Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Tôi yêu em

ĐỌC VĂN: TÔI YÊU EM

( PU-SKIN)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.

- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.

- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Puskin.

2. Kĩ năng

 a. Kĩ năng chuyên môn

- Đoc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.

b. Kĩ năng sống

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những đặc sắc trong cách thể hiện quan niệm về tình yêu của pu-skin.

- Giao tiếp: trình bày ý tưởng, cảm nhận về tâm hồn yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha của tác giả.

- Tư nhận thức, xác định giá trị, bài học về cách sống cho bản thân qua bài thơ.

3. Thái độ

- Cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của nhà thơ Pu-skin.

- Hình thành quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong tình yêu.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 23569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phù Đổng	 GVHD: Võ Thành Long
Tiết : 98,99	 GSTT : Liêng Jrang Mai Ly
Tuần: 29	
Ngày soạn: 27/ 02/ 2017
Ngày dạy: 07/ 03/ 2016	 	
Lớp: 11A2	
 ĐỌC VĂN: TÔI YÊU EM
( PU-SKIN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.
- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Puskin.
Kĩ năng
 a. Kĩ năng chuyên môn
- Đoc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
b. Kĩ năng sống
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những đặc sắc trong cách thể hiện quan niệm về tình yêu của pu-skin.
- Giao tiếp: trình bày ý tưởng, cảm nhận về tâm hồn yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha của tác giả.
- Tư nhận thức, xác định giá trị, bài học về cách sống cho bản thân qua bài thơ.
Thái độ
- Cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của nhà thơ Pu-skin.
- Hình thành quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong tình yêu.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp: phát vấn, phân tích, tổng hợp, bình giảng...
- Kĩ năng dạy hoc tích cực: suy nghĩ trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu của hồn thơ pu-skin. Từ đó rút ra bài học sâu sắc về tình yêu.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định - kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới: Tình yêu là một đề tài lớn của thi ca nhân loại. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái trong cảm xúc và những rung động tinh tế trong tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Tình yêu là một thứ tình cảm rất phức tạp, có khả năng đưa con người trở thành thiên thần nhưng cũng có thể biến con người trở thành quỷ dữ. Và điều mà thơ ca hướng đến đó là lí tưởng về những tình yêu đẹp, tình yêu thánh thiện. Pu-skin cũng là một nhà thơ tình yêu như thế. Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, bài thơ Tôi yêu em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
?. Em hãy nêu vài nét về cuộc đời tác giả?
A. X. Puskin (1799- 1837) sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng.
 Về cuộc đời Pu-Skin, khi tìm hiểu chúng ta còn thấy rất nhiều điều thú vị về cuôc đời ông: Vợ của Pushkin - Natalia Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ. Trong khi đó Puskin, do nguồn gốc châu Phi (mẹ của Pu-skin là người da đen) của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Puskin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội. Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Đăng-tex, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc cả hai đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837. Nhưng thực chất cuộc đấu súng này do Nga hoàng âm mưu sắp đặt bởi vì chính quyền Nga hoàng lo ngại sức ảnh hưởng quá lớn của Pu-skin đến quần chúng nhân dân có thể ảnh hưởng đến địa vị của mình vì thế đã cố tình tung tin đồn này gây áp lực lớn đối với Pu-skin buộc ông phải thách đấu súng để bảo vệ danh dự.
