Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 12

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.

 -Kể lại được truyện này.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể và cảm thụ được nội dung truyện.

 * GDKN SỐNG: Tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo, tự tin giao tiếp

 3.Thái độ:

 -Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông đất nước.

II.Chuẩn bị :

 1. Giáo viên:

 -Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK

 -Tranh Gióng nhổ tre ngà đánh giặc và Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

 2. Học sinh:

 

doc 27 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chuẩn bị bài: “Từ mượn’’
	_______________________________________________
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2:
TIẾT 6: 
TỪ MƯỢN
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm từ mượn.
 - Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
 - Nguyên tắc từ mượn trong tiếng Việt.
 - Vai trò của từ mượn trng hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
 - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
 - Viết đúng những từ mượn.
 3. Thái độ:
 - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
 - Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên:
 - SGK,SBT, SGV, Sách tham khảo
 - Giáo án 
 2. Học sinh:
 -Đọc và soạn bài ở nhà
 -SGK, Vở ghi, bút, giấy nháp 
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
6A1: 6A2:
 2. Kiểm tra:
 ? Phân biệt từ đơn và từ phức? Lấy VD?
 3. Bài mới:
 Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Để giải đáp các câu hỏi trên mời các em cùng đi tìm hiểu bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Hình thành khái niệm từ thuần Việt và từ mượn; hướng dẫn tìm hiểu về nguyên tắc mượn từ
?Em hiểu nghĩa của từ" trượng" và"tráng sĩ" là ntn?
- GV gợi ý HS xem lại chú thích bài Tháng Gióng
- Gv giảng thêm
 Trượng có nghĩa là rất cao, tráng sĩ là cường tráng, mạnh mẽ và làm việc lớn. 
 ?Các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
- Hs đọc mục 3.
 ?Từ nào mượn tiếng Hán?Từ nào mượn ngôn ngữ khác?
?Em có nhận xét gì về cách viết từ mượn?
?Em hiểu thế nào là từ thuần Việt ? thế nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn?
Hs đọc.
GV gọi HS đọc đoạn trích.
?Em hiểu ntn về ý kiến của Bác ?
?Vậy em hiểu gì về nguyên tắc mượn từ?
*Vận dụng: Mỗi em HS sẽ lấy một VD về từ mượn ngoài SGK.Sau đó đặt câu với từ từ đó.Và nhận xét đặc điểm ,nguồn gốc của từ mượn đó.
*HĐ 3: Hướng dẫn làm phần luyện tập
- GV gọi HS lên làm bài tập 1 trong sgk
- GV sửa lại 
 GV cho HS thảo luận nhóm
GV cho HS làm bài tập nhanh
I. Bài học: 
1. Từ thuần Việt và từ mượn.
 * Ngữ liệu:
 Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
 * Nhận xét:
-Các từ này có nguồn gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) -> Mượn từ tiếng Hán.
 +Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan. 
 +Mượn ngôn ngữ khác:
-Từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu: ra-di-ô,
In-tơ-nét
 -Từ mượn Ấn-Âu đã Việt hóa cao:
ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm
 *Cách viết từ mượn:
 -Từ mượn được Việt hóa cao.VD:mít tinh, te nít, xô viết
-Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn.VD:bôn-sê-vich,ra-di-ô, in-tơ-nét
 *.Kết luận:
-Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tác
-Từ mượn là ngôn ngữ mượn từ các nước khác(Hán, Ấn Âu).
-Nguồn gốc từ mượn: tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh
 * Ghi nhớ :SGK- Tr 25
 2. Nguyên tắc mượn từ. 
 *Ngữ liệu:SGK- T25
 *Nhận xét:
-Mặt tích cực của việc mượn từ:làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc
-Mặt tiêu cực của việc mượn từ:làm ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu mượn tùy tiện.
 * Kết luận:
- Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ
- Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
 *Ghi nhớ :SGK-Tr 25
II. Luyện tập: 
 1. Bài tập 1: SGK-Tr26. 
Ghi lại các từ mượn
a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân
c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn giắc-xơn, in-tơ-nét.
2. Bài tập 2 : SGK- Tr26. 
Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt
- Khán giả: người xem
+ Khán: xem
+ Giả: người
- Thính giả: người nghe
+ Thính: nghe
+ giả: người
- Độc giả: người đọc
+ Độc: đọc
+ Giả: người
- Yếu điểm: điểm quan trọng
+ yếu: quan trọng
+ Điểm: điểm
- Yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng
+ Yếu: quan trọng
+ Lược: tóm tắt
- Yếu nhân: người quan trọng
+ Yếu: quan trọng
+ Nhân: người
3. Bài tập 3: SGK-Tr 26.
