Giáo án nghề làm vườn - Trường THCS Phú Phương

A/- MỤC TIÊU

1/- Kiến thức:

 Sau khi học song bài này học sinh có thể:

- Nêu được vị trí,đặc điểm, yêu cầu đối với nghề làm vườn. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn của nước ta.

- Học sinh nêu được ý nghĩa, khái niệm về hệ sinh thái VAC.

2/- Kỹ năng:

Phân tích và tổng hợp kiến thức

3/- Thái độ:

Liên hệ thực tế tình hình phát triển mô hình VAC tại địa phương. Những tác động của con người nhằm nâng cao năng suất.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Hệ thống các câu hỏi, nội dung chính của bài giảng.

HS: Chuẩn bị sách, bút, vở ghi.

 

doc 72 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3072Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án nghề làm vườn - Trường THCS Phú Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cắm cành giâm.
B4: Chăm sóc cành giâm.
IV. Đánh giá kết quả:
Các tiêu chí để đánh giá:
Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
Thực hiện quy trình.
Thời gian hoàn thành.
Số lượng cành giâm được.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.
-Nêu các ưu, nhược điểm của các nhóm, nguyên nhân.
- Cho điểm các nhóm.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm lại các bước của quy trình giâm càch.
- Đọc trước nội dung bài mới.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết 28: chiết cành
A/- Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
-Nêu được ưu, nhược điểm nhân giống cây bằng phương pháp vô tính chiết cành.
2/- Kỹ năng:
- Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản
3/- Thái độ:
-Liên hệ thực tế nhân giống cây ở địa phương.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: Kết hợp
3/- Bài mới: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Phương pháp chiết cành 
H: Phân tích ưu, nhược điểm của ph/pháp chiết cành?
H: PP chọn cành giống?
H: Thời vụ chiết cành?
H: Nêu kỹ thuật chiết cành?
Hoạt động 1: Phương pháp chiết cành
1/- Ưu, nhược điểm 
Ưu điểm: Giữ được đặc tính di truyền tốt của giống, cây ra hoa kêt quả sớm
Nhược điểm: hệ số nhân giống thấp, cây dễ mang mầm mống sâu bệnh từ cây mẹ.
2/- Kỹ thuật chiết cành
a. Chọn cây giống, cành chiết
- Giống năng suất cao, phẩm chất tốt, được thị trường chấp nhận
- Cây điển hình, không sâu bệnh
- Cành: đường kính gốc 1,0 - 2,0cm, cành không sâu bệnh, cành bánh tẻ.
b. Thời vụ
- Miền Bắc: Vụ xuân tháng 3, 4
 Vụ thu tháng 8, 9
- Miền Nam : đầu mùa mưa
c. Kỹ thuật chiết
Dùng dao cắt một khoanh vỏ dài 3cm,cạo sạch lớp tượng tầng 
Đắp bầu :dài 8-12cm,đường kính 6-8cm,bao nilon, buộc lại 
*lưu ý: có thể dùng thuốc kích thích IAA, NAA, IBA  kích thích làm cho rễ ra nhanh và nhiều
4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
Ngày dạy:
Tiết 29+30: ghép cành
A/- Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
-Nêu được ưu, nhược điểm nhân giống cây bằng phương pháp vô tính ghép 
2/- Kỹ năng:
- Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản
3/- Thái độ:
-Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: Kết hợp
3/- Bài mới: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1:
- Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp ghép?
- Cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu.
 + Đặc điểm của các phương pháp ghép?
 + Các lưu ý khi sử dụng phương pháp ghép?
 + Thời vụ ghép?
- Cho các nhóm trả lời các câu hỏi vào vở theo nội dung tìm hiểu trong SGK.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS trên hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm cho ví dụ nêu phương pháp ghép đang sử dụng phổ biến