? Em hãy nêu vài nét về sụ nghiệp sáng tác của Pu - skin?
 - Puskin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng chủ yếu vẫn là thơ trữ tình
 - Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga, khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết: “thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì” (Gogol)
- Tên tuổi Puskin trở thành biểu tượng của văn hóa Nga, gần gũi mọi tâm hồn Nga. Gorki coi Puskin là “khởi đầu của mọi khởi đầu”; Gogol cho rằng Puskin sinh trước thời đại mình 200 năm.
? Bài thơ được sáng tác năm nào? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Tôi yêu em ra đời năm 1829, sau khi nhà thơ bị người mình thầm yêu là A. Ô nhi na khước từ. Lúc này, Puskin đã tròn 30 tuổi, độ tuổi đã có sự từng trải, điềm tĩnh của sự chín chắn nhưng cũng rất trẻ trung.à Tôi yêu em được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Đến nỗi, chỉ với bài thơ này, cũng khiến cho tên tuổỉ của nhà thơ trở nên bất tử.
- Gv hướng dẫn cách đọc:
 + câu 1-2;chậm, ngập ngùng, thú nhận lại lại như tụ nhủ
+ câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát như thề hứa.
+ câu 5-6: day dứt, u buồn, hồi nhớ và kiểm nghiệm
+ câu 7-8: mong ước, tha thiết và bình tĩnh.
Nguyên bản: Tôi yêu em
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ,
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa.
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông.
Tôi đã yêu em chân thành đến như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế
? Em hãy chia bố cục của bài thơ?
 - Bốn câu thơ đầu một; tình yêu chân thành, mãnh liệt
 - Bốn câu thơ cuối; những cung bậc trong cảm xúc và nhân cách cao đẹp.
 ? Nhận xét của em về cách thổ lộ của nhân vật?
- Mở đầu bằng những lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào, mà trầm lắng, giản dị: "Tôi yêu em".
? Tại sao tác giả lại dùng các đại từ "Tôi-em" mà không phải là các đại từ khác?
- Đại từ “em : nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng “tôi”: giữ khoảng cách tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa thể hiện sự tinh tế trong cách thể hiện tình cảm của nhà thơ.
+ Xưng hô : tôi – em; trang trọng, vừa gần vừa xa, vừa có sự gần gũi thân quen mà dường cũng rất lạ lẫm, xa cách trong tim.
+ Dấu ":" tôi và tình yêu là 2 chủ thể hoàn toàn khác, tình yêu vừa là một phần trong tôi vừa là một cái gì độc lập tương đối
? Tình yêu tác giả được khởi nguồn từ lúc nào ? Và nó tồn tại trong bao lâu?
+ Đến nay: một tình yêu tồn tại từ quá khứ đến hiện tại vẫn còn.
+ Chừng có thể: tôi yêu em bằng tất cả những gì trái tim tôi có.
? Em có nhận xét gì về giọng thơ?	
? Hình ảnh và từ ngữ sử dụng trong câu thơ có điều gì đặc biệt? 
- Ẩn dụ (ngọn lửa tình -> ngọn lửa tình yêu): à khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt. Nhưng Ở phần dịch thơ: Lời thơ bóng bảy nhờ hình ảnh “ngọn lửa tình” mà trong nguyên tác không có, không hợp với phong cách giản dị của Puskin trong bài.
+ Trong nguyên tác: không có hình ảnh ngọn lửa tình
+ Trong bản dịch: ngọn lửa tình: hình ảnh ẩn dụ về sự rạo rực trong tình yêu
→ Thơ Puskin giản dị, rất ít sử dụng biện pháp tu từ
- Chưa hẳn (đã tàn phai) cách nói phủ định để khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
?. Câu tiếp theo, mạch cảm xúc của chàng trai đã chuyển biến như thế nào?
Từ cảm xúc của trái tim chuyển sang tiếng nói của lí trí; lí trí sáng suốt giúp tôi nhận thức được rằng: Tình yêu của tôi không mang lại cho em niềm vui, hạnh phúc, chỉ mang tới cho em sự bận lòng hay nỗi u hoài thì không thể tiếp diễn. Lời thơ như lời nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em.
+ “Nhưng”: từ chỉ sự tương phản đối lập giữa tình cảm và lý trí: tôi yêu em, nhưng nếu tình yêu của tơi không mang lại cho em niềm vui, tôi sẽ từ bỏ
