Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Thạch Sanh

A. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện

Yêu thích truyện cổ, đấu tranh bảo vệ cái thiện, công bằng

2. Trọng tâm kiến thức, Kĩ năng

a. Kiến thức:

+ Trình bày KN truyện cổ tích, truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện ca ngợi người dũng sĩ .

+ Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích TS.

b. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nv và chi tiết đặc sắc trong truyện.

- Kể lại được 1 câu chuyện cổ tích.

B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài

Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề.

C. Đồ dùng dạy học

GV: Tranh ảnh về những chiến công của Thạch Sanh

HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu

 

docx 14 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3642Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2012
Ngày giảng:25/9 2012 Bài - Tiết 23
 Văn bản: Thạch Sanh 
 (Cổ tích)
A. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện 
Yêu thích truyện cổ, đấu tranh bảo vệ cái thiện, công bằng
2. Trọng tâm kiến thức, Kĩ năng 
a. Kiến thức:
+ Trình bày KN truyện cổ tích, truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện ca ngợi người dũng sĩ .
+ Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích TS.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nv và chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Kể lại được 1 câu chuyện cổ tích. 
B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài 
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề....
C. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh ảnh về những chiến công của Thạch Sanh 
HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu 
D. Phương pháp/KTDH: 
1. Phương pháp đọc( KT đọc tích cực )
2. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phân tích, bình giảng (KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn)
3. Phương pháp thảo luận nhóm.( KT chia nhóm, giao nhiệm vụ)
 E. Các bước lên lớp 
1. OĐTC: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (4p)
- V× sao §øc Long Qu©n cho nghÜa qu©n m­în g­¬m?
 - Nªu ý nghÜa cña truyÖn “ Sù tÝch hå G­¬m” ? 
 + HS tr×nh bµy ®­îc:
 - GiÆc Minh ®« hé lµm nhiÒu ®iÒu b¹o ng­îc, nghÜa qu©n Lam S¬n thÕ lùc cßn yÕu.
 -> nghÜa qu©n Lam S¬n ®­îc tæ tiªn thÇn th¸nh gióp ®ì.
 - ý nghÜa:+ ca ngîi cuéc chiÕn tranh nh©n d©n chèng ngo¹i x©m.
	 + §Ò cao vai trß cña Lª Lîi...
	 + Gi¶i thÝch nguån gèc Hå G­¬m.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Khởi động (2’)H: Lúc nhỏ em thường được nghe bà và mẹ kể về những câu chuyện ? Câu chuyện đó thuộc thể loại truyện gì ?
HSTL:
GV: Trong kho tàng văn học dân gian VN, thật khó có thể tìm thấy được một tác phẩm vừa lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật, chặt chẽ về kết cấu nghệ thuật như truyện “ Thạch Sanh”. ở đây vừa đấu tranh với thiên nhiên , vừa đấu tranh với giai cấp trong xã hội, vừa đấu tranh chống giặc ngoại xâm, rồi đấu tranh trong tình yêu đôi lứa. Chưa có nhân vật nào lại có nhiều mặt hoạt động lớn như vậy, gặp nhiều kẻ thù, lập nhiều chiến công, có tài năng phẩm chất tốt như TS.
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung chính
Hoạt động 2: HD đọc – TL chú thích 
- Mục tiêu:
+ Biết đọc đúng, đọc diễn cảm, kể lại truyện bằng lời văn.
+ Trình bày được KN truyện cổ tích: Phát hiện và giải thích một số từ khó 
- Cách tiến hành:
GV: HD cách đọc 
 Giọng kể, gợi không khí cổ tích chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật nhất là nhân vật Lí Thông
GV: Đọc mẫu từ đầu đến “mẹ con Lí Thông”
HS1 : Tiếp ... “ Ban cho làm quân công”
HS2 : Tiếp ... “ Hang quái vật”
HS3 : Tiếp ... “ Bị bắt hạ gục”
HS4 : Tiếp ... “ Thành bọ hung”
HS5 : còn lại
GV: NX, uấn nắn
H: Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện ?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- Kể truyện theo bố cục và theo trình tự thời gian:
