Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo (Nam Cao)

CHÍ PHÈO

 (Nam Cao)

Phần II: Tác phẩm

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm.

- Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Suy nghĩ, nhận thức về tư tưởng của Nam Cao đối với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Hiện tượng Chí phèo trong xã hội ngày nay.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích nhân vật trong văn bản tự sự

3. Thái độ

- Học tập và rèn luyện kĩ năng để phân tích, đánh giá các tác phẩm khác ngoài chương trình.

- Biết lắng nghe với tinh thần cầu thị, có sự cảm thông với con người trong xã hội cũ.

- Có lòng yêu thương giữa người với người.

 

docx 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 44684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2017
Ngày giảng:
CHÍ PHÈO
 (Nam Cao)
Phần II: Tác phẩm
Mục tiêu bài dạy
Kiến thức
Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm.
Nắm được giá trị nghệ thuật đặc sắc: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Suy nghĩ, nhận thức về tư tưởng của Nam Cao đối với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Hiện tượng Chí phèo trong xã hội ngày nay.
Kĩ năng
Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Phân tích nhân vật trong văn bản tự sự
Thái độ
Học tập và rèn luyện kĩ năng để phân tích, đánh giá các tác phẩm khác ngoài chương trình.
Biết lắng nghe với tinh thần cầu thị, có sự cảm thông với con người trong xã hội cũ.
Có lòng yêu thương giữa người với người.
Năng lực
Năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
Phát triển cho học sinh năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
Phát triển năng lực cá nhân như đóng kịch, vẽ tranh, xử lý tình huống
Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK, SGV, thiết kế bài học, tài liệu tham khảo, máy chiếu
HS: SGK, vở soạn
Tổ chức các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (2-3 phút)
Dạy và học bài mới
Hoạt động khởi động (3-5 phút)
Mục tiêu: tạo tâm thế cho HS hứng thú hơn trước khi bắt đầu vào bài học
Phương pháp và kĩ thuật
+ Phương pháp: đàm thoại gợi mở, nghiên cứu
+ Kĩ thuật: động não, hoạt động nhóm
Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV tổ chức cho HS trò chơi: ô chữ 
 Chia lớp thành 2 đội lần lượt mở các ô hàng ngang để tìm từ khóa 
HS: Trả lời
Câu hỏi:
Tác giả truyện ngắn Lão Hạc?
(6 ô)
Với Nam Cao văn chương phản ánh cuộc sống như thế nào? (8 ô)
Nam Cao thuộc tầng lớp nào trong xã hội? (12 ô)
Nam Cao đoạn tuyệt với dòng văn lãng mạn để đến với dòng văn học nào? (15 ô)
Những trí thức nghèo trong sáng tác rơi vào bi kịch gì?(8ô)
Đề tài sáng tác của Nam Cao trước CMT8? (12 ô)
Nam Cao có hứng thú khám phá điều gì trong con người? (8ô)
N
A
M
C
A
O
H
I
Ệ
N
T
H
Ự
C
T
R
Í
T
H
Ứ
C
N
G
H
È
O
H
I
Ệ
N
T
H
Ự
C
P
H
Ê
P
H
Á
N
T
I
N
H
T
H
Ầ
N
N
Ô
N
G
D
Â
N
N
G
H
È
O
C
O
N
N
G
Ư
Ờ
I
Hoạt động hình thành kiến thức ( phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tác phẩm
Mục tiêu: Giới thiệu cho học sinh những nét cơ bản về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, đề tài, nhan đề)
Phương pháp và kĩ thuật
+ Phương pháp: dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, vấn đáp
+ Kĩ thuật: động não, nghiên cứu, học cá nhân
Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV cho HS thời gian xem lại bài chuẩn bị ở nhà (1 phút) sau đó mời 2 bạn lên đóng vai một bạn là phóng viên, 1 bạn là tác giả Nam Cao => tạo tình huống giả định về cuộc trò chuyện giữa phóng viên và tác giả
 Qua đó, nêu được hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, đề tài của tác phẩm.
HS: đóng kịch, phân vai
Cái lò gạch cũ: chi tiết xuất hiện ở đầu và cuối truyện
