Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đọc văn: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích Chinh phụ ngâm)

 Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

 Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa và đề cao hạnh phúc lứa đôi.

 Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

 Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, khát khao hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát của người chinh phụ.

 2. Kĩ năng:

 Đọc - hiểu tiếp cận thể loại ngâm khúc.

 3.Thái độ

Trân trọng và đồng cảm trước nổi đau của người chinh phụ

II. PHƯƠNG PHÁP

 Phương pháp đọc - hiểu, gợi tìm, phát vấn, bình giảng.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2779Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THPT Phù Đổng Giáo án: Ngữ văn 10
Tuần: 27
Tiết: 76,77
Ngày soạn: 23/02/2017
Ngày dạy: 01/03/2017 
GVHD: Võ Thành Long 
GSTT: Liêng Jrang Mai Ly 
 Đọc văn: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ 
(Trích Chinh phụ ngâm)
 Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
	 Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
 Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức:
 Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, khát khao hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát của người chinh phụ.
 2. Kĩ năng:
 Đọc - hiểu tiếp cận thể loại ngâm khúc.
 3.Thái độ 
Trân trọng và đồng cảm trước nổi đau của người chinh phụ 
II. PHƯƠNG PHÁP
 Phương pháp đọc - hiểu, gợi tìm, phát vấn, bình giảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Vào bài mới:
 Mở đầu tác phẩm Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn viết:
Thuở đất trời nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
 Cuộc chiến tranh phong kiến giữa tập đoàn Lê - Trịnh với nhà Mạc kéo dài cả nửa thế kỉ cùng với cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh cũng diễn ra liên miên trong suốt 45 năm khiến trăm họ phải lầm than, điêu đứng, hàng vạn gia đình lâm vào cảnh tan tác, chia ly như mẹ phải xa con, con xa cha và vợ xa chồng. Hôm nay, qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về tâm trạng của người chinh phụ có chồng ra chiến trận để thấy được nỗi cô đơn, lẻ bóng và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ đương thời.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và dịch giả
 a. Tác giả
GV: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà kết hợp với SGK, hãy trình bày những nét chính về tác giả Đặng Trần Côn?
 Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất. Quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, ngoài sáng tác chính Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ và phú bằng chữ Hán. Không chỉ là một người thông minh, tài hoa, hiếu học ông còn có một tâm hồn tinh tế, nhạy bén trước thời cuộc. Chính vì thế ông có thể cảm nhận một cách sâu sắc nỗi đau của một phụ nữ để viết nên Chinh phụ ngâm.
b.Dịch giả
GV: Cho biết những nét chính về dịch giả?
 Chinh phụ ngâm vừa ra đời đã nổi tiếng, Phan Huy Chú ca ngợi Lời và ý thì lâm ly, tuấn nhã và kì thực rất khoái chá cho miệng người đọc, chính vì được yêu thích, nhiều người đã dịch tác phẩm ra chữ Nôm. Bản dịch thành công nhất hiện nay được cho là của Đoàn Thị Điểm. Đoàn Thị Điểm (1705? - 1748) quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc. Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, tài sắc vẹn toàn. Bà lập gia đình khá muộn, năm 37 tuổi. Chồng bà là tiến sĩ Nguyễn Kiều, vừa cưới xong, Nguyễn Kiều đi sứ sang Trung Quốc. Có thể bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian này.
 Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng Chinh phụ ngâm là của Phan Huy Ích, ông sinh năm 1750, mất năm 1882. Quê ở Nghệ An sau dời đến Hà Tây. Là người thông minh, tài giỏi, ông đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi.
2. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm
 a. Hoàn cảnh ra đời
GV: Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
 Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp. Nhiều trai tráng phải từ giã người thân lên đường đi chiến đấu. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau khổ, mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm.
b.Thể loại:
GV: Em hãy cho biết tác phẩm thuộc thể loại gì? 
 - Thể loại: Ngâm khúc