- Mở truyện: Lai lịch, nguốn gốc của nhân vật chính: Thạch Sanh
- Thân truyện: Có thể chia làm một số nội dung sau:
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông
+ Thạch Sanh diệt Chằn Tinh, bị Lí Thông cướp công
+ Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa, lại bị Lí Thông cướp công.
+ Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu Thái Tử , bị vu oan vào tù.
+ Thạch Sanh được giải oan
+ Thạch Sanh chiến thắng 18 nước chư hầu.
- Kết truyện: 
+ Thạch Sanh cưới công chúa , lên nối ngôi vua
H: Xem lại chú thích bài Sọ Dừa cho biết truyện cổ tích là gì?
H: TL (1p) và giải thích các chú thích: (1), (6), (7), (8)?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- Cổ tích là loại truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, và ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện thường mang yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về cái thiện cái ác, cái tốt cai xấu....
H: Truyện TS thuộc kiểu truyện cổ tích nào?
HS:Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
H Đ3: HDHS tìm hiểu bố cục
- Mục tiêu: + Xác định bố cục của truyện, nội dung của tưng phần 
+ Cách tiến hành 
H: Văn bản TS có thể chia mấy phần? Nêu cách chia cụ thể và đặt tiêu đề cho tùng phần 1?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung: 2 phần:
P1: Từ đầu.... “mọi phép thần thông” - Sự ra đời và lớn lên của TS
P2: Còn lại- Những chiến công của TS
H Đ4: HDHS tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu: 
+ Phân tích nhân vật sự việc qua câu chuyện về TS.
- Cách tiến hành:
H: Hai bức tranh trong SGK minh hoạ cho các sự việc nào của truyện? Em hãy đặt tên cho 2 bức tranh đó?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- TS đánh đại bàng cứu công chúa và niêu cơm làm lui quân giặc
- Mũi tên vàng, niêu cơm thần kì
H: Nhân vật đáng chú ý trong truyện?
HS: - Thạch Sanh (đại diện cho chính nghĩa)
- Lí Thông (đại diện cho gian ác)
GV: Chúng ta tìm hiểu theo tuyến nhân vật.
HS: Theo dõi vào văn bản
H: Thạch Sanh được ra đời như thế nào? có bình thường và khác thường? Chỉ ra chi tiết kì ảo trong sự ra đời đó?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung, chốt ghi bảng ->
H: Nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh có giống và khác truyện Sọ Dừa?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bình
 - TS do ý định của Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con, bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra TS, lớn lên được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông.=> Nguồn gốc xuất thân cao quý.
- TS mồ côi từ tấm bé, nhà là gốc đa cổ thụ, mình trần, chỉ có một mảnh khố che thân, hàng ngày đốn củi kiếm sống (sống lương thiện)...
 - Sọ Dừa có gia đình nhưng hình thù kì quái...
GV sử dụng KTDH “ Khăn trải bản”
H: Qua sự khác thường đó nhân dân ta muốn thể hiện quan niệm gì về người anh hùng dũng sĩ?
HS: HĐN, (3’), báo cáo
GV: NX, bổ sung, chốt ghi bảng ->
- Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất sẽ lập được nhiều chiến công và những con người bình thường cũng là những con người có kinh nghiệm, phẩm chất kì lạ khác thường.
H: Tìm hiểu về lai lịch của TS em có suy nghĩ gì?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- Đó là sự tưởng tượng tài tình của nhân dân về một nhân vật dũng sĩ. Chúng ta ước mơ trong cuộc sống ngày nay có nhiều người tài giỏi như vậy.
H: Phần truyện kể về các chiến công của TS được kể theo trình tự 4 sự việc . Đó là các sự việc nào?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
TS chém Chằn Tinh.
TS đánh đại bàng cứu công chúa
TS gẫy đàn chữa bệnh cho công chúa.
TS dùng tiếng đàn và niêu cơm để lui quân của 18 nước chư hầu.
H: Thử thách đầu tiên của TS là gì?
H: Vì sao TS lại nhận lời đi canh miếu thờ? Điều đó bộc lộ đức tính đáng quý nào của TS?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- Tin lời Lí Thông (thật thà), vâng lời mẹ (có hiếu)