Biểu tượng tất yếu cái vòng luẩn quẩn trong số phận bế tắc của người nông dân bị tha hóa trước cách mạng. Cái nhìn này phù hợp về nội dung nhưng lại thiên về hiện thực, bi quan với cuộc sống. Có thể, khiến bạn đọc nhầm tưởng mạch vận động của truyện là quá trình tha hóa. Nam Cao đã dành tất cả tài năng, tâm huyết để miêu tả chặng đường hoàn lương, thức tỉnh của Chí.
Chí Phèo: khái quát được súc tích và đầy đủ nhất về tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn.
Giới thiệu chung
Hoàn cảnh sáng tác
XH Việt Nam chịu sự áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.
Dựa vào người thật, việc thật ở làng quê Nam Cao trước CMT8.
Nhan đề
Cái lò gạch cũ: Chí Phèo con ra đời thể hiện cho sự quẩn quanh, bế tắc của số phận người nông dân.
Đôi lứa xứng đôi (NXB tự đổi): dựa vào mối tình Chí – thị nhằm mục đích câu khách , gợi tò mò nhưng không phù hợp với chủ đề.
Chí Phèo: đây là cách nhà văn thường làm - lấy tên nhân vật 
chính đặt cho tác phẩm.
Đề tài: số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng bị đẩy vào hoàn cảnh tha hóa.
2.Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Hình thành cho học sinh kiến thứ về nhân vật được xây dựng trong tác phẩm từ đó, làm rõ tư tưởng của nhà văn qua nhân vật
- Phương pháp và kĩ thuật
+ Phương pháp: giải quyết vấn đề
+ Kĩ thuật: hoạt động nhóm
 - Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
 GV tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản
 Cho HS chơi trò chơi: ghép các mảnh giấy chứa nội dung của truyện. Yêu cầu HS ghép cho đúng để ra một bài tóm tắt hoàn chỉnh mà lại chứa đủ các nội dung chính.
HS: hoạt động
Chia 3 phần
Phần 1: từ đầu đến “không ai biết” – giới thiệu hình ảnh Chí Phèo
Phần 2: tiếp đến ‘không bảo người nhà đun nước mau lên’: sau khi Chí ở tù ra
Phần 3: còn lại: sự thức tỉnh, hoàn lương của Chí.
Thao tác 1: Hình ảnh làng Vũ Đại trong tác phẩm hiện lên như thế nào?
Làng vào loại trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ, có hơn 2000 dân, xa phủ, xa tỉnh. Nơi mâu thuẫn gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tăm tối, ngột ngạt giữa địa chủ và nông dân. 
Có thế quần ngư tranh thực (đàn cá tranh mồi)
Địa chủ,cường hào: Bá Kiến, Lí Cường
Người nông dân thấp cổ bé họng bị áp bức, bần cùng, 1 số bộ phận phải tha hóa thành côn đồ, lưu manh như Năm Thọ, Binh Chức, Chí phèo
Chế độ nửa thực dân phong kiến
Thao tác 2: phân tích nhân vật Chí Phèo
Có thể chia cuộc đời Chí làm 3 giai đoạn:
1: Từ khi Chí ra đời đến lúc bị đẩy vào tù
2: Từ khi ra tù đến khi gặp thị Nở
3: Từ khi bị khước từ tới khi đâm chết Bá Kiến
GV: dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết lai lịch và tuổi thơ của Chí hiện lên như thế nào? 
Anh đi thả ống lươn nhặt về -> cho bà góa mù -> bác phó cối
 So với chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” chị tuy đã khổ nhưng còn chút ít tài sản: mái nhà dung thân, cái chum mẻ, chiếc vại hàn.
 Còn Chí ngay cả kiếp sống của một con người cũng không được thừa hưởng. Nam Cao không chỉ có ý định dừng lại ở việc thể hiện sự khổ đau, nhục nhã của Chí vì đói cơm, rách áo mà ngòi bút nhà văn hướng tới một khía cạnh khác -> bi kịch của một con người sinh ra là một con người nhưng không được làm người.
 GV: Khi trưởng thành Chí Phèo là người như thế nào? Nó được thể hiện qua tính cách, ước mơ và hành động ra sao? Từ đó bộc lộ tính cách gì của Chí?
HS: trả lời
Chí cảm thấy nhục nhã khi bà ba gọi lên bóp chân “nhục chứ sung sướng gì”
Chí Phèo phân biệt được tình yêu và thói nhục dục thấp hèn. Nghĩa là khi con người còn lí trí người ta không chấp nhận sống bản năng thú vật.
- GV: Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến Chí Phèo đi tù? Nó thể hiện thực trạng gì trong XH bấy giờ?
Sau khi ở tù ra, nhà văn chưa miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật ngay mà đi miêu tả ngôn ngữ của Chí.
GV: cho HS đọc đoạn văn mở đầu
