (15phút)
GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu và tiến hành TN theo các bước như trong SGK.
GV: Theo dõi các bước tiến hành của HS.
GV: Cần chấn chỉnh cho HS làm TN theo thứ tự. Sau đó kiểm tra từng bước TN của HS.
GV: Yêu cầu HS sau khi hoàn thành TN sẽ trả lời hoàn chỉnh câu kết luận C1.
GV: Đặt thêm câu hỏi:
- Thế nào là vật biến dạng đàn hồi?
- Thế nào là vật có tính chất đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có tính chất đàn hồi.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 SGK.
GV: Yêu cầu HS làm TN để xác định độ biến dạng của lò xo khi chịu tác dụng của những lực khác nhau.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2.
- Khi treo quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo thì lực nào kéo dãn lò xo ra? Độ lớn của lực là bao nhiêu ?
 I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. ĐỘ BIẾN DẠNG.
1. Biến dạng của một lò xo.
a) Thí nghiệm:
HS: Đọc các bước tiến hành TN ở trong SGK. sau đó làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào bảng kết quả 9.1 SGK đã kẻ sẵn.
b) Kết luận:
HS: Rút ra kết luận và trả lời câu C1.
C1: (1) dãn ra (2) tăng
 (3) bằng.
- Vật trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lực.
- sợi dây thun, thanh thép ; vòng lò xo lá tròn; cánh cung.
2. Độ biến dạng của lò xo.
HS: Đọc thông tin mục I.2 SGK. sau đó tiến hành TN theo nhóm và thông báo kết quả trước lớp.
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo
HS: Tiếùn hành trả lời câu C2 và ghi vào cột 4 của bảng 9.1 .
- Trọng lượng của quả nặng đã kéo dãn lò xo ra. Độ lớn của lực đó là 0,5N.
Hoạt động 3: Nghiên cứu về lực đàn hồi và đặc điểm của nó.(10phút)
 GV: Thông báo :Trong TN ở hình 9.2 SGK lò xo biến dạng đã giữ cho quả nặng không rơi. Lực mà lò xo biến dạng tác dụng vào quả nặng trong TN này là lực đàn hồi. 
GV: Yêu cầu HS đọc thông báo rồi hỏi thêm:
- Lúc đầu khi lò xo chưa biến dạng thì có giữ cho vật khỏi rơi không? Chỉ khi nào lò xo mới tác dụng lực đàn hồi lên quả nặng?
GV: Yêu cầu HS quan sát lại TN 9.2 SGK và đặt câu hỏi.
- Độ lớn của lực đàn hồi bằng độ lớn của lực nào?
- Vậy lực đàn hồi có quan hệ như thế nào với trọng lượng vật?
II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ.
1. Lực đàn hồi.
HS: đọc thông báo mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- Chỉ khi lò xo bị biến dạng mới tác dụng lực đàn hồi lên quả nặng.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi.
- Lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lượng của vật. Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật
HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi, cả lớp bổ sung.
- Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với trọng lượng vật.
Hoạt động 4: Vận dụng (5phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN để trả lời câu C5.
GV: Ở trên ta đã biết dây cao su là một vật đàn hồi. Vậy lực đàn hồi của dây cao su có giống lực đàn hồi của lò xo không?
GV: Yêu cầu HS dự đoán vàtiến hành làm TN kiểm tra. Để trả lời câu C6.
GV: Treo bảng phụ bài tập lên bảng yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó đại diện cá nhân lên bảng làm HS khác nhận xét.
III. VẬN DỤNG.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5.
C5 : (1) tăng gấp đôi
 (2) tăng gấp ba.
 HS: Thảo luận nhóm dự đoán rồi là TN kiểm tra, thay lò xo hình 9.2 SGK bằng dây cao su.
 C6 : Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi.
HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập.
 	4. Củng Cố : (4phút)
	+ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
	+ Thế nào là vật đàn hồi? Khi nào thì ở lò xo xuất hiện lực đàn hồi?
	5. Dặn dò. (1phút) + Về nhà trả lời lại câu C1 đến C6 vào vở học.
	 + Về nhà học bài và làm bài tập 9.1 đến 9.4 trong SBT.
Ngày soạn : 06/10/2014
Ngày giảng : 10/10/2014 
Tuần :	 09
Tiết : 	09	 LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC	 	 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I MỤC TIÊU : 
	+ Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế.
	+ Sử dụng được lực kế để đo lực.
	+ Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
	+ Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ , biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
	+ Rèn tính sáng tạo và cẩn thâïn khi tiến hành thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
	+ Mỗi nhóm : + 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh nhẹ để buộc vào SGK.
	+ Cả lớp : 	 + 1 xe lăn và một vài quả nặng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : (5phút)
+ Thế nào là một vật có tính chất đàn hồi ? Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
	3. Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV : Trong bài trước ta đã biết đo trọng lực bằng đơn vị (N). 
+ Làm thế nào biết rằng cái cặp của em nặng bao nhiêu (N) ? .
+ Tay người kéo dây cung bằng một lực bao nhiêu (N) ?.
+ Hai đội kéo co kéo nhau bằng một lực bao nhiêu (N) ?.
Vậy ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt để đo lực , gọi là lực kế. Lực kế có đặc điểm và cách đo lực kế như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời:
+ Với cái cặp thì có thể cân khối lượng rồi tính ra trọng lượng.