 Hãy kể tên một số từ mượn
- Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, km, kg...
- Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, pê-đan, gác đờ- bu...
- Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông...
 4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ. 
 -Khát quát kiến thức: từ thuần việt, từ mượn, nguyên tắc mượn từ. 
 5. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài, thuộc ghi nhớ.
-Hoàn thiện bài tập.
-Làm bài tập 4,5 SGK-Tr 26
-Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn tự sự”
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2: 
TIẾT 7: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của văn bản tự sự
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được văn bản tự sự.
 - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
 3. Thái độ:
 - Tầm quan trọng trong việc nhận biết đặc điểm của văn bản tự sự
 II. Chuẩn bị: 
 1.Giáo viên:
 -SGK, SGV, SBT,Sách tham khảo
 -Giáo án 
 2. Học sinh:
 -Đọc và soạn bài ở nhà
 -SGK, Vở ghi, bút, giấy nháp 
III.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
6A1: 6A2:
 2. Kiểm tra :
 ? Từ thuần Việt là gì? Thế nào là từ mượn? Cho VD minh họa ?
 3. Bài mới:
 Nay từ khi còn bé các em đã được nghe ông bà, cha, mẹ kể những câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn đầy li kì ,hấp dẫn.Và ở mỗi câu chuyện đó đều xuất hiện những sự việc, sự vật chứa đựng biết bao điều tuyệt vời, mứi mẻ và lạ lẫm. Đó là một thể loại gọi là tự sự. Vậy tự sự có ý nghĩa gì? Phương thức tự sự như thế nào? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thể loại này.	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ : Hình thành kiến thức về đặc điểm và ý nghĩa của phương thức tự sự
GV:Hs đọc
 Trả lời câu hỏi a.
?Trong trường hợp trên nếu muốn cho mọi người biêt Lan là một người bạn tốt, em phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu em kể một câu chuyện không liên quan đến Lan là người bạn tốt thì câu chuyện có ý nghĩa không?
(Câu chuyện lạc đề, không đáp ứng được nhu cầu của người nghe).
?Văn bản Thánh Gióng kể về ai? Ở thời nào? 
?Hãy liệt kê các sự việc trước sau của truyện?
?Vậy tự sự có ý nghĩa như thế nào?
Tự sự giúp người nghe hiểu biết về , sự vật, sự việc. Để giải thích, khen, ngườichê qua việc người nghe thông báo cho biết.
GV: Mời HS đọc to
I.Bài học: Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
 1. Ngữ liệu: SGK- Tr 27, 28.
 2. Nhận xét:
-Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích để khên chê, để học tập. 
- Đối với người nghe là muốn tìm hiêủ, muốn biết, đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích...
-Câu chuyện lạc đề, không đáp ứng được nhu cầu của người nghe.
-VB kể về Thánh Gióng, thời Hùng Vương thứ sáu
- Các sự việc trước sau của truyện Thánh Gióng:
 +Sự ra đời của Thánh Gióng
 + Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
 +Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
 +Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
 +Thánh Gióng đánh tan giặc
 +Thánh Gióng bay về trời
 +Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
 +Những dấu tích còn lại.
Þ Trình bày một chuỗi các sự việc liên tiếp.
 3. Kết luận: 
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc từ sự việc này đến sự việc kia kết thúc để thể hiện một ý nghĩa.
-Giả thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, khen, chê.
 *Ghi nhớ: SGK-Tr T28.
 4. Củng cố: 
 - Khái quát, ghi nhớ. 
 5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: phần còn lại.
	_____________________________________________
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2: 	
TIẾT 8: 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của văn bản tự sự
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được văn bản tự sự.
 - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ:
 - Tầm quan trọng trong việc nhận biết đặc điểm của văn bản tự sự
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
 - SGK, SGV, SBT,Sách tham khảo
 - Giáo án 
 2. Học sinh:
 -Đọc và soạn bài ở nhà
 -SGK, Vở ghi, bút, giấy nháp 
III.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
6A1: 6A2:
 2. Kiểm tra :
 ?Em hiểu tự sự là gì? Lấy VD?
 3. Bài mới.
 Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học về phưng thức tự sự
 để làm các bài tập phần luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ: Hướng dẫn làm phần luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập 1
?Ở truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
?Truyện kể ở ngôi thứ mấy? ý nghĩa của truyện là gì?