GV: Yêu cầu HS vẽ hình các kiểu ghép cây
Hoạt động 1:
1. Phương pháp ghép mắt
a. Ghép cửa sổ
- Mắt ghép: mắt ngủ, bóc 1 lớp vỏ có mắt ở giữa.
Trên cây gốc ghép, cách mặt đất 15 - 20cm, mở vỏ hình chữ U kích thước 1-2cm
Đưa mắt ghép vào chữ U, buộc chặt.
Sau 15-20 ngày mở dây buộc để kiểm tra, 7ngày sau cắt bỏ ngọn cây gốc ghép.
b.Ghép T
- Trên cây gốc ghép mở chữ T, kích thước 1 -2cm ,lách vỏ sang hai bên 
- Mắt ghép có một lớp gỗ mỏng .
Đưa mắt ghép vào vị trí chữ T đã mở ,dùng dây nilon buộc lại .
c. Ghép chữ I ( tương tự như ghép chữ T)
d.Ghép mắt nhỏ có lỗ (lưỡi gà)
- Trên cây gốc ghép ,cắt một miếng vỏ sâu vào lớp gỗ 5mm
- Mắt ghép có kích thước tương tự
 Đưa mắt ghép vào vị trí gốc ghép, dùng dây nilon buộc lại 
2.Ghép cành .
a. Ghép nối 
- Cành ghép ,gốc ghép phải có kích thước bằng nhau .
- Trên cây gốc ghép cắt vát 2cm,cành ghép vát tương tự (cành dài 5-7cm)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại .
b. Ghép nêm 
- Trên cây gốc ghép cắt ngang thân cây cách mặt đất 15-20cm.cắt một đường ở giữa sâu cm,vát 2 bên làm thành hình chữ V
- Cành ghép dài 5-7cm, làm tương tự như gốc ghép 
- Đua cành ghép vào vị trí gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại 
c. Ghép chẻ bên 
- Cành ghép : đường kính 5-10cm, nhiều mầm ngủ.
- Gốc ghép chẻ 1 bên sâu 2cm (ghép chẻ 1 bên), chẻ 2 bên sâu 2cm (ghép chẻ 2 bên)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
d. Ghép dưới vỏ
- Trên cây gốc ghép rạch dưới vỏ hình chữ T. Cành ghép dài 3 - 5cm, vát 1 bên 1,5 cm.
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
e. Ghép áp (SGK)
4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
Ngày dạy:
Tiết 31 +32 thực hành chiết cành
A/- Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
Biết cách làm TH chiết cây
Biết cách ghép cây
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản
3/- Thái độ:
-Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: Kết hợp
3/- Bài mới: 
Thực hành chiết cây
Hoạt động dạy và học
Nội dung
GV: Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 15 - 20 người
HS: Theo các nhóm đã được phân công dưới sự hướng dẫn của giáo viên và của nhóm trưởng tập làm thực hành chiết cây
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
* GV: Hướng dẫn HS tự chuẩn bị d.cụ và nguyên liệu thực hành ở nhà
H: Chọn cành chiết như thế nào
- Giống năng suất cao, phẩm chất tốt, được thị trường chấp nhận
- Cây điển hình, không sâu bệnh
- Cành: đường kính gốc 1,0 - 2,0cm, cành không sâu bệnh, cành bánh tẻ.
Hoạt động 2: Chiết cây
H: Nêu PP chiết cành?
Cắt 1 khoanh vỏ dài 3cm cạo sạch lớp tượng tầng
Đắp bầu dài 8 - 12cm, đường kính 6-8cm
Dùng dây nilon buộc lại
Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận
* GV: Yêu cầu các HS đại diện cho các nhóm trình bày cách làm của mình, sau khi các nhóm trình bày xong GV rút ra kết luận chung
GV: Yêu cầu HS làm TH chiết cây tại nhà 
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
- Cành chiết: đường kính gốc 1,0 - 2,0cm, cành không sâu bệnh, cành bánh tẻ.
- Dao chiết: dao sắc, bằng mũi
- Nilon bó bầu, đất bó bầu
- Dây buộc
Hoạt động 2: Chiết cây
Cắt 1 khoanh vỏ dài 3cm cạo sạch lớp tượng tầng
Đắp bầu dài 8 - 12cm, đường kính 6-8cm
Dùng dây nilon buộc lại
Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận
4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
Ngày dạy:
Tiết 33+34: thực hành ghép mắt
A/- Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
Biết cách ghép cây
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản
3/- Thái độ:
Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: Kết hợp
