Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (trích thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác

Tiết 1, 2

Ngày soạn: 22/ 8/ 2016 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng kinh kí sự)

Lê Hữu Trác

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về c/s xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

C. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. PTTH: SGK, TL giáo dục kĩ năng sống, HD chuẩn KTKN.

 Thiết kế bài dạy học, tài liệu tham khảo.

 2. Cách thức tiến hành: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; GV kết hợp diễn giảng.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:

2. Dạy bài mới:

 Lời vào bài: Ai đã từng đặt chân đến Huế, chắc hẳn đều ước ao được một lần nhìn thấy các lăng tẩm, cung điện để hồi tưởng về cuộc sống, sinh hoạt của các vua chúa xưa. Lê Hữu Trác cũng từng vào phủ chúa Trịnh, hiện thực cuộc sống trong phủ chúa đã được tái hiện một cách sinh động qua ngòi bút tài hoa của ông.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2460Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (trích thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2
Ngày soạn: 22/ 8/ 2016 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
	Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức: 
- Bức tranh chân thực, sinh động về c/s xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
	2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.	
C. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: SGK, TL giáo dục kĩ năng sống, HD chuẩn KTKN.
 Thiết kế bài dạy học, tài liệu tham khảo.
 2. Cách thức tiến hành: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; GV kết hợp diễn giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: 
 Lời vào bài: Ai đã từng đặt chân đến Huế, chắc hẳn đều ước ao được một lần nhìn thấy các lăng tẩm, cung điện  để hồi tưởng về cuộc sống, sinh hoạt của các vua chúa xưa. Lê Hữu Trác cũng từng vào phủ chúa Trịnh, hiện thực cuộc sống trong phủ chúa đã được tái hiện một cách sinh động qua ngòi bút tài hoa của ông.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1:
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
TT1: HS đọc Tiểu dẫn và tóm tắt vài nét chính về Tác giả.
TT2: Tìm hiểu tác phẩm và đoạn trích.
- Vị trí của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”?
- Thể loại, giá trị của tác phẩm và nội dung của đ/trích?
GV nhận xét, chốt lại những ý chính.
HĐ2: GV tổ chức các hoạt động dạy học để HS hiểu được đoạn trích.
TT1: HS đọc diễn cảm ( hoặc tóm tắt ) đoạn trích.
TT2: Đoạn trích ghi lại điều gì nơi phủ chúa?
HS tìm chi tiết, từ đó nhận xét: Quang cảnh và cách bài trí trong phủ Chúa được miêu tả như thế nào? Quang cảnh đó cho ta hình dung gì về cuộc sống của chúa Trịnh? 
Tiết 2:
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? (không khí khám bệnh, người hầu hạ, những từ được dùng để chỉ nhà chúa) 
- GV nhắc HS chúa Trịnh đã chi phối vua Lê ntn?
Từ đó, em có nhận xét gì?
TT3: Quan sát và ghi lại cuộc sống trong phủ chúa, Tác giả LH Trác đã bộc lộ thái độ và tâm trạng ntn? Những chi tiết thể hiện kín đáo thái độ ấy?
( Những lời nhận xét: Cảnh giàu sang thực khác hẳn người thường; lời khái quát bài thơ; phong vị của nhà đại gia; đường vào nội cung tối om; tạng phủ yếu đi)
TT4: Qua cách chẩn đoán, chữa bệnh cùng những diễn biến tâm tư của Lê Hữu Trác, em có nhận xét gì về ông? 
HĐ3: GV hướng dẫn HS kết luận chung.
- Dựa vào câu hỏi 2, 4 phần HDHB, hãy nhận xét: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Hình tượng n/vật LHT hiện lên ntn? ( rõ nét)
- GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK.