-> Thật thà, sống có tình có nghĩa
H: Giả sử TS biết được hiểm nguy, chàng có đi canh miếu không? vì sao?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, bổ sung
- Có vì TS là dũng sĩ không biết sợ nguy hiểm 
H: Chiến công đầu tiên của TS diễn ra như thế nào?
GV: Treo tranh minh hoạ, HS lên bảng thuật lại cảnh TS đánh Chằn Tinh.
HS: Trình bày
GV: ghi bảng động
TS bị chằn tinh vồ, dùng búa đánh lại.
Chằn tinh hoá phép, TS dùng võ thuật đánh lại.
TS dùng búa xả xác chằn Tinh, chặt đầu mang về.
H: Qua cảnh đó đã bộc lộ phẩm chất gì?
HS: HĐCN, trình bày
GV: NX, kết luận ->
18
3’
14
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc, kể
2. Thảo luận chú thích
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
- Bình thường: Là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Khác thường:
+ Ra đời là do ý định của Ngọc Hoàng
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
+ Được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông. 
 Thạch sanh có nguồn gốc xuất thân cao quý, sống lương thiện đã thể hiện quan niệm về người dũng sĩ là người phi thường và có nguồn gốc từ nhân dân, thần linh.
b. Những chiến công của Thạch Sanh 
* Thạch Sanh đánh giết chằn tinh
- TS đi canh miếu thay Lí Thông.
- TS dùng búa và võ thuật đánh và giết được chằn tinh.
 Thạch Sanh là con người thật thà, sống có tình có nghĩa, giỏi võ nghệ, dũng cảm.
4. Tổng kết: (2p)
- Tác giả dân gian kể về TS với những yếu tố bình thường và khác thường nhằm mục đích gì? Chiến công đầu tiên của TS thể hiện điều gì?
 - Truyện cổ tích thường đựơc trình bày theo phương thức biểu đạt:
 A. Miêu tả B. Tự sự
 C. Miêu tả và tự sự D. Tự sự và miêu tả
- GV sơ kết nội dung bài học.
5. HDHB: (1p)
 - Học bài vở ghi+SGK
 - Đọc hiểu và soạn tiếp những chiến công của TS, ý nghĩa của truyện.
Ngày soạn:27/9/2012
Ngày giảng: 1 /10/2012 Bài - Tiết 24
 Văn bản: Thạch Sanh (tiếp theo)
 A. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện 
Yêu thích truyện cổ, đấu tranh bảo vệ cái thiện, công bằng
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
a. Kiến thức:
+ Trình bày KN truyện cổ tích, truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện ca ngợi người dũng sĩ .
+ Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích TS.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nv và chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Kể lại được 1 câu chuyện cổ tích. 
B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài 
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề....
C. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh ảnh về những chiến công của Thạch Sanh 
HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu 
D. Phương pháp/KTDH: 
1. Phương pháp đọc( KT đọc tích cực )
2. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phân tích, bình giảng (KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn)
3. Phương pháp thảo luận nhóm.( KT chia nhóm, giao nhiệm vụ)
 E. Các bước lên lớp
1. OĐTC: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (3p)
H: Thuật lại chiến công TS giết chằn tinh, Nhận xét về TS qua chiến công đó? 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Khởi động (1’)
H: Trong truyện cổ tích thường có 2 tuyến nhân vật đối lập nhau đó là những tuyết nhân vật nào?
HSTL
 GV:Nhân dân ta vẫn thường quan niệm và mong muốn thiện thắng ác, vậy quan niệm ấy thể hiện như thế nào trong phần cuối truyện, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung chính
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu:
+ Phân tích những chiến công của TS; phân tích những việc làm để thấy được bản chất của Lí Thông.
+ Nêu được ý nghĩa của truyện
- Cách tiến hành:
GV: Sau khi TS diệt được chằn tinh, về nhà. Mẹ con Lí Thông nham hiểm độc ác lại tìm cách hãm hại TS, thử thách 1 vừa qua, thử thách đã 2 ập đến. H: Đó là thử thách gì?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