3/- Bài mới:
Thực hành Ghép cây
Hoạt động dạy và học
Nội dung
GV: Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 15 - 20 người
HS: Theo các nhóm đã được phân công dưới sự hướng dẫn của giáo viên và của nhóm trưởng tập làm thực hành ghép cây.
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
* GV: Yêu cầu HS tự chuẩn bị d.cụ, nguyên liệu thực hành ở nhà
H: Chọn cành ghép và mắt ghép như thế nào?
- Cành ghép dài 5 - 7cm
- Chọn cành bánh tẻ, có nhiều mắt ngủ không sâu bệnh.
- Mắt ghép: mắt ngủ, mập, không sâu bệnh.
Hoạt động 2: Ghép cây
H: Nêu PP ghép? Kể tên các kiểu ghép cành, ghép mắt?
Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép chữ T, I, ghép mắt nhỏ có lỗ
Ghép cành: ghép nối, nêm, chẻ bên
H: Thế nào là PP ghép cửa sổ
- Trên cây gốc ghép, cách mặt đất 15 - 20cm, mở vỏ hình chữ U kích thước 1-2cm
- Đưa mắt ghép vào chữ U, buộc chặt.
Lưu ý: sau 15 - 20 ngày mở dây buộc để kiểm tra, 7 ngày sau cắt bỏ ngọn cây gốc ghép
H: Thế nào là PP ghép chữ T?
H: Thế nào là PP ghép chữ I?
H: Thế nào là PP ghép mắt nhỏ có lỗ?
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
Cành ghép cành bánh tẻ không sâu bệnh, đường kính gốc 1,5-2,0cm 
Dao ghép :dao sắc ,bằng mũi .
Mắt ghép;chon cành có mắt to , mắt ngủ.
Dây buộc 
Hoạt động 2: Ghép cây
1/- PP ghép mắt
a. Ghép cửa sổ
- Mắt ghép: mắt ngủ, bóc 1 lớp vỏ có mắt ở giữa.
Trên cây gốc ghép, cách mặt đất 15 - 20cm, mở vỏ hình chữ U kích thước 1-2cm
Đưa mắt ghép vào chữ U, buộc chặt.
b.Ghép T
- Trên cây gốc ghép mở chữ T, kích thước 1- 2cm ,lách vỏ sang hai bên 
- Mắt ghép có một lớp gỗ mỏng .
Đưa mắt ghép vào vị trí chữ T đã mở ,dùng dây nilon buộc lại .
c. Ghép chữ I ( tương tự như ghép chữ T)
d.Ghép mắt nhỏ có lỗ (lưỡi gà)
-Trên cây gốc ghép, cắt một miếng vỏ sâu vào lớp gỗ 5mm
-Mắt ghép có kích thước tương tự
 Đưa mắt ghép vào vị trí gốc ghép, dùng dây nilon buộc lại 
4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
...............................................***..................................................
Ngày dạy: 
 Tiết 35: KIỂM TRA THỰC HÀNH 
A/ Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
Đánh giá nhận thức của HS qua phần lý thuyết các PP nhân giống
- HS nêu được kỹ thuật trồng các cây ăn quả có múi
2/- Kỹ năng:
Rèn kỹ năng làm bài của HS
Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản.
3/- Thái độ:
Đánh giá nhận thức của HS
 - Vận dụng trong thực tế trồng các cây ăn quả.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: 
3/- Bài mới: 
Đề bài
Câu 1: Trỡnh bày Ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành ? và kỹ thuật chiết cành?
Câu 2: Trỡnh bày kỹ thuật ghép và Ưu nhược điểm của các phương pháp ghép ? 
Đáp án
Câu 1: (4 điểm)
1/- Ưu, nhược điểm 
Ưu điểm: 
+ Giữ đặc tớnh cõy mẹ
+ Ra hoa quả sớm
+ Tỏn gọn dễ chăm súc
+ Mau cho cõy giống
Nhược điểm: hệ số nhân giống thấp, cây dễ mang mầm mống sâu bệnh từ cây mẹ, tốn cụng, cõy chúng cỗi.
2/- Kỹ thuật chiết cành
Bước 1: Chọn cành chiết
Bước 2: Khoanh vỏ
Bước 3: Trộn hỗn hợp bú bầu 
Bước 4: Bú bầu
Bước 5: Cắt cành chiết
Câu 2: (6 điểm)
1/- Phương pháp ghép mắt
a. Ghép cửa sổ
- Mắt ghép: mắt ngủ, bóc 1 lớp vỏ có mắt ở giữa.
Trên cây gốc ghép, cách mặt đất 15 - 20cm, mở vỏ hình chữ U kích thước 1-2cm
Đưa mắt ghép vào chữ U, buộc chặt.
Sau 15 - 20 ngày mở dây buộc để kiểm tra. 7 ngày sau cắt bỏ ngọn cây gốc ghép.
b.Ghép T
- Trên cây gốc ghép mở chữ T, kích thước 1- 2cm, lách vỏ sang hai bên 
- Mắt ghép có một lớp gỗ mỏng .
Đưa mắt ghép vào vị trí chữ T đã mở, dùng dây nilon buộc lại .
c. Ghép chữ I (tương tự như ghép chữ T)