HS: đọc theo yêu cầu
GV: Qua đoạn văn vừa được nghe cho biết Chí chửi những ai? Tiếng chửi đó thể hiện điều gì?
 Là phản ứng của Chí với cuộc đời.
GV: Nhận xét ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao trong đoạn mở đầu?
HS: Trả lời
GV: Sau khi ở tù ra ngoại hình của Chí biến đổi như thế nào? Những chi tiết thể hiện điều ấy?
GV: Ngay sau khi ra tù, Chí tới nhà Bá Kiến nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích hắn đã có hành động như thế nào?
HS: trả lời
GV: Nếu lần đầu tiên Chí đến nhà Bá Kiến là tự phát thì lần hai dường như là tự giác. Vậy Chí Phèo đã trở thành người như thế nào?
- GV: Với dân làng Vũ Đại Chí Phèo đã có những hành động gì? Trong con mắt người dân Chí là người như thế nào?
“ hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”
 - GV: Sau khi ra tù, Chí Phèo tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Nguyên nhân nào khiến Chí từ một anh canh điền hiền như đất trở thành con quỷ dữ?
HS: Tìm hiểu trả lời
 Em hiểu thế nào là tha hóa?
 - Khái niệm: Không được sống như bản chất của mình.
 Môi trường sống ảnh hưởng đến nhân cách của Chí nói riêng và con người nói chung.
 GV chuyển ý: Viết về trường hợp nông dân bị lưu manh hóa, với tư cách là cây bút hiện thực, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ, ngay khi tưởng như họ đã bị XH cướp mất cả hình người và tính người.
- GV: Có ý kiến cho rằng, sự tha hóa của Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật? Ý kiến của em như thế nào?
HS: Trả lời
- GV: Thông qua hình tượng Chí Phèo nhà văn muốn nói gì?
 Thông qua hình tượng Chí Phèo, tác giả tố cáo XH bất nhân với những định kiến tồi tệ đã đẩy con người vào đường cùng của tội lỗi. Sự lưu manh hóa của Chí là sản phẩm của chính những thứ con người tạo ra: chế độ nhà tù thực dân, hệ thống cường hài dịch lí, định kiến XH còn tồi tệ hơn tội ác.
 Nam Cao tỉnh táo vạch ra những con người như Chí Phèo là một hiện tượng nguy hiểm. Những người nông dân bị dồn nén buộc phải bán cả diện mạo linh hồn, trở thành lực lượng phá làng phá xóm dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng.
 Nếu như, Nam Cao chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả quá trình tha hóa của Chí thì ông không phải nhà văn có những phát hiện mới lạ về người nông dân. Nhà văn đã khám phá hình tượng này ở chiều sâu mới lạ: Đó chính là sự thức tỉnh tâm hồn qua cuộc gặp gỡ giữa CHÍ PHÈO – THỊ NỞ. Tác giả đã khám phá ra điều gì ta cùng đi tìm hiểu mối tình của hai người để làm rõ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích
2. Tóm tắt
3. Bố cục
4. Phân tích
4.1. Hình ảnh làng Vũ Đại
- Không gian nghệ thuật của truyện
- Dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh
- Tồn tại nhiều mâu thuẫn
=> Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước CMT8-1945 (xung đột âm thầm mà quyết liệt)
4.2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a) Quá trình lưu manh hóa của Chí
* Tuổi thơ bất hạnh
- Không cha, không mẹ, không người thân thích, không tấc đất cắm dùi
- Ra đời: trong cái lò gạch cũ bỏ không “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp”.
- Tuổi thơ bơ vơ, hết đi ở cho nhà này đến nhà khác nhưng lại lớn lên trong sự yêu thương của những người dân nghèo.
=> Bi kịch bị bỏ rơi
* Khi trưởng thành
- Năm 20 tuổi: Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến
- Chí là sản phẩm của con người lương thiện
 + Là anh canh điền hiền lành như đất, làm việc quần quật cho nhà Bá Kiến
 + Anh đã chọn lối sống nhọc nhằn về thể xác chứ không chịu sống nhục.
- Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.
=> Bản tính lương thiện, giàu lòng tự trọng, có ước mơ giản dị, lương tâm trong sáng.
* Nguyên nhân vào tù
- Chỉ vì cơn ghen tuông của Bá Kiến
→ Chí bị đẩy đi tù 7, 8 năm liền