Hướng dẫn làm bài tập 2
?Đây có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
Hướng dẫn làm bài tập 3
Học sinh đọc yêu cầu trong SGK và trả lời câu hỏi.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1: SGK-Tr 28.
-Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông gìa mang màu sắc hóm hỉnh; kể theo trình tự thời gian, các sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ; thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cùng hơn chết.
-Truyện kể ở ngôi thứ 3.
- ý nghĩa: Cầu được ước thấy.
 Ngợi ca trí thông minh , linh hoạt.
 Tư tưởng yêu cuộc sống.
 2. Bài tập 2: SGK-Tr 28
- Đây là bài thơ tự sự .
- Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn quá nên đã mắc vào bẫy. Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã chuôi vào bẫy ăn tranh phần của chuột và ngủ ở trong bẫy.
- Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy của chính mình Þ Bài thơ tự sự.
- Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ.
+ Bé mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng, treo lơ lửng trong cái cạm sắt.
+ Cả bé, cả mèo đều nghĩ chuột tham ăn nên mắc bẫy ngay.
+ Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. chúng chí cha, chí choé khóc lóc, cầu xin tha mạng.
+ Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò...chắc mèo ta đang mơ.
-Mục đích: Chế giễu tính tham ăn của mèo khiến mèo dính bẫy của chính mình.
 3. Bài tập 3: SGK- Tr 28
-Văn bản 1 là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lầ thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3-4- 2002.
- Văn bản 2: Đoạn văn "Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược là một bài trong LS lớp 6
-Cả hai văn bản dều có mội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
 4. Củng cố: 
 -Khát quát kiến thức về văn tự sự và những lưu ý khi làm các dạng bài tập nhận biết về văn tự sự .
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, thuộc ghi nhớ; Làm bài tập SBT
 - Soạn: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’’
 Ngày 24/ 08/ 2015
Duyệt của tổ trưởng
Lê Thị Vân
Tuần: 3
Ngày soạn: / 08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2: 	
TIẾT 9: 
 Văn bản SƠN TINH, THỦY TINH
 (Truyền thuyết )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
 - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
 - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
 - Xác định ý nghĩa của truyện.
 - Kể lại được truyện.
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV
- Tài liệu tham khảo
 2.Học sinh:
 -SGK, Vở ghi
 -Soạn bài
III. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định tổ chức:
 6A1: 6A2: 
 2.Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới:
 “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một trong những thần thoại cổ đã trở thành một truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Đó là câu chuyện có nhiều yếu tố tưởng tượng nhưng có cơ sở thực tế. Truyện rất giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật. Một số nhà thơ đã lấy cảm hứng hình tượng từ tác phẩm để sáng tác thơ ca. Để hiểu rõ hơn mời cả lớp cùng theo dõi bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản
GV: Hướng dẫn HS đọc: to, rõ ràng, thể hiện giọng điệu truyền cảm của người kể truyện
GV: đọc mẫu sau đó gọi HS đọc lại
?Em hãy tóm tắt các sự việc chính?
- Tìm hiểu các chú thích 1,3,4
?Dựa vào nội dung văn bản có thể chia làm mấy đoạn ?
?Truyện có mấy nhân vật? nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?
( Nhân vật : 5 nhân vật
Nhân vật chính là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: cả hai dều xuất hiện ở mọi sự việc. Hai vị thần này là biểu tượng của thiên nhiên, sông núi cùng đến kén rể, đi suốt diễn biến câu chuyện)
?Văn bản thuộc thể loại nào?
*HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
? Mở đầu truyện giới thiệu về sự việc gì?
? Ý định của vua Hùng đã dẫn đến sự việc gì?(cầu hôn và giao tranh)
?Tìm những chi tiết giới thiệu hai vị thần?
?Qua đó em thấy hai thần như thế nào?
?Thái độ của Vua Hùng ra sao?
?Điều kiện vua Hùng đặt ra là gì?
?Hãy nhận xét về đồ sính lễ của vua Hùng?
?Vua Hùng ngầm đứng về phía ai? Vua Hùng là người như thế nào?
* GV: Thái độ của vua Hùng cũng chính là thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật Thủy Tinh
Người Việt thời cổ cư trú ở vùng ven núi chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Núi và đất là nơi họ xây dựng bản làng và gieo trồng, là quê hương, là ích lợi, là bè bạn. Sông cho ruộng đồng chất phù sa cùng nước để cây lúa phát triển nhưng nếu nhiều nước quá thì sông nhấn chìm hoa màu, ruộng đồng, làng xóm. Điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh tai họa đối với tổ tiên người Việt.