d.Ghép mắt nhỏ có gỗ (lưỡi gà)
- Trên cây gốc ghép, cắt một miếng vỏ sâu vào lớp gỗ 5mm
- Mắt ghép có kích thước tương tự
 Đưa mắt ghép vào vị trí gốc ghép, dùng dây nilon buộc lại 
2/- Ghép cành .
a. Ghép nối 
- Cành ghép, gốc ghép phải có kích thước bằng nhau .
- Trên cây gốc ghép cắt vát 2cm, cành ghép vát tương tự (cành dài 5-7cm)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại .
b. Ghép nêm 
- Trên cây gốc ghép cắt ngang thân cây cách mặt đất 15-20cm.cắt một đường ở giữa sâu cm,vát 2 bên làm thành hình chữ V
- Cành ghép dài 5-7cm,làm tương tự như gốc ghép 
- Đưa cành ghép vào vị trí gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại 
c. Ghép chẻ bên 
- Cành ghép : đường kính 5-10cm, nhiều mầm ngủ.
- Gốc ghép chẻ 1 bên sâu 2cm (ghép chẻ 1 bên), chẻ 2 bên sâu 2cm (ghép chẻ 2 bên)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
d. Ghép dưới vỏ
- Trên cây gốc ghép rạch dưới vỏ hình chữ T. 
- Cành ghép dài 3 - 5cm, vát 1 bên 1,5 cm.
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
e. Ghép áp
3. Ưu nhược điểm của phương phỏp ghộp
- Ưu điểm: Giữ đặc tớnh cõy mẹ; Hệ số nhõn giống cao; Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh; Duy trỡ được nũi giống; Sớm ra hoa quả
- Nhược điểm: Đũi hỏi kĩ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghộp, cành ghộp, thao tỏc ghộp.
 4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
Ngày dạy:
Tiết 36: thực hành ghép cành
A/- Mục tiêu
1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:
Biết cách ghép cây
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản
3/- Thái độ:
Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương.
B/- Chuẩn bị
GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà.
HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới
C/- tiến trình dạy học
1/- Tổ chức: Sĩ số 	
2/- Kiểm tra: Kết hợp
3/- Bài mới:
Thực hành Ghép cây
Hoạt động dạy và học
Nội dung
GV: Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 15 - 20 người
HS: Theo các nhóm đã được phân công dưới sự hướng dẫn của giáo viên và của nhóm trưởng tập làm thực hành ghép cây.
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
* GV: Yêu cầu HS tự chuẩn bị d.cụ, nguyên liệu thực hành ở nhà
H: Chọn cành ghép và mắt ghép như thế nào?
- Cành ghép dài 5 - 7cm
- Chọn cành bánh tẻ, có nhiều mắt ngủ không sâu bệnh.
- Mắt ghép: mắt ngủ, mập, không sâu bệnh.
Hoạt động 2: Ghép cây
H: Thế nào là PP ghép nối?
H: Thế nào là PP ghép nêm?
H: Thế nào là PP ghép chẻ bên? 
H: Thế nào là PP ghép dưới vỏ?
Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận
* GV: Yêu cầu các HS đại diện cho các nhóm trình bày cách làm của mình, sau khi các nhóm trình bày xong GV rút ra kết luận chung
GV: Yêu cầu HS làm TH ghép cây tại nhà 
 1: Chuẩn bị 
Cành ghép cành bánh tẻ không sâu bệnh, đường kính gốc 1,5-2,0cm 
Dao ghép :dao sắc ,bằng mũi .
Mắt ghép;chon cành có mắt to , mắt ngủ.
Dây buộc 
2.Ghép cành .
a. Ghép nối 
- Cành ghép, gốc ghép phải có kích thước bằng nhau .
- Trên cây gốc ghép cắt vát 2cm, cành ghép vát tương tự (cành dài 5-7cm)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại .
b. Ghép nêm 
- Trên cây gốc ghép cắt ngang thân cây cách mặt đất 15-20cm.cắt một đường ở giữa sâu cm,vát 2 bên làm thành hình chữ V
- Cành ghép dài 5-7cm,làm tương tự như gốc ghép 
- Đua cành ghép vào vị trí gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại 
c. Ghép chẻ bên 
- Cành ghép : đường kính 5-10cm, nhiều mầm ngủ.
- Gốc ghép chẻ 1 bên sâu 2cm (ghép chẻ 1 bên), chẻ 2 bên sâu 2cm (ghép chẻ 2 bên)
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