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Lê Hữu Trác( 1724 – 1791)
- Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông.
- Danh y lỗi lạc; nhà văn, nhà thơ lớn 1/2c tk 18.
- Là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm:
a. Thượng kinh kí sự (cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh)
- Tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, đánh dấu sự phát triển mới của thể kí VN thời Trung đại.
- Có giá trị hiện thực sâu sắc.
b. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh: nói về việc Lê Hữu Trác đến kinh đô, được đưa vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn thuốc cho Trịnh Cán.
II. Đọc- hiểu:
1. Hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh:
a. Quang cảnh ở phủ chúa:
- Qua nhiều lần cửa, những dãy hành lang quanh co nối tiếp, có vệ sĩ canh gác.
- Danh hoa đua thắm.
- Lầu son gác tía, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
- Cung thế tử sau năm, sáu lần trướng gấm, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
à Cực kì tráng lệ, xa hoa, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
 b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
 - Không khí khám bệnh khẩn trương, căng thẳng.
 - Kẻ hầu người hạ quá đông.
- Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử: hết sức cung kính.
- Nội cung nghiêm trang đến nỗi phải nín thở, khúm núm.
- 7, 8 thấy thuốc phục dịch một đứa bé.
à Nghi lễ, khuôn phép.
à Sự cao sang, quyền uy tột đỉnh, cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
2. Thái độ, tâm trạng của tác giả (n/v “tôi”)
 - Mỉa mai, không đồng tình với cuộc sống xa hoa, 
hưởng thụ nơi phủ chúa, phê phán cuộc sống quá no đủ, tù hãm, thiếu khí trời.
 - Dửng dưng trước những cám dỗ vật chất.
3. Phẩm chất của tác giả:
 - Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm.
 - Có lương tâm và đức độ: Dù phải đấu tranh nội tâm, nhưng y đức đã thắng sở thích cá nhân.
 - Khinh thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm, giản dị.
III. Tổng kết:
 - Giá trị hiện thực sâu sắc: tố cáo cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và quyền lực to lớn của chúa Trịnh và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.
 - Bút pháp kí sự đặc sắc: quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động; lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước; kết hợp văn xuôi và thơ tạo nên chất trữ tình cho t/phẩm...
- LHT: nhà văn tài năng; danh y lỗi lạc, từ tâm
- Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố: Cách miêu tả của nhà văn có gì đặc sắc? Thái độ của tác giả trước hiện thực đó?	4. Dặn dò: Cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong đoạn trích? 
 Chuẩn bị: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
E. Rút kinh nghiệm:
Tiết 3 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Ngày soạn: 24/ 8/ 2016 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ XH và cái riêng trong lới nói cá nhân.
- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những q/tắc ngôn ngữ chung; phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói; biết sử dụng ngôn ngữ s/tạo khi cần thiết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức: 
	- Mối q/h giữa ng/ ngữ chung của XH và lời nói cá nhân.
	- Những biểu hiện của mqh giữa cái chung và cái riêng; sự tương tác.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ng/ngữ chung trong lời nói.
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét s/tạo của cá nhân trong lời nói.
- Sd ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ XH.
- Bước đầu biết sd sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
C. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: SGK, TL giáo dục kĩ năng sống, HD chuẩn KTKN.