?Ai là người được chọn làm rể Vua Hùng? Điều đó đã dẫn tới sự việc gì ?
?Theo em mỗi vị thần đại diện cho lực lượng nào?
?Thuật lại cuộc giao tranh giữa hai chàng? Tìm chi tiết nổi bật ?
?Kết quả cuộc giao tranh?
*HĐ 3: Tổng kết nghệ thuật và nội dung bài học
?Khái quát nội dung ,nghệ thuật của truyện?
Hs đọc 
*HĐ 4: Hướng dẫn làm phần luyện tập
? Kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
->GV :Yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện.
?Từ truyện , Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
I.Tiếp xúc văn bản:
 1. Đọc và kể:
* Đọc:
* Các sự việc chính:
- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn, điều kiện chọn rể của vua
- Sính lễ của vua Hùng
- Sơn Tinh rước Mị Nương về núi.
- Thuỷ Tinh nổi giận
- Hai bên giao chiến
- Nạn lũ lụt ở sông Hồng.
 2. Tìm hiểu chú thích.
 (SGK- Tr33)
 3. Bố cục : Ba phần
a.Từ đầu -> “mỗi thứ một đôi”:
Vua Hùng kén rể
b. Tiếp -> “thần nước đành rút quân” :
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần
c. Còn lại: 
Kết quả cuộc giao tranh
.
4. Thể loại :
-Truyền thuyết
II.Phân tích văn bản.
 1. Vua Hùng kén rể:
- Mị Nương xinh đẹp, nết na.
- Vua Hùng muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần:
 a. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn:
- Hai vị thần khổng lồ, uy nghi, tài năng siêu phàm, họ có chung một ước nguyện là được cưới Mị Nương làm vợ
- Hai vị thần cùng xuất hiện, tài năng ngang nhau.
- Vua Hùng băn khoăn, khó xử, đặt điều kiện
-Điều kiện: “một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chính hồng mao, mỗi thứ một đôi”
- Đồ sính lễ của vua Hùng kì lạ và khó kiếm nhưng đều là những con vật sống ở trên cạn. 
-Vua Hùng ngầm đứng về phía Sơn Tinh, vua đã bộc lộ sự thâm thuý, khôn khéo.
- Sơn Tinh đến sớm hơn, lấy được công chúa Mị Nương.
- Thuỷ Tinh ghen tức, oán nặng thù sâu với Sơn Tinh.
 b. Cuộc giao tranh giữa hai chàng:
- Thuỷ Tinh: đại diện cho cái ác, cho hiện tượng thiên tai lũ lụt.
- Sơn Tinh: đại diện cho chính nghĩa, cho sức mạnh của nhân dân chống thiên tai.
- Hai thần giao tranh quyết liệt.
- Chi tiết: Thủy Tinh hô mưa gọi gió ,làm dông bão, nước ngập hết nhà cửa ruộng vườn... Sơn Tinh dùng phép bốc từng quả đồi, dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ->miêu tả đúng tính chất ác liệt của cuộc đấu tranh chống thiên tai gay go, bền bỉ của nhân dân ta.
3. Kết quả cuộc giao tranh:
- Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.
- Năm nào cũng thắng.
III. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật:
- Tưởng tượng phong phú kỳ ảo.
-Xây dựng hình tượng hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao.
 2. Nội dung:
- Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt.
- Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt, ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta.
* Ghi nhớ: SGK- Tr34.
IV. Luyện tập.
 1.Bài tập 1: SGK-Tr34
 2.Bài tập 2 : SGK-Tr34
* Gợi ý: Đảng và nhà nước ta đã ý thức được tác hại to lớn do thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo nhân dân ta có những biện pháp phòng chống hữu hiệu, biến ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân thời xưa trở thành hiện thực.
 4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung bài.
- Nhận xét giờ 
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 3/SGK-Tr 34, bài tập1/SBT-Tr15
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2:	
TIẾT 10:
NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm nghĩa của từ.
 - Cách giải thích nghĩa của từ. 
 2. Kĩ năng:
 - Giải thích nghĩa của từ.
 - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
 - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
II. Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, SGV
 - Tài liệu tham khảo
 2 .Học sinh:
 -SGK, Vở ghi
 -Soạn bài
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 6A1: 6A2: 
 2. Kiểm tra:
?Phân tích cuộc giao tranh giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Em yêu mến nhân vật nào? Vì sao?
 3. Bài mới:
 Từ là đơn vị có hai mặt trong ngôn ngữ.Về hình thức gồm có ngữ âm, cấu tạo, ngữ pháp.Về nôi dung gồm có nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Vậy nghĩa của từ là gì? Dựa vào đâu để ta giải thích? Mời các em cùng theo dõi bài học.
Hoạt động của GV- HS 
Nội dung
*HĐ 1: Hình thành khái niệm nghĩa của từ và hướng dẫn tìm hiểu các cách giải thích nghĩa của từ
?Các chú thích trên ở văn bản nào?
?Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
?Các bộ phận được ngăn cách bằng dấu hiệu ngữ pháp nào?
(Dấu 2 chấm)
?Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
- Em hiểu từ "đi", "chạy" nghĩa là thế nào?
- Từ ông, bà. chú, mẹ...cho ta biết điều gì?
=>(cho ta biết được tính chất, hoạt động, quan hệ mà từ biểu thị).
?Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình?
? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
Hs đọc phần ghi nhớ.
GV:Yêu cầu HS đọc lại ngữ liệu.
?Nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
GV:Cho HS tìm hiểu một số chú thích ở SGK và cho các em xác định các cách giải nghĩa của từ đó. 
?Nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
Hs đọc phần ghi nhớ.
*HĐ 2: Hướng dẫn làm phần luyện tập
?Đọc lại một vài chú thích trong các văn bản đã học, cho biết mỗi chú thích được giải nghĩa từ theo cách nào?
Điền từ thích hợp vào ô trống?
GV dùng bảng phụ viết săn cho HS lên điền.
- Điền từ thích hợp vào ô trống?
I.Bài học:
1. Nghĩa của từ là gì?
 * Ngữ liệu: SGK -Tr35
 * Nhận xét:
- Hai bộ phận:
 + Từ: tập quán, lẫm liệt, nao núng.
 + Nội dung của từ: Nêu ý nghĩa của từ (ứng với phần ND trong mô hình)
- Bộ phận sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.
 * Kết luận:
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
* Ghi nhớ 1: SGK- T35.
 2. Cách giải thích nghĩa của từ.
 *Ngữ liệu: SGK- T35.
 *Nhận xét:
-Tập quán: được giải thích bằng cách trình bày khái niệm. ( Thói quen của một cộng đồng được hình thành lâu trong đời sống, được mọi người làm theo).
- Nao núng, lẫm liệt: Đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để giải thích.
 * Kết luận:
-> Có hai cách: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; đưa ra từ đồng nghĩa hay trái nghĩa.
 * Ghi nhớ 2:SGK- T35.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:SGK-T36.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Dịch từ Hán Việt.
- Cầu hôn, Lạc hầu: Trình bày khái niệm.
- Phán, tâu: Dùng từ đồng nghĩa.
- Tản Viên: Miêu tả đặc điểm.
2. Bài tập 2 :SGK-Tr 36.
 a. Học tập.
 b. Học lỏm.
 c. Học hỏi.
 d. Học hành.
3. Bài tập 3 :SGK-T36.
 a.Trung bình.
 b.Trung gian.
 c.Trung niên.
 4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung bài học.
 -Tập giải nghĩa các từ: Bản sắc, bản lĩnh, bản ngữ.
+ Bản sắc: Màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính.
+ Bản lĩnh: Đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ hành động của mình không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.
+ Bản ngữ: Ngôn ngữ của bản thân dân tộc được nói đến phân biệt với những ngôn ngữ khác.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học và hoàn thiện bài tập 4, 5-SGK/Tr36
 -Đọc và soạn bài: "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ”
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2:	
TIẾT 11: 
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu :
 1.Kiến thức.
 -Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.
 -Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
 2.Kĩ năng.
 - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự,
 - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể.
 3.Thái độ:
 -Thấy được tầm quan trọng của sự việc, nhân vật trong văn tự sự
II. Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ (2)
 - Tài liệu tham khảo
 2 .Học sinh:
 -SGK, Vở ghi
 -Soạn bài
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 6A1: 6A2: 
 2. Kiểm tra:
 Sự chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới :
 Sự việc và nhân vật là hai yếu tố cơ bản của tự sự. hai yếu tố này có vai trò quan trọng như thế nào, có mối quan hệ ra sao để câu chuyện có ý nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động của GV- HS 
Nội dung
*HĐ: Hướng dẫn tìm hiểu về sự việc và nhân vật trong văn tự sự
GV treo bảng phụ đã viết sẵn các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
?Em hãy chỉ ra các sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên?
Có thể bỏ sự việc nào hoặc đảo vị trí sự vật nào trong các sự kiện đó ?
Các sự việc này có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
?Trong văn bản tự sự, các sự việc được sắp xếp như thế nào ?
Tổ chức cho học sinh thảo luận các câu hỏi ở phần 1b.
- Học sinh trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra những nội dung cụ thể của sự việc trong văn tự sự .
?Hãy tưởng tượng nếu Thuỷ Tinh thắng thì sẽ ra sao?
( Nếu Thuỷ Tinh thắng thì đất bị ngập chìm trong nước, con người không thể

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Thanh_Giong.doc