Giáo án môn Vật lý 8 - Tiết 16: Bài tập

I.MỤC TIấU

 1. Kiến thức: Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật. Giải thích các hiện tượng thực tế và làm các bài tập có liên quan

 2. Kỹ năng: Giải thích, tính toán

 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác, tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. GV: Bảng phụ

 2. HS : Bảng nhóm

III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 - Tiết 16: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/12/2015
Ngày giảng:	9/12/2015	
TIẾT 16: BÀI TẬP
I.MỤC TIấU
	1. Kiến thức: Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật. Giải thích các hiện tượng thực tế và làm các bài tập có liên quan
	2. Kỹ năng: Giải thích, tính toán 
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác, tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1. GV: Bảng phụ
	2. HS : Bảng nhóm
III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: CỦNG CỐ Lí THUYẾT (10’)
*Mục tiờu: Củng cố lại toàn bộ lý thuyết cơ bản của bài sự nổi kết hợp kiểm tra bài cũ
*Cỏch tiến hành
Hãy nêu điều kiện để một vật nhúng và trong chất lỏng nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng trong chất lỏng?
Dựa vào trọng lượng riêng của vật và chất lỏng có thể kết luận vật nổi lên, chìm xuống hay lơ lửng trong chất lỏng không?
Hãy nêu điều kiện nổi của vật?
HS trả lời các câu hỏi của GV
GV nhận xét và chốt lại kiến thức lý thuyết
I. Lý thuyết
1. Điều kiện để vật nổi, vật chìm.
Nhúng một vật vào chất lỏng thì
- Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
- Vật nổi lên khi : FA > P
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
Hoặc
- Vật chìm xuống khi: dv > dl
- Vật nổi lên khi : dv < dl
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: dv = dl
2. Điều kiện nổi của vật:
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet : FA = d.V, Trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng( Không phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
HĐ 2: BÀI TẬP ÁP DỤNG (32’)
*Mục tiờu: Giải thích các hiện tượng thực tế và làm các bài tập có liên quan đến điều kiện của vật nổi, vật chỡm
*Cỏch tiến hành
- GV treo tranh vẽ hình 12.1(SBT)
- HS quan sát tranh vẽ rồi làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV
Hãy so sánh thể tích của vật trong hai trường hợp? 
Từ đó rút ra kết luận gì?
- GV treo tranh vẽ hình 12.2(SBT)
- HS quan sát tranh vẽ rồi làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV
- GV nhận xét và chốt lại
- Y/C HS nghiên cứu thật kỹ đề bài tập 12.7
- GV hướng dẫn rồi Y/ c một HS lên bảng tóm tắt và làm, các HS khác làm vào vở
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại các cách làm 
- HS nhận xét
GV nhận xét chốt cách làm và kiến thức cơ bản
II. Bài tập
Bài 12.2: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimet cân bằng với trong lượng của vật nên lực đẩy Acsimet trong hai trường hợp đó bằng nhau ( và bằng trọng lượng của vật)
Trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp thứ nhất lớn hơn trọng lượng riêng của vật trong trường hợp thứ hai. vì: ta biết lực đâye Acsimet ( T.H 1).
(T.H 2)
Mà (Nhìn thấy trên hình 12.1 SBT)
Do đó 
Bài 12.4: Vật nổi trên chất lỏng khi trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Acsimet. Nhưng lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khối lượng của vật càng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của chấ lỏng thì phần vật chìm trong chất lỏng sẽ càng nhỏ. Theo bài ra thì mẩu thứ nhất là li-e, mẩu thứ hai là gỗ khô
Bài 12.7
d = 26000N/m3
Pn = 150 N
dn = 10000N/m3
P = ? 
Nhúng chì vật trong nước, Vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet nên vật nhẹ hơn ngoài không khí. Vì lực đẩy Acsimet chính là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng lượng của vật ở trong nước nên: FA = P - Pn
Hay: dn. V = d. V - Pn
Trong đó V là thể tích của vật, dn là trọng lượng riêng của nước, d là trọng lượng riêng của vật.
=> d. V - dn. V = Pn
 V( d - dn) = Pn =>V =
Vậy ở ngoài không khí vật nặng:
HĐ: Tổng kết và hướng dẫn về nhà(3’)
- GV chốt lại toàn bộ phần lý thuyết và lưu ý cho HS điều kiện tồn tại của lực đẩy Acsimet 
vận dụng thành thạo cộng thức tính lực đẩy Acsimet vào giải thích các hiện tượng có liên quan và làm bài tập
 - Làm thêm các bài tập trong sách bài tập để củng cố lý thuyết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_16_bai_tap_ly_8_hay.doc