 Đặc trưng: thể loại trữ tình đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những diễn biến phức tạp trong tâm hồn. Nội dung thể hiện niềm tiếc thương ai oán về một giá trị đã mất.
 + Nguyên tác: viết theo thể thơ Trường đoản cú (những câu thơ dài ngắn khác nhau)
 + Bản dịch: thể thơ song thất lục bát - một thể thơ do người Việt sáng tạo.
3 .Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
GV: Em hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích?
 - Vị trí : từ câu 193 đến câu 216.
 - Nội dung: thể hiện tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không rõ tin tức và ngày trở về đồng thời, thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
II. Đọc - hiểu văn bản
Đọc - giải nghĩa từ khó
 - Bố cục: 3 phần
 + Phần 1 (8 câu đầu): nỗi cô đơn , lẻ bóng của người chinh phụ.
 + Phần 2 (8 câu tiếp): nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.
 + Phần 3: nỗi nhớ thương chồng đau đáu của người chinh phụ.
Tìm hiểu tác phẩm
a.Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ (tám câu đầu)
GV: Những chi tiết nào diễn tả hành động của người chinh phụ? Hành động đó cho thấy điều gì?
 Dạo hiên vắng, rủ thác đòi phen diễn tả hành động của người chinh phụ đi đi lại lại, buông rèm, cuốn rèm không biết bao nhiêu lần để chờ tin tức tốt lành từ người chồng phương xa. Các hành động cứ lặp đi lặp lại không mục đích, cho thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng cùng với nỗi lòng nàng không biết san sẻ cùng ai.
GV: Trước sự chờ đợi đó, người chinh phụ có nhận được tin tức gì không? Điều đó được thể hiện qua hình ảnh nào?
 Đáp lại sự mong ngóng của người chinh phụ thì người chồng vẫn bặt vô âm tín thước chẳng mách tin. Chim thước là một loài chim báo tin lành...(chú giải sgk). Người phụ nữ mỏi mòn, mong ngóng mà không có tin tức gì từ người chồng, mọi hi vọng đều rất mong manh, mơ hồ vì như chúng ta biết chiến tranh vô cùng khắc nghiệt. Trong một câu thơ khác, Đặng Trần Côn đã viết: Những người chinh chiến bấy lâu / Xem như tính mạng như màu cỏ cây.
GV: Trong hai câu thơ:
 Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
 Đèn có biết dường bằng chẳng biết 
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nghệ thuật đó có tác dụng gì? 
Hai câu thơ trên sử dụng điệp ngữ bắc cầu: Đèn biết chăng, đèn chẳng biết nhằm diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian vô tận cũng như tâm trạng của người chinh phụ mong mỏi, đợi chờ người chồng từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác...Cùng với câu hỏi tu từ Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? là lời than thở, sự khắc khoải đợi chờ, day dứt không yên.
=> Với hai câu thơ này, tâm trạng của nhân vật trữ tình đã chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi.
GV: Trong câu thơ: Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi, theo em hiểu thế nào là bi thiết?
 Theo tiếng hán: bi (bi ai, bi thống) ; thiết (cắt, đứt) => bi thiết chính là nỗi đau cùng cực, day dứt, thống thiết, nghe nhức nhói và có lẽ chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được.
GV: Hình ảnh hoa đèn và bóng người gợi cho em suy nghĩ gì?
 Hình ảnh hoa đèn, bóng người gợi cho người đọc nhớ đến hình ảnh ngọn đèn không tắt của thiếu nữ trong bài ca dao quen thuộc: 
Đèn thương nhớ ai
 Mà đèn không tắt
 Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên...
 Trong màn đêm yên tĩnh chỉ còn le lói ánh sáng của ngọn đèn dầu không đủ sức xua tan những góc khuất trong tâm hồn của những người phụ nữ và khi ngọn đèn tàn thì nước mắt cũng đã đầy vơi. Đèn là hình ảnh gắn với tâm trạng, bầu bạn của người phụ nữ mà bây giờ hoa đèn nghĩa là đèn gần tắt tức là người phụ nữ chờ đợi vò võ cả đêm không ngủ thì nỗi đau, nỗi cô đơn càng nâng lên gấp bội.
 Hình ảnh cái bóng người gợi cho ta nhớ đến nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương nhưng nàng Vũ Nương còn có bé Đản để trò chuyện còn người chinh phụ trẻ thì không có một ai để giãi bày tâm sự ngoài cái bóng đèn vô tri, vô giác. 
* TIẾT 77
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích và tám câu thơ đầu của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Và ở tiết này cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu 16 câu thơ còn lại để thấy được nỗi đau khổ và khát vọng hạnh phúc của người chinh phụ có chồng ra trận. 
b.Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.
Một em học sinh đọc 8 câu thơ tiếp.