=> Sự bất công với những con người thấp cổ bé họng, kẻ có tiền có quyền lộng hành.
* Sau khi ở tù ra
- Tiếng chửi:
 Chửi trời → chửi đời → chửi cả làng Vũ Đại → chửi ai không chửi nhau với hắn → chửi đứa nào đẻ ra hắn
=> Tiếng chửi có trật tự , được sắp xếp từ khái quát trừu tượng đến cụ thể
 Bộc lộ tâm trạng bất mãn của một người ít nhiều ý thức được mình đã bị XH loài người gạt tên.
- Ngôn ngữ đa giọng điệu: tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể: lời tác giả, nhân vật, dân làng, lời đối thoại của nhà văn với độc giả.
- Ngoại hình biến dạng
 + Cái đầu trọc lốc
 + Răng cạo trắng hớn
 + Mặt thì đen mà rất cơng cơng
 + Hai mắt gườm gườm trông gớm chết
 + Ngực, tay chạm trổ những nét rồng phượng
 + Mặc quần nái đen với cái áo tây vàng
=> Chí bị tha hóa về nhân hình 
* Chí Phèo với Bá Kiến
- Đến nhà Bá Kiến lần thứ nhất
 + Mục đích: ăn vạ
 + Hành động: gây gổ, chửi bới, rạch mặt ăn vạ
 + Kết quả: 1 bữa no, 5 hào, hành nghề rạch mặt ăn vạ
=> Trở thành tên cố cùng, rạch mặt chỉ vì tiền.
- Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai
 + Mục đích: xin đi ở tù, hù dọa Bá Kiến
 + Hành động: đến nhà đội Tảo chửi bới, đòi nợ
 + Kết quả: 5 đồng, 5 sào vườn
=> Trở thành tên lưu manh, tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Hắn trượt dài trên con đường lưu manh hóa.
* Chí với dân làng Vũ Đại
- Chí là tên côn đồ độc ác, hung hãn, một “con quỷ dữ” ai ai cũng khiếp sợ.
=> Chí bị tha hóa cả về nhân tính
* Nguyên nhân sự tha hóa, lưu manh hóa
- Chính nhà tù thực dân và xã hội lúc bấy giờ khiến cho Chí bị băm vằm bộ mặt người, nhân cách suy đồi trở thành tên lưu manh.
=> Giá trị hiện thực làm nổi bật tội ác của bọn thực dân, địa chủ cường hào đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Năm Thọ, Binh Chức → Chí Phèo
→ Chí Phèo con: là hiện tượng mang tính quy luật
 Gián tiếp tố cáo XH nửa thực dân phong kiến bất công, tàn bạo
=> Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở Việt Nam trước Cách mạng. Hiện tượng người nông dân lương thiện bị cướp đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính.
III. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: giúp HS kiểm tra lại kiến thức vừa thu nạp được.
- Phương pháp, kĩ thuật
+ Phương pháp: vấn đáp, nghiên cứu
+ Kĩ thuật: động não, học cá nhân hoặc nhóm
- Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV cho HS làm việc nhóm hoặc giao bài tập về nhà vẽ sơ đồ tư duy để giờ sau trình bày 
HS: trình bày kết quả 
Đảm bảo các nôi dung cơ bản như: lai lịch, ngoại hình và hành động của Chí
IV. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Các em nêu quan điểm cá nhân của mình, có thêm kĩ năng sống.
- Phương pháp, kĩ thuật
+ Phương pháp: đàm thoại gợi mở
+ Kĩ thuật: học cá nhân
- Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
 GV cho HS trình bày quan điểm của mình về hiện tượng Chí Phèo trong XH ngày nay? 
 HS tự trả lời theo cảm nhận
Đảm bảo tính hợp lý, nổi bật được quan điểm cá nhân.
V. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: hướng dẫn HS tìm tài liệu tham khảo về tác phẩm để các em nắm được chuyên sâu tư tưởng của nhà văn.
- Phương pháp, kĩ thuật:
 + Phương pháp: đàm thoại gợi mở, nghiên cứu
 + Kĩ thuật: học cá nhân
- Tiến trình
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV giao cho HS về nhà tìm đọc hết tác phẩm ngoài đoạn trích trong SGK để các em nắm được đầy đủ, trọn vẹn nội dung ngôn từ của tác phẩm
D. Củng cố (2-3 phút)
E. Hướng dẫn học bài
 Yêu cầu HS: Chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài: Mối tình Chí Phèo – thị Nở và sự hoàn lương của Chí.
 Chia nhóm chuẩn bị: 1 nhóm chuẩn bị về mối tình Chí – thị
 1 nhóm chuẩn bị nội dung sự thức tỉnh của Chí
 --HẾT--

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 14 Chi Pheo tiep theo_12208248.docx