 Thiết kế bài dạy học, đèn chiếu( hoặc bảng phụ).
 2. Cách thức tiến hành:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài học theo trình tự các mục trong SGK, vận dụng làm bài tập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: 
	- Qua cái nhìn của tác giả, cuộc sống trong phủ chúa Trịnh ntn? Trước hiện thực đó, tác giả có thái độ và tâm trạng gì? Qua đó, em hiểu gì về con người của Lê Hữu Trác?	
2. Dạy bài mới: 
 Lời vào bài: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
TT1: GV giới thiệu về ngôn ngữ - tai sản chung của xã hội.
TT2: Trên cơ sở sự chuẩn bị của HS ở nhà, GV yêu cầu HS trả lời nhanh, ngắn gọn:
? Những phương diện biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng?
GV nhận xét, chốt lại những ý chính.
HĐ2: HS trả lời các câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về giọng nói mỗi người?
- “ Bố ơi, bố mua cho con cây thước mấy lị cái quản bút màu đỏ í”
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ mấy lị, í?
- “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” ( HMT)
Từ “ bến sông trăng” được dùng với nghĩa ntn?
- Kể ra vài từ mà em cho là mới được tạo ra và sử dụng?
- “ Lom khom dưới núi tiều vài chú,
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ( Bà HTQ)
? Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ, câu? Hiệu quả giao tiếp của cách sắp đặt này?
Vậy, nét riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ qua những phương diện nào?
- GV giảng thêm về phong cách NNCN.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm BT 1,2/ Luyện tập.
HĐ4: HS đọc Ghi nhớ/ SGK.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội:
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp.
- Tính chung trong ngôn ngữ ở mỗi người gồm:
+ Các yếu tố ngôn ngữ chung: âm, thanh, âm tiết, từ, ngữ cố định.
+ Các quy tắc chung, các phương thức chung: quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, phương thức chuyển nghĩa 
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân:
1. Giọng nói cá nhân.
2. Vốn từ ngữ cá nhân:
 - Mỗi người ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định.
 - Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng những từ ngữ chung, quen thuộc.
 4. Việc tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
6. Phong cách ngôn ngữ cá nhân (mang dấu ấn cá nhân, không lẫn với người khác). 
III. Luyện tập:
 1. Từ thôi được dùng với nghĩa mới: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. 
 2. Trật tự sắp xếp khác thường, mang nét riêng HXH:
- Các cụm danh từ: rêu từng đám, đá mấy hòn đều sắp xếp danh từ trung tâm rêu, đá trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại từng đám, mấy hòn.
- Bộ phận vị ngữ( động từ + thành phần phụ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ( rêu từng đám, đá mấy hòn)
à Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ.
IV. Kết luận: Ghi nhớ ( SGK)
3. Củng cố: Nắm vững mục I, II. Từ đó, vận dụng làm bài tập.
4. Dặn dò: Qua bài học, bản thân em cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc? 
 Chuẩn bị: Tự tình II
E. Rút kinh nghiệm:
Tiết 6,7 BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 1/ 9/ 2016
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK II của lớp 10.
- Viết được bài NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: SGK, SGV, thiết kế bài học.
 2. Cách thức tiến hành: GV chuẩn bị đề bài, đáp án, biểu điểm. HS làm bài 90 phút.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dành cho loại đề TL)
Cấp độ 
Chủ đề: 
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nhận biết
- Kiểu đề
- Dạng đề
Thông hiểu
Một hiện tượng đang diễn ra trong đời sống 
Vận dụng
Cộng
10 điểm
Cấp độ thấp