+ “Không”:từ phủ định cho thấy lý trí đã kìm chế cảm xúc, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình.
? Theo em, ở đây nhân vật trữ tình đã bộc lộ mâu thuẫn gì? 
Rõ ràng ở đây đang có một cái tôi tự soi vào chính tâm hồn mình, ở đó tính yêu vẫn chưa tắt hẳn, nhưng lại có một cái tôi khác hướng tới người mình yêu dùng lý trí để kìm chế cảm xúc.
? Trong tình yêu, con người thường có những cảm xúc gì? Và tác giả ở đây có những cảm xúc đó không?
- Cảm xúc trong tình yêu: vui, buồn, giận hờn, đau khổ, hạnh phúc, ghen tuông..
- Trong tình yêu, ai cũng muốn được thấu hiểu, được đáp lại tình yêu nhưng tác giả đã không còn hy vọng, phải chăng là vì tác giả đã tuyệt vọng với tình yêu đơn phương này → nỗi đau đớn khôn xiết. Nhà thơ Xuân Diệu có dòng thơ 
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.
+ Âm thầm; tình cảm của tôi chỉ là đơn phương không được thấu hiểu.
+ Không hy vọng: sự tuyệt vọng đau đớn về một tình yêu không được đáp lại. 
+ Lúc rụt rè: sự ngại ngùng của những người đang yêu.
? Em suy nghĩ như thế nào về “lòng ghen”? Lời tự nhận như vậy bộc lộ tâm trạng như thế nào của chàng trai?Ghen tuông là mặt trái của tình yêu, một trạng thái tình cảm thường thấy ở những người đang yêu. Puskin gọi ghen tuông là “nỗi buồn đen tối làm mụ mẫm đầu óc”, là biểu hiện cao nhất của lòng ích kỉ, muốn độc chiếm, sở hữu..→trái tim tha thiết yêu thương đau đớn đang bị nỗi ghen tuông giày vò.
? Em có nhận xét gì cấu trúc và nhịp thơ của câu thơ này ?
? Từ Tôi yêu em được nhắc lại 3 lần, qua đó tác giả muốn nói điều gì?
Điệp khúc Tôi yêu em được lấy lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em: “chân thành, đằm thắm”.à Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỉ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu.
? Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ cuối?
 Dòng cuối cùng là sự thăng hoa của tình yêu “chân thành, đằm thắm” ấy bằng lời chúc phúc cho em “được một người khác yêu”.à Chàng trai đã coi hạnh phúc của em như hạnh phúc của mình. Nhưng nhà thơ cũng đã thể hiện được lòng tự cao qua minh qua việc khẳng định rằng, tôi yêu như thế, và chấp nhận từ bỏ tình yêu để em hạnh phúc nhưng không có ai trên đời này yêu em bằng tôi đã yêu em. Vì vậy dù là tôi bị em từ chối nhưng tôi vẫn tự hào với tình yêu của mình.
 ? Theo em, bài thơ là một lời tỏ tình tha thiết hay một lời chia tay cao thượng?
-Có thể coi đây là một lời tỏ tình rất thông minh: thật thà kể lại cho em nghe về một thời tôi đã yêu em; hi vọng em thấy rõ tình yêu của tôi để trái tim em rung động. Nhà thơ đã kiếm được một cái cớ hợp lí để thốt ra những lời từ trái tim mình.
- Lời chia tay của một tình yêu cao thượng của một ngưòi có văn hoá, trân trọng mình và em; biết hi sinh niềm say mê của mình, cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc và coi đó là hạnh phúc của mình. Chính lòng nhân ái cao thượng có khả năng làm dịu nỗi đau và chữa lành vết thương trái tim.
? Quan niệm về tình yêu của nhà thơ ?
Tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí. Tình yêu không có chỗ cho sự ép buộc. nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai phía. Trong tình yêu, tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.
? Em hãy nêu nghệ thuật của bài thơ?
? Em hãy nêu nội dung ý nghĩa văn bản?
 * Đọc thêm “ Bài thơ số 28” của Tago
1. Nôị dung:
Bài thơ thể hiện sự đòi hỏi người yêu phải hướng về một tình yêu trường cửu. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có được hạnh phúc trong tình yêu chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng cấu trúc theo tầng bậc (từ thấp lên cao, từ ngoài vào trong).
- Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ.
- Giọng điệu vừa bóng bẫy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lí.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả : 
 a. Cuộc đời
- A.X. Pu-skin ( 1799 – 1837 )