GV: Qua hai câu thơ: Gà eo óc....bóng bốn bên. Cho biết không gian và thời gian hiện ra như thế nào?
 - Thời gian là tiếng gà eo óc gáy báo hiệu năm canh. Chứng tỏ người vợ đã thao thức suốt đêm, câu thơ mang âm điệu não nùng, khắc khoải, khiến người đọc liên tưởng đến những câu thơ trong bài Tự tình của Hồ Xuân Hương với những dòng tâm tư sầu thảm, oán hờn:
 Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
=> Dường như ta bắt gặp ở họ một nét chung về hoàn cảnh, tâm trạng.
- Không gian hoang vắng được bao phủ bởi những rặng liễu, càng làm tăng thêm nỗi buồn của người chinh phụ.
GV: Để diễn tả nỗi sầu muộn của người chinh phụ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của nghệ thuật?
 - Để diễn tả nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ, tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ láy: phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc...
 + Phất phơ là một từ láy giàu tính tượng hình gợi lên sự buồn, thưa thớt, ít ỏi.
 + Các từ láy đằng đẵng, dằng dặc cho thấy nỗi sầu cứ bám riết, đeo đẳng trong tâm hồn người chinh phụ không bao giờ dứt. Mỗi giờ qua đi, dài dằng dặc như cả năm trường còn nỗi buồn thì vô tận như đại dương.
GV: Người chinh phụ còn làm những việc gì để xua đi nỗi buồn? Nàng có đạt được mong muốn đó không? Vì sao?
 - Người phụ nữ đã thức suốt đêm không ngủ. Đau khổ về tinh thần cộng thêm sự mệt mỏi về thể xác, chinh phụ đốt hương để tìm sự thanh thản nhưng trong lòng lại mê man. Khi trong lòng mỗi người có một mối lo ngại, nghi vấn dẫn đến sự sợ hãi, rối bời...thì chỉ có một cách duy nhất là giải tỏa tất cả những mối nghi ngờ đó thì tâm hồn mới được bình an, thanh thản còn không thì dù có làm mọi cách cũng không có tác dụng.
 - Soi gương là một thói quen của người phụ nữ nhưng giờ đây nàng soi để làm gì? Đâu còn ai ngắm ai khen?
Vắng chàng điểm phấn tô hồng cùng ai?
Biếng trang điểm lòng này sầu tủi
Xót nỗi chàng ngoài cõi trùng quan...
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề.
 Bên cạnh đó, thói quen này dễ khiến người ta liên tưởng đến cảnh ngộ của mình khi tuổi xuân qua đi mà nhan sắc thì tàn phai theo năm tháng.
 - Tiếng sắt đàn cầm lại gợi đến hình ảnh lứa đôi. Tiếng đàn là những giai âm mà người chinh phụ có thể kí thác lòng mình. Nhưng theo quan niệm của người xưa: dây uyên kinh đứt, phím loan chùng báo hiệu sự không may mắn của tình cảm vợ chồng. Đó là điều làm nàng vốn đã buồn bã vì xa cách lại càng thêm muôn phần lo lắng.
 - Hành động gượng lặp lại ba lần. Gượng không phải bị ép buộc, bị miễn cưỡng. Người chinh phụ dù đã cố tình tìm đến những thú vui nhưng lại không thể lừa dối bản thân vì những cảm xúc đang rối bời những lo lắng, bất an vì thế những hành động thể hiện ra rất gượng gạo, mất tự nhiên.
=> Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, sẻ chia nỗi lòng nên nỗi cô đơn, sầu nhớ càng thêm da diết.
c.Nỗi nhớ thương chồng đau đáu của người chinh phụ.
 Tám câu thơ sau, lời thơ lại chuyển sang độc thoại nội tâm. Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng chinh phụ với hình ảnh chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng nàng. Cuối cùng, người chinh phụ gửi tất cả nỗi niềm thương nhớ đến nơi chinh phu đang chinh chiến ngoài biên ải xa xôi.
GV: Người chinh phụ đã thể hiện nỗi nhớ của mình qua những chi tiết nào?
 Khi sự nhớ thương lên đến đỉnh điểm thì con người thường có nhu cầu bộc lộ, bày tỏ nỗi nhớ của mình đến người mà mình thương yêu. Thời buổi hiện nay, người ta thường thể hiện mình qua những dòng tâm trạng trên facebook, zalo, qua điện thoại, tin nhắn... Nhưng trong hoàn cảnh loạn lạc, chia ly, việc trao đổi thông tin của con người là vô cùng khó khăn. Người chinh phụ chỉ có thể nhờ ngọn gió đông gửi tấm lòng thủy chung, son sắt của mình đến non Yên (núi Yên Nhiên), nơi chinh phu đang chinh chiến tại vùng biên ải xa xôi để mong chàng thấu hiểu, sẻ chia.
GV: Để diễn tả nỗi nhớ thương chồng của chinh phụ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 - Từ láy diễn tả nỗi nhớ tăng dần:
 + Nhớ chàng thăm thẳm
 + Nhớ chàng đau đáu
 + Nhớ chàng thiết tha
=> Những từ láy, điệp từ nhớ gợi tả tinh tế nỗi nhớ của người chinh phụ.
GV: Cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên ở hai câu thơ:
“Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
 Nỗi nhớ thương của người chinh phụ như vượt qua giới hạn không gian thời gian để thấm vào trong từng ngõ ngách của cảnh vật, làm cho cảnh vật cũng buồn, cũng da diết thê lương. Trong một câu thơ của Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