d. Ghép dưới vỏ
- Trên cây gốc ghép rạch dưới vỏ hình chữ T. Cành ghép dài 3 - 5cm, vát 1 bên 1,5 cm.
- Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại.
Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận
4/- Củng cố: Nội dung bài
5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ.
Ngày dạy:
Tiết 37: 
Một số hiểu biết chung về cây ăn quả
kỹ thuật trồng cam, quýt
A./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Biết được được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
* Kỹ năng:
- Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
* Thái độ:
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
B./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 -Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo
 -Tranh 1 số giống cây ăn quả
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung SGK
-Kiến thức liên quan
C./ tiến trình dạy - học. 
1. ổn định ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: xen kẽ
3.Bài mới:
Hoạt động của gv- hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Cho HS đọc nội dung trong SGK.
- Hãy cho biết giá trị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
GV Hd nêu các giá trị cho VD
-Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính là đem lại hiệu quả kinh tế).
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
- Cho học sinh đọc thông tin phần 1 trong SGK.
- Cho HS quan sát 1 cây ăn quả thực tế.
- Hãy kể tên các bộ phận của cây?
- Hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai loại rễ?
GV HD HS tìm hiểu như ND SGK cho VD minh hoạ
- Hãy kể tên một số loại cây ăn quả không phải là thân gỗ? -Chuối, thanh long, dừa )
- Hãy cho biết tác dụng của từng loại hoa? -Hoa đực thụ phấn, Hoa cái và hoa lưỡng tính kết quả)
- Hãy cho biết cây ăn quả phải chịu những tác động ngoại cảnh nào?
- Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp quá thì cây có hiện tượng gì?
- Lượng mưa phân bố như thế nào là hợp lý?
- Có loại cây ăn quả nào ưa bóng râm hay không?
- Loại đất nào thích hợp nhất cho cây ăn quả? -Đất dỏ Bazan, đất phù sa).
HS đọc tìm hiểu ND SGK trả lời
GV kết luận các ND liên hệ các VD
I. giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- Giá trị dinh dưỡng.
- Một số bộ phận của một số cây có khả năng chữa bệnh thông thường.
- Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
1. Đặc điểm thực vật:
a. Rễ: Có hai loại
- Rễ mọc thẳng xuống đất -Rễ cọc) giúp cho cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều có tác dụng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
b. Thân: Đa phần cây ăn quả là thân gỗ, nhưng cũng có một số là thân thảo, mềm
c. Hoa: Nhìn chung có 3 loại hoa.
- Hoa đực
- Hoa cái.
- Hoa lưỡng tính.
d. Quả và hạt:
- Nhìn chung có nhiều loại quả.
- Số lượng, màu sắc, hình dạng của hạt tuỳ thuộc vào loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
a. Nhiệt độ: Với nhiều loại cây khác nhau nên nhiệt độ thích hợp cho từng loại cây khác nhau -250C – 300C).
b. Độ ẩm và lượng mưa:
- Độ ẩm không khí 80 – 90%
- Lượng mưa 1000 – 2000mm phân bố đều trong năm.
c. ánh sáng: Đa số cây ăn quả là cây ưa ánh sáng.
d. Chất dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo các thời kỳ để có năng suất, chất lượng cao.
e. Đất: Thích hợp với các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước.
 4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1 cuối bài
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết 38: 
Một số hiểu biết chung về cây ăn quả
kỹ thuật trồng cam, quýt
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi cam, quýt.