Viết đúng chính tả, dùng từ đúng, không mắc lỗi diễn đạt
Cấp độ cao
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, văn cảm xúc.
Số câu: 1
Số điểm:
Tỷ lệ:
Số điểm: 2
20%
Số điểm: 2
20%
Số điểm: 3
30%
Số điểm: 3
30%
100%
Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Yêu cầu:
1. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	- Giới thiệu về hiện tượng.
- Phân tích hiện tượng:
+ Thực trạng: một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã và đang sử dụng ngôn ngữ “lóng”, viết tắt, biệt ngữ... để nói chuyện, nhắn tin, chát với nhau hàng ngày. Thứ ngôn ngữ tưởng như vô hại này với sự lạm dụng thái quá của giới trẻ đã khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ biến dạng và mất dần vẻ đẹp vốn có.
+ Nguyên nhân: nhóm tuổi teen cho rằng ngôn ngữ này ngộ ngộ, lạ; tư tưởng khác người của lứa tuổi này; viết tắt cho nhanh; dùng sai để tránh sự kiểm soát của người lớn ... và hiện nay, giới trẻ xem đó là sự sành điệu.
+ Hậu quả: “đường trâu đi lâu ngày thành đại lộ” . Ngôn ngữ này đang ngầm lan vào trường học và được sử dụng một cách phổ biến. Lâu dần, các em sẽ viết sai chính tả, mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và hơn thế nữa, lớp trẻ đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng Việt.
+ Giải pháp: giới trẻ cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Phát âm chuẩn, viết đúng chính tả... Gia đình, thầy cô nên nhắc nhở các em khắc phục...
	- Coi trọng ngôn ngữ quốc gia cũng chính là thể hiện lòng tự hào dân tộc. Sử dụng sai tiếng mẹ đẻ không chỉ thiếu tôn trọng đối tượng giao tiếp mà còn thiếu trách nhiệm đối với ngôn ngữ dân tộc...
2. Bài viết cần chặt chẽ, bố cục đủ ba phần, văn phong lưu loát
Biểu điểm:
- Điểm >8: Bài làm có suy nghĩ chín chắn, sâu sắc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 6 -7: Có suy nghĩ song cách thể hiện chưa thật chặt chẽ. Có thể mắc vài lỗi về diễn
 đạt, chính tả.
- Điểm 5: Bài làm ở mức độ trung bình về nội dung. Diễn đạt, chính tảcòn vụng về, sai sót.
- Điểm 3 -4: Suy nghĩ, liên hệ còn hời hợt. Nhiều sai sót về câu, chính tả
- Điểm 1 -2: Chưa hiểu vấn đề, văn viết quá vụng, bỏ dở bài làm.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
3. GV thu bài, dặn dò: Chuẩn bị Câu cá mùa thu
ĐỀ:
	GV chọn ra một trong 2 đề sau:
	Đề 1: Nếu ước mơ du học của em trở thành sự thật, em sẽ nói gì với bạn bè các nước khác về
 đất nước Việt Nam?
Đề 2: Suy nghĩ và hành động của em trước một hành vi xả rác nơi công cộng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Yêu cầu: 
* Đề 1: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những
 ý chính sau:
	- Trong kháng chiến: đất nước Việt Nam anh dũng, quật cường,
	- Trong hòa bình, dựng xây: không ngừng học hỏi, vươn lên để theo kịp bạn bè các
 nước năm châu.
	- Đất nước VN huyền bí với những đền đài cổ kính, những bờ biển xinh đẹp (Đà Nẵng,
 Nha Trang,), những địa danh đã đi vào lịch sử (ngã ba Đồng Lộc, địa đạo Củ Chi,),
	- Đặc biệt đến với đất nước VN là đến với những con người thân thiện, hòa nhã; những
 tài năng: Nguyễn Du (Danh nhân văn hóa thế giới), Nguyễn Ái Quốc – HCM (Anh hùng gp
 dân tộc, Danh nhân VHTG,), G/sư Ngô Bảo Châu,
	- Niềm tự hào về đất nước.
	- Bài học của bản thân – của một công dân Việt Nam yêu nước.
* Đề 2: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những
 ý chính sau:
	- Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm của riêng ai. Việc giữ gìn môi
 trường sạch đẹp không chỉ tạo nên vẻ mĩ quan cho đường phố, đảm bảo sức khỏe cho mọi
 người mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa của con người.
	- Tuy nhiên, hiện nay mặc dù thành phố có đặt các trùng rác công cộng trên các con