III. Tổng kết
GV: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
Tác giả và dịch giả
 a.Tác giả
 - Đặng Trần Côn(? - ?)
 - Quê: Hà Nội
 - Ông sống vào khoảng nữa đầu thế kỷ XVIII
 - Là người thông minh, tài hoa, hiếu học, có tâm hồn tinh tế và nhạy bén trước thời cuộc.
b. Dịch giả
 - Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
 + Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ
 + Quê: Kinh Bắc
 + Nổi tiếng thông minh, tài sắc vẹn toàn.
 - Phan Huy Ích (1750 - 1822)
 + Quê: Nghệ An
 + Là người thông minh, tài giỏi.
 + Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.
2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm
 a.Hoàn cảnh ra đời
 - Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
 - Triều đình cất quân đi đánh, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận, Đặng Trần Côn cảm động trước thời thế đã viết Chinh phụ ngâm.
b.Thể loại:
 - Ngâm khúc
 + Nguyên tác: Trường đoản cú
 + Bản dịch: Song thất lục bát
3. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
 - Vị trí: từ câu 193 đến 216.
 - Nội dung: thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng ra trận, không rõ tin tức và ngày trở về; đồng thời thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - giải thích từ khó
 Bố cục: 3 phần
2. Tìm hiểu tác phẩm
a.Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ (tám câu đầu)
 - Hành động:
 + Dạo hiên vắng
 + Rủ thác đòi phen
-> Diễn tả hành động của người chinh phụ đi đi lại lại, buông rèm cuốn rèm không biết bao nhiêu lần để chờ tin tức từ người chồng nơi phương xa.
-> Hoàn cảnh lẻ loi và tâm trạng nhung nhớ, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
 - Hình ảnh thước chẳng mách tin -> sự mỏi mòn, mong ngóng mà không có tin tức gì từ người chồng nơi chiến trận.
 - Nghệ thuật: 
 + Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng, đèn chẳng biết.
-> Diễn tả tâm trạng buồn lê thê, kéo dài.
 + Câu hỏi tu từ: trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
-> Lời than thở, sự khắc khoải đợi chờ.
Bi thiết -> nỗi đau cắt ruột
 - Hình ảnh:
 + Hoa đèn
 + Bóng người
=> Sự cô đơn, lẻ bóng và niềm mong ngóng khôn nguôi khi chồng vắng nhà.
=> Qua 8 câu đầu của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy được tâm trạng cay đắng, xót xa và sự day dứt, giằng xé trong tâm hồn làm nổi bật nỗi cô đơn trong lòng người chinh phụ.
b.Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.(8 câu tiếp)
 - Thời gian: năm trống
-> chứng tỏ người vợ đã thao thức cả đêm không ngủ. 
 - Không gian: hòe phất phơ -> gợi cảm giác hoang vắng làm tăng nỗi buồn của người chinh phụ.
- Từ láy:
 + Phất phơ: một từ láy giàu tính hình tượng gợi sự thưa thớt , ít ỏi.
 + “ Đằng đẵng”, “ dằng dặc”: Nỗi sầu bám riết, đeo đẳng không dứt.
- Tìm đến những thú vui:
 + Đốt hương -> tìm sự thanh thản nhưng tâm hồn lại mê man.
 + Soi gương -> trang điểm nhưng nước mắt đầm đìa.
 + Gảy đàn -> đàn chùng, gợi điềm gở.
-> Điệp từ Gượng (3 lần): Hành động gượng gạo, miễn cưỡng, không tự nhiên.
=> Nỗi sầu muộn không những không được giải tỏa mà càng chồng chất nặng nề hơn.
c.Nỗi thương nhớ chồng đau đáu của người chinh phụ.( 8 câu còn lại)
- Nỗi nhớ: 
 + Gửi gió đông (gió xuân): nhờ ngọn gió gửi tấm lòng thủy chung son sắt đến chinh phu nơi phương xa.
 + Gửi non Yên (núi Yên Nhiên): là nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi.
-> Hình ảnh ước lệ mang vẻ đẹp của văn học thời kì trung đại Việt Nam.
- Nỗi nhớ tăng dần:
 + Nhớ chàng thăm thẳm
 + Nhớ chàng đau đáu
 + Lòng thiết tha
-> Những từ láy, điệp từ nhớ gợi tả tinh tế nỗi nhớ của người chinh phụ.
- Hình ảnh :
 + Cành cây sương đượm
 + Tiếng trùng mưa phun
-> Nỗi nhớ thấm vào cảnh vật, nhìn cảnh mà thấy được tâm trạng của con người.
=> Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau trong nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ và niềm khao khát được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
III. Tổng kết 
Nghệ thuật:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Ngôn ngữ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
 Ý nghĩa văn bản
- Nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong cảnh chia lìa.
- Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
IV. Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTINH CANH LE LOI_12293799.doc