* Kỹ năng: - Phân biệt được các loại cây ăn quả có múi, các phương pháp nhân giống cho các loại cây ăn quả có múi.
* Thái độ: - Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế. Biết bảo vệ giống cây quý.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Sơ đồ 15/SGK
2. Học sinh: - Kiến thức liên quan
C. tiến trình dạy - học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS.
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi.
- Em hãy nêu giá trị của quả cây có múi?
- HS đọc tìm hiểu nội dung mục I nêu các giá trị dinh dưỡng của quả có múi.
- GV liên hệ thêm các giá trị khác của cây ăn quả có múi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Hãy đọc nội dung đặc điểm thực vật và hãy cho biết đặc điểm chung của cây ăn quả có múi?
- Cho HS quan sát sơ đồ -H15) và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?
- Đất có độ pH từ 5,5 đến 6,5 là loại đất gì?
- GV két luận các đặc điểm cho VD minh hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi:
- Cho HS đọc nội dung giới thiệu một số loại cây ăn quả có múi trong SGK.
- Hãy kể tên một số giống cây ăn quả có múi mà em biết?
- Tại sao phải tiến hành nhân giống cây?
- Có những phương pháp nhân giống phổ biến nào?
- Các phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho những loại cây ăn quả có múi nào?
- Tại sao không áp dụng chung ?
. - Hãy điền thời gian trồng vào bảng trong SGK.
- Cho học sinh tham khảo một số loại cây với khoảng cách trồng của chúng.
- Hãy kể tên các công việc chăm sóc?
- Làm cỏ vun xới có tác dụng gì cho cây?
- Tại sao phải bón phân thúc?
- Khi nào thì tiến hành bón?
- Dùng loại phân nào để bón? Cách bón?
- Tại sao phải có công đoạn tạo hình sửa cành? 
- Để phòng bệnh, sâu cho cây ta phải SD P2 gì
- GV nêu tác dụng các biện pháp
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch và bảo quản quả cây ăn quả có múi:
- Khi quả đã chín ta nên thu hoạch như thế nào cho hợp lý nhất?
- Các công đoạn bảo quản như thế nào để quả được tươi lâu nhất.
I. giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi:
- Có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.
- Trong thịt quả có chứa đường, vitamin, axit hữu cơ và các khoáng chất.
- Được trồng rộng rãi ở nước ta.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:
1. Đặc điểm thực vật :
- Thân : Là loại cây thân gỗ, có nhiều cành
- Rễ : Cây có bộ rễ phát triển, rễ cọc cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố tập chung ở lớp đất mặt.
- Hoa : Thường nở rộ cùng cành non phát triển, có mùi thơm hấp dẫn.
2. Yêu cầu ngoại cảnh :
- Nhiệt độ thích hợp 250C – 270C.
- Cây cần đủ ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng mạnh.
- Độ ẩm không khí 70 – 80%.
- Lượng mưa thích hợp :
 1000 – 2000mm / năm.
- Loại đất thích hợp : Phù sa ven sông, phù sa cổ, bazan  Tầng đất dày, độ pH từ 5,5 đến 6,5.
III. kĩ thuật trồng và chăm sóc:
 1. Một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến:
- Các giống cam:
- Các giống quýt.
- Các giống bưởi.
- Các giống chanh.
2. Nhân giống cây:
- Giâm cành 
- Chiết cành 
- Ghép được 
3. Trồng cây:
 a. Thời vụ:
- Các tỉnh phía bắc từ tháng đến tháng
- Các tỉnh phía nam từ tháng đến tháng.
 b. Khoảng cách trồng
Phụ thuộc vào từng loại cây, từng loại đất.
 3. Chăm sóc:
 a. Làm cỏ vun sới:
 b. Bón phân thúc:
 c. Tưới nước và giữ ẩm cho đất:
 d. Tạo hình, sửa cành:
 e. Phòng trừ sâu bệnh:
IV. Thu hoạch và bảo quản:
 1. Thu hoạch:
- Thu hoạch cần đúng độ chín.
- Dùng kéo cắt sát cuống quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_lam_vuon_70t_theo_ppct_cua_trung_tam_day_nghe_Cau_Giay.doc