- Xuất thân trong gia đình quý tộc, say mê và làm thơ từ nhỏ, người nghệ sĩ tài hoa 
- Chống chế độ Nga hoàng bị đày ải, quản thúc tại quê nhà
- Phong cách : giản dị, chân thực đậm đà hương vị Nga
à Nhà thơ vĩ đại, mệnh danh “ Mặt trời của thi ca Nga ”
 b. Sự nghiệp sáng tác
- Ông để lại hơn 800 bài thơ trữ tình có giá trị.
- Các tác phẩm chính:
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Evgeny Oneggin (1823 - 1831)
+ Truyện ngắn: cô tiểu thư nông dân (1830), Con đầm pích (1833),..
+ Trường ca: Ruslan và Ludmila (1820)..
+ Thơ: Tôi yêu em, Ngài và anh, cô và em, Con đường mùa đông,...
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được sáng tác năm 1829 khi nhà thơ bị A. Ô lê nhi na từ chối lời cầu hôn ( 1828 )
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc - giải nghĩa từ khó
Tìm hiểu văn bản
*Bố cục :2 phần 
- Bốn câu thơ đầu một; tình yêu chân thành, mãnh liệt
 - Bốn câu thơ cuối; những cung bậc trong cảm xúc và nhân cách cao đẹp.
* Phân tích
 a. Bốn câu thơ đầu: một tình yêu chân thành
* Hai câu thơ đầu: 
“ Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
 Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
- Nhân vật trữ tình thổ lộ tình yêu chân thành: 
- “Tôi yêu em...chừng có thể": cách thổ lộ trực tiếp, ngôn từ giản dị 
+ Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hoàn toàn”.
- "Ngọn lửa tình.....tàn phai": một tình yêu dai dẳng và mãnh liệt.
- Từ "chưa hẳn"; nhân vật đã cố gắng dập tắt tình yêu của mình nhưng nó vẫn luôn âm ỉ, dai dẳng cháy sáng trong tâm hồn.
* Hai câu sau:
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
 Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
-Nhà thơ nén nỗi đau của mình để dành niềm vui cho em
- Không để em bận lòng hay u hoài: tuy rất yêu nhưng luôn biết tự kiềm chế. Nhà thơ tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy trân trọng với “em”.
= > Bằng những ngôn từ giản dị, bốn câu thơ đầu cho thấy tình yêu của nhân vật trữ tình: tình yêu trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.
 b. Những cung bậc trong cảm xúc và nhân cách cao đẹp. 
* Hai câu đầu: 
“ Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
 Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”
-Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu :
 âm thầm-> không hi vọng->rụt rè->lòng ghen
+ Cấu trúc: “lúc... khi”; trạng thái, cảm xúc tình yêu biến đổi dồn dập. Nhịp thơ nhanh theo chiều tâm trạng với nhiều cung bậc tình yêu 
*Hai câu cuối:
“ Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
-Lời cầu chúc chân thành cao thượng
- Lời cầu chúc: "Cầu em... như tôi đã yêu em" có hai cách hiểu
+ Cầu chúc cho em tìm được một người yêu em như tôi đã yêu em
→ Nhà thơ mong người yêu của mình được hạnh phúc. Điều này thể hiện nhân cách cao đẹp của tác giả.
+ Lời thơ cũng ngầm khẳng định ; trên đời này không ai yêu em bằng tôi --> lòng tự tôn được thể hiện một cách rất tinh tế và sâu sắc.
 => Tình yêu của nhà thơ tha thiết mà cao thượng, đẹp đẽ đầy lòng vị tha nhân ái. Lối ứng xử của tác giả rất cao đẹp đầy tính nhân văn, có pha chút tự hào về tình yêu của tôi dành cho em. Bài thơ vừa là một lời tỏ tình tha thiết vừa là một lời chia tay cao đẹp.
Tổng kết
 a. Nghệ thuật
 - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hàm súc.
 - Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngùng, khi kiên quyết, day dứt..
 b. Ý nghĩa văn bản: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu như thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Học thuộc lòng bài thơ "Tôi yêu em"
 - Học nội dung bài học
 - Suy nghĩ và nêu cảm nhận về quan niệm trong tình yêu và cách ứng xử trong tình yêu.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn 	Giáo sinh thực tập
 	Võ Thành Long	 Liêng Jrang Mai Ly

Tài liệu đính kèm:

  • docToi yeu em_12293797.doc