+ Với dây cung và kéo co thì không thể làm như trên.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về lực kế. (10phút)
GV: Giới thiệu cho HS lực kế là dùng để đo lực, có nhiều loại lực kế.
- Loại lực kế thường dùng là loại nào ?
GV: Phát lực kế lò xo cho mỗi nhóm.
GV: Yêu cầu các nhóm cầm lực kế lên. GV cũng cầm một lực kế vừa chỉ vào các bôï phận của lực kế .
 + Cái lò xo.
 + Bảng chia độ.
 + Kim chỉ thị.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế.
I. TÌM HIỂU VỀ LỰC KẾ.
1. Lực kế là gì ?
HS: Nghe phần giới thiệu của GV.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. 
- Loại lực kế thường dùng là loại lực kế lò xo.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
HS: Quan sát sự mô tả lực kế của GV và đối chiếu với lực kế của mình.
HS : Thảo luận nhóm trả lời câu C1.
C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị
 (3) bảng chia độ
HS: Quan sát lực kế của nhóm mình và đại diện nhóm trả lời câu C2.
Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện đo một lực bằngmột lực kế. (10phút)
GV: Hướng dẫn cacùh đo cho HS theo các bước :
+ Viêïc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị như thế nào?
+ Cầm lực kế như thế nào?
GV: Lưu ý HS điều chỉnh lò xo không chạm vào giá của lực kế và khi kim dừng lại thì đọc số chỉ.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. 
GV:Yêu cầu HS đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6. Sau đó GV kiểm tra các bước đo của HS.
- Khi cầm lực kế phải ở tư thế như thế nào ? Tại sao phải cầm như vậy?
II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ 
1. Cách đo lực.
HS: Quan sát GV giới thiệu cách đo lực rồi sau đó tiến hành đo như GV đã trình bày.
+ Điều chỉnh cho lúc đầu kim chỉ số 0 
+ Cầm giá của lực kế sao cho phương của lò xo bằng phương của lực .
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C3;
C3 : (1) vạch số 0 (2) lực cần đo
phương
2. Thực hành đo lực.
HS: Tiến hành đo theo cá nhân sau đó so sánh kết quả đo giữa các nhóm.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C5.
C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng. Vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
Hoạt động 4: Tìm công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. (5phút)
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C6. 
GV: Thông báo : 
+ m = 100g P = 1 N.
+ m = 1 kg P = 10N.
III. CÔNG THƯC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
HS: Thảo luận nhỏmtả lời câu C6.
C6: (1) 1 (2) 200 (3) 10N
HS: Thảo luận đưa ra công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
 P = 10. m 
Trong đó : m có đơn vị là kg. P có đơn vị là N.
Hoạt động 5: Vận dụng. (5phút)
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C7 đến C9 .
GV: Dặn dò HS về nhà làm lực kế như câu C8 SGK. 
IV. VẬN DỤNG 
HS: Hoạt động nhóm trả lời C7 và C9.
C7 : Vì trọng lượng của vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ ta có thể ghi khối lượng của vật. Cân bỏ túi chính là lực kế lò xo.
C9: Xe tải có khối lượng m = 3,2 tấn (3200kg) thì trọng lượng là: P = 10.m = 10.3200 = 32000(N).
 	4. Củng Cố : (4phút)
	+ Lực kế dùng để làm gì ? Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
	5. Dặn dò. (1phút)	- Về nhà trả lời C1 đến C9 vào vở.
 	 - Về nhà học thuộc bài và làm bài tập trong SBT.
Ngày soạn : 19/10/2014
Ngày giảng : 23/10/2014 
Tuần :	 10 
Tiết: 	1 0	KIỂM TRA 1 TIẾT 
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm.
Rèn luyện kỹ năng cẩn thận , so sánh , suy luận.
Biết cách trình bày bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ 
	 - Đề– giấy , bút ,thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : 
3. Đề bài :
Phần trắc nghiệm : (6 điểm).
I. Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau. (2 điểm).
Câu 1 : Lực có thể gây ra tác dụng nào ?
Làm vật đang đứng yên phải chuyển động.	C. Làm cho vật thay đổi hình dạng.
Làm vật đang chuyển động phải dừng lại.	D. Tất cả tác dụng trên.
Câu 2 : Trên vỏ hộp sữa có ghi 450g. Số đó cho biết điều gì ?
Thể tích của hộp sữa.	C. Trọng lượng của sữa trong hộp.
Trọng lượng của hộp sữa.	D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 3 : Lúc quả bóng rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra hiện tượng gì đối với quả bóng?.
Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.
Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
Quả bóng biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Không có hiện tượng nào xảy ra.
Câu 4 : Một vật có khối lượng 250g thì có trọng lượng là bao nhiêu?
250 N.	C. 2,5 N.
25 N.	D. 0,25 N.
II. Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. (2 điểm)
Một hòn bi sắt lăn lại gần cực của một nam châm , lập tức bị nam châm .. Lực hút của nam châm đã làm..chuyển động của hòn bi.
Dùng hai tay uốn cong một thanh tre. Lực đẩy vào của tay ta đã làm cho thanh tre
Ném 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Tim_hieu_ket_qua_tac_dung_cua_luc.doc