 đường, song việc vứt, đổ rác tùy tiện vẫn còn xảy ra; thậm chí các xe chở đất cát cho công
 trình làm rơi vãi cát bụi rất nhiều trên đường, gây ô nhiễm, bụi bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe
 người dân, và đau lòng hơn, nếu những du khách nước ngoài chứng kiến những cảnh ấy, họ sẽ
 nghĩ gì về Đất Nước – Con Người Việt Nam? 
	- Mỗi người cần chung tay làm đẹp môi trường: không vứt rác bừa bãi, cúi nhặt vỏ hộp
 sữa rơi trên đường bỏ vào thùng rác gần nhất hay điện thoại báo cơ quan chức năng về một
 hành vi đổ giá hạ không đúng nơi quy định 
* Lưu ý: Bài viết không thể dài do thời gian hạn hẹp, song cần chặt chẽ, rõ ý, văn phong lưu loát
Biểu điểm:
- Điểm >8: Bài làm có suy nghĩ chín chắn, sâu sắc, ý sáng tạo. Diễn đạt trong sáng.
- Điểm 6 -7: Có suy nghĩ song cách thể hiện chưa thật chặt chẽ. Có thể mắc vài lỗi về diễn đạt,
 chính tả.
- Điểm 5: Bài làm ở mức độ trung bình về nội dung. Diễn đạt, chính tảcòn vụng về, sai sót.
- Điểm 3 -4: Suy nghĩ, liên hệ còn hời hợt. Nhiều sai sót về câu, chính tả
- Điểm 1 -2: Chưa hiểu vấn đề, văn viết quá vụng, bỏ dở bài làm.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
	3. GV thu bài, dặn dò: Chuẩn bị Tự tình (II)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dành cho loại đề TL)
Cấp độ 
Chủ đề: 
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nhận biết
- Kiểu đề
- Dạng đề
Thông hiểu
Một hiện tượng đang diễn ra trong đời sống 
Vận dụng
Cộng
10 điểm
Cấp độ thấp
Viết đúng chính tả, dùng từ đúng, không mắc lỗi diễn đạt
Cấp độ cao
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, văn cảm xúc.
Số câu: 1
Số điểm:
Tỷ lệ:
Số điểm: 2
20%
Số điểm: 2
20%
Số điểm: 3
30%
Số điểm: 3
30%
100%
Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Yêu cầu:
1. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	- Giới thiệu về hiện tượng.
- Phân tích hiện tượng:
+ Thực trạng: một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã và đang sử dụng ngôn ngữ “lóng”, viết tắt, biệt ngữ... để nói chuyện, nhắn tin, chát với nhau hàng ngày. Thứ ngôn ngữ tưởng như vô hại này với sự lạm dụng thái quá của giới trẻ đã khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ biến dạng và mất dần vẻ đẹp vốn có.
+ Nguyên nhân: nhóm tuổi teen cho rằng ngôn ngữ này ngộ ngộ, lạ; tư tưởng khác người của lứa tuổi này; viết tắt cho nhanh; dùng sai để tránh sự kiểm soát của người lớn ... và hiện nay, giới trẻ xem đó là sự sành điệu.
+ Hậu quả: “đường trâu đi lâu ngày thành đại lộ” . Ngôn ngữ này đang ngầm lan vào trường học và được sử dụng một cách phổ biến. Lâu dần, các em sẽ viết sai chính tả, mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và hơn thế nữa, lớp trẻ đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng Việt.
+ Giải pháp: giới trẻ cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Phát âm chuẩn, viết đúng chính tả... Gia đình, thầy cô nên nhắc nhở các em khắc phục...
	- Coi trọng ngôn ngữ quốc gia cũng chính là thể hiện lòng tự hào dân tộc. Sử dụng sai tiếng mẹ đẻ không chỉ thiếu tôn trọng đối tượng giao tiếp mà còn thiếu trách nhiệm đối với ngôn ngữ dân tộc...
2. Bài viết cần chặt chẽ, bố cục đủ ba phần, văn phong lưu loát
Biểu điểm:
- Điểm >8: Bài làm có suy nghĩ chín chắn, sâu sắc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 6 -7: Có suy nghĩ song cách thể hiện chưa thật chặt chẽ. Có thể mắc vài lỗi về diễn
 đạt, chính tả.
- Điểm 5: Bài làm ở mức độ trung bình về nội dung. Diễn đạt, chính tảcòn vụng về, sai sót.
- Điểm 3 -4: Suy nghĩ, liên hệ còn hời hợt. Nhiều sai sót về câu, chính tả
- Điểm 1 -2: Chưa hiểu vấn đề, văn viết quá vụng, bỏ dở bài làm.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 11 tuan 1_12176958.doc