H:Cuộc chiến đấu với đại bàng dưới hang diễn ra như thế nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Giới thiệu bức trang minh hoạ hành động của Thạch Sanh bắn đại bàng
 TS dùng tên vàng bắn trọng thương đại bàng, TS tự mình xuống hang sâu, đại bàng vung cánh chĩa vuốt lao đến TS dùng cung tên bắn mù mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắt, bổ đầu con quái vật. TS lấy giây buộc công chúa để quân kéo lên trước. ->
H: Nếu biết trước là Lí Thông sẽ tìm cách hại mình TS có đi không? Vì sao?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
H: Có người cho rằng TS thật thà đến đần độn dễ bị mắc lừa hết lần này đến lần này đến lần khác mà không biết. Em nghĩ như thế nào về ý kiến này?
HS:....
H: Qua chiến công diệt đại bàng đã thể hiện phẩm chất gì của TS?
HS: HĐCN, trả lời
GV: Nx, chốt ->
H: Sau khi cứư được công chúa, Thạch Sanh gặp phải chuyện gì?
H: Em hãy kể lại chuyện đó qua bức tranh minh hoạ?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
 TS bị Lí Thông cho người lấp cửa hang, TS gặp Thái Tử con trai vua Thuỷ Tề, đựơc tặng đàn thần-
H: Nhận xét về TS qua chiến công này? Vì sao TS từ chối mọi châu báu vua Thủy Tề tặng mà chỉ nhận cây đàn?
HS:...
GV: Trong mọi thử thách, TS luôn là người thật thà, tốt bụng và dũng cảm, mưu trí. Chàng chiến đầu bảo vệ điều thiện chứ không vì bản thân, không ham lợi.
H: Từ thủy cung trở về, Thạch Sanh đã gặp nạn gì?
HS: Hồn chằn Tinh, đại bàng báo thù-> TS bị bắt vào ngục tối
H: Chàng đã làm gì để thoát khỏi ngục tối
HS Đem đàn ra gẩy
GV: Đọc phần đọc thêm (SGK.67)
H: Tiếng đàn có tác dụng ntn? Ý nghĩa của tiếng đàn?
Với cây đàn, TS coi nó như 1 người bạn nhưng tiếng đàn thánh thót của cây đàn thần kì đã chữa khỏi bệnh cho công chúa QN.TSdd]ơcj giải oan, tội ác LT bị vạch trần. Đólaf tiếng đàn giãi bày tình yêu, đòi công lí
GV bình: Âm nhạc có sức mạnh thần kì..giãi bày nỗi oan trái của TS; tố cáo, vạch trần sự giả dối, gian trá, bội bạc của LT-> Là tiêng đàn công li, ước mơ của nhân dân
H: Theo em nhân dân muốn đặt niềm tin vào đạo đức hay tài năng của chàng?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
- Cả đạo đức và tài năng nhưng niềm tin vào đạo đức ở TS là lớn hơn
GV bình: Người dũng sĩ cần có tài mới tiêu diệt được cái ác. Nhưng cái tài của chàng xuất phát từ tâm đức, từ bản năng lương thiện của chàng, TS là nhân vật thể hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân về các giái trị đạo đức tốt đẹp của con người.
H: Thử thách cuối cùng đến với TS là gì?
TS đã đẩy lùi 18 nước chư hầu bằng cách nào?
HS: Quan sát tranh, TL: Dùng tiếng đàn
GV bình: Tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê hương, tiếng đàn kêu gọi hòa bình-. Thu phục quân xâm lược 
H: Tại sao TS ko dùng sức mạnh của binh sĩ để đánh quân xâm lược mà lại dùng tiếng đàn?
HSTL
GV dùng tranh in cho hs q.sát cảnh TS đãi quân sĩ 18 nước bằng niêu cơm nhỏ 
H: Em nhận xét gì về 2 thứ vũ khí: cây đàn và niêu cơm thần? Ý nghĩa của việc xây dựng 2 chi tiết trên?
HS: Là 2 thứ vũ khí bình thường, giản dị nhưng có sức mạnh thần kì 
+ Tiếng đàn t.hiện tâm hồn trong sáng, nghĩa hiệp của TS, là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân-> vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
Cũng là tiếng đàn “ tích tịch tình tang” ấy mà đã vạch mặt kẻ thù thì nham hiểm, bất nhân , vạch mặt Lí Thông, giải câm cho cong chúa , làm nhụt chí xâm lược của 18 nước chư hầu. Đó là tiềng đàn công li nhân đạo và khái niệm hoà bình của nhân dân.
- Niêu cơm nhỏ xíu mà cứ ăn hết lịa đầy, làm cho quân tướng 18 nước chư hầu ăn no bụng mà vẫn chưa hết khiến cho họ ngạc nhiên và khâm phục.TS đãi họ = sự chân tình mộc mạc của lòng người, tấm lòng nhân đạo, ko bao giờ vơi cạn, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta
H: Cảm nghĩ chung của em về TS?
HS: .....
GV: Chốt ->
Đây là p/c tiêu biêu của nhân dân ta
GV: Để tôn vinh người dũng sĩ TS nhân dân đã tạo nên 1 nhân vật có chức năng đối lập với TS đó là Lí Thông.
H: Trong truyện Lí thông đã có những việc làm gì với Thạch Sanh?
H: Trong truyện Lí Thông đã mấy lần hãm hại TS? Đó là những lần nào?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, bổ sung
L1: Lừa TS canh miếu thờ, cướp công giết Chằn tinh mà TS lập được.
L2: cướp công TS cứu công chúa, lấp miệng hang nhốt TS, định làm phò mã.
H: Những việc làm đó cho thấy Lí Thông là người ntn? Lí Thông tương trưng cho loại người nào trong thế giới truyện cổ tích?
HS: HĐCN, trả lời 
GV: NX, chốt ->
TS và LT luôn đối lập về tính cách, hành động-> nhân vật phản diện-> đặc điểm xd nhân vật của thể loại 
GV: Truyện kể rằng sau khi được TS tha mạng mẹ con Lí Thông về đến nửa đường bị sét đánh chết hoá kiếm thành bộ hung. Còn TS sau bao gian chuân được hưởng hạnh phúc lâu bền( kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua)
H: Qua cách kết thúc truyện này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? 
HS: Thảo luận nhóm bàn(2’)-> Báo cáo – N.xét
GVKL: Những kẻ ác sẽ bị trừng trị thích đáng còn những người người lành sẽ được hưởng hạnh phúc-> niềm tin vào công lí và ước mơ về sự đổi đời ...
H: Cách kết thúc truyện có phổ biến trong truyện cổ tích ko? VD?
HS: Phổ biến.VD: Sọ Dừa, Tấm Cám ...
H: Truyện TS có ý nghĩa ntn?
HS: HĐCN, trả lời
GV Kết luận
Hoạt động 3:HDHS rút ra Ghi nhớ
- Mục tiêu:
+ khái quát đựợc nghệ thuật cơ bản và ý nghĩa của truyện 
- Cách tiến hành:
H: Nghệ thuật đặc sắc của truyện?
HS: HĐCN, trả lời
GV: NX, khắc sâu
Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo (Công chúa lâm nạn lại gặp được TS, công chúa bị câm vô tình nghe tiếng đàn TS mà khỏi bệnh, TS được giả oan rồi nên vợ chồng)
Sử dụng nhiều chi tiết thần kì
+ Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình, khẳng định tài năng, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
+ Niêu cơm tượng trưng cho tình thương, nhân ái, ước vọng đoàn kết, hòa bình của nd.
+ Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ, niềm tin vào các giá trị đạo đức...
HS: Đọc to ghi nhớ
Hoạt động 4: HDHS Luyện tập
- Mục tiêu:
+ Kể lại câu truyện TS bằng lời văn
+ Vẽ 1 bức tranh minh hoạ về 1 trong số các chiến công của TS
- Cách tiến hành:
HS: 1 em kể. NX
GV: NX, uấn nắn
HS: vễ tranh theo cảm nhận (về nhà)
GV Kết luận
20
5’
5
3
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 
b. Những chiến công của Thạch Sanh 
* Thạch Sanh đánh giết chằn tinh
* Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa
 TS một mình giết đại bàng và xuống hang sâu cứu được công chúa.
 Việc cứu công chúa thể hiện sự dũng cảm , cam đảm của TS (>< sự xảo trả, ích kỉ của Lí Thông).
* Cứu con vua Thuỷ Tề và chữa khỏi bệnh cho công chúa bằng tiếng đàn
- TS cứu được thái tử con vua Thủy Tề, được tặng đàn thần.
- Công chúa khỏi bệnh nhờ tiếng đàn của TS.
Thể hiện quan niệm về ước mơ công lí
* Thu phục quân xâm lược
 Tiếng đàn của TS khiến quân 18 nước chu hầu rút quân. 
Điều đó thể hiện lòng nhân đạo và yêu chuộng hoà bình của Thạch Sanh.
 Thạch Sanh là người thật thà, tốt bụng, dũng cảm tài năng, có lũng nhân đạo, yêu hoà bình.
2. Nhân vật Lí Thông
- Lí Thông đã lợi dụng, lừa gạt, hãm hại, cướp công của TS
 Lí Thông đại diện cho loại người sảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
3. ý nghĩa của truyện 
- Ca ngợi dũng sĩ TS
- Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức thiện thắng ỏc, công lí, xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân.
IV. Ghi nhớ ( SGk-T67)
V. Luyện tập
- Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh
- Chọn một chiến công của TS vẽ tranh minh hoạ
4. Tổng kết: (2’)
- Những nv nào trong truyện đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc? tại sao?
5. HDHB: (1’)
 - Học bài vở ghi+SGK
 - Đọc hiểu và trả lời câu hỏi bài “ Chữa lỗi dùng từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxThạch Sanh (2).docx