Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.

- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.

- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nội dung bài học.

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1461Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kiến thức:
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trong bài Cô Tô, em thích câu văn nào nhất? Em hãy đọc diễn cảm câu văn đó và cho biết cái hay, cái đẹp trong đó?
- Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô có gì hay và độc đáo?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Hình như mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho dân tộc của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - Ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và dân tộc VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Ca ngợi NDVN anh hùng , đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu cách đọc sau đó đọc mẫu một đoạn.
- GV gọi HS đọc văn bản
- Nêu một số nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- HD HS tìm hiểu chú thích sgk
- Theo em bài kí có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài văn này thuộc thể loại gì?
- Tác giả dựa trên căn cứ nào để nhận xét: "Tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN"?
- Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN, em có suy nghĩ gì về cách gọi này?
- Hình vẽ trong SGK gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về: Vẻ đẹp? Phẩm chất?
- Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
- Qua vẻ đẹp và phẩm chất của tre, em liên tưởng đến đức tính nào của con người VN?
GV bình: đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất miêu tả giới thiệu và chính luận một cách nhẹ nhàng, tươi mát mà lắng sâu.
- Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt:
+ Làm ăn?
+ Niềm vui?
+ Nỗi buồn?
- Hãy chỉ ra nét NT nổi bật trong các lời văn trên? nêu tác dụng của chúng?
- Câu văn: "Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." có cấu trúc đặc biệt như thế nào?
- Để minh chứng cho nhận xét: "Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", Tác giả đã dùng những ,lời văn nào?
- Có gì đặc sắc trong các lời văn trên?
- Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
- Lời văn ở đây có đặc điểm gì?
- Qua đó giá trị của tre được phát hiện ở phương diện nào?
- Vị trí của tre trong tương lai đã được tác giả dự đoán như thế nào?
- Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế?
- Kết thúc bài văn tác giả viết: "Cây tre VN! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao qúi của dân tộc VN."?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
- Yêu cầu đọc: Khi trầm lắng dịu dàng, sôi nổi, khẩn trương, thủ thỉ, tâm tình, hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng.
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả 
- Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. 
- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
b. Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bé phim ca ngîi cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p cña d©n téc ta.
c. Giải thích từ khó: sgk
3. Bố cục: 4P
- P1 (Từ đầu... Như người): Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người VN.
- P2 (Tiếp ... chung thuỷ): Cây tre - người bạn thân của người dân VN anh hùng trong lao động.
- P3 (Tiếp..chiến đấu): Cây tre, người đồng chí- anh hùng chiến đấu.
- P4 ( Còn lại) Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước.
* Thể loại: 
- Bút kí chính luận trữ tình, thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu.
II. Phân tích văn bản.
1. Tre - người bạn thân của nhân dân Việt Nam:
- Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.
- Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN: đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của con người VN. Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và quý trọng cây tre của dân tộc.
- Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê VN; là hình ảnh của làng quê VN.
2. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:
- Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thảng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
Þ Tác giả dùng nhiều tính từ (thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc), có tác dụng gợi tả vẻ đẹp và những phấm chất đáng quí của cây tre VN.
- Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân VN, đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ.
3. Tre gắn bó với đời sống của con người VN:
a. Trong đời sống hàng ngày:
- Làm ăn: Dưới bóng tre xanh, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa , vỡ ruộng, khai hoang, tre là cánh tay của người nông dân. cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
- Niềm vui: Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê; là niềm vui duy nhất của tuổi thơ đánh chắt, dánh chuyền; tuổi già với chiếc điếu cày tre là khoan khoái...
- Nỗi buồn: Suốt một đời người, từ thuở lọt làng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre...
Þ Nét NT nổi bật: Nhân hóa, xen thơ vào lời văn, tạo nhịp cho lời văn (Cối xay tre, nặng nề quay). Có tác dụng tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người. Lời văn dễ nghe, dễ nhớ. Bộc lộ cảm xúc tha thiết của người Viết đối với tre.
- Câu văn với cách ngắt nhịp ngắn, khá dều đặn 3/3/4/3 vần lưng "ay" láy 4 lần đã gợi cho người đọc hình dung phần nào sự nghèo khổ, vất vả, lam lũ, quanh quẩn, nặng nề của đời sống nhân dân VN chúng ta bao thế kỉ. Hình ảnh cối xay tre dã trở thành một hoán dụ.
b. Trong kháng chiến chống Pháp:
- Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ quốc.
- Cái chông tre sông Hồng.
- Tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong vào xe tăng.
- Tre hi sinh để bảo về con người.
Þ Điệp từ tre, hình ảnh nhân hoá đã khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộcVN.
c. Tre là người bạn đồng hành của nhân dân VN:
- Âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.
Þ Câu văn ngắn, cấu trúc như thơ. 
- Qua đó ta thấy được giá trị của tre: là âm nhạc của làng quê. Là cái phần lãng mạn của sự sống làng quê VN.
d. Vị trí của tre trong tương lai: Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN.
Þ Tác giả đã dựa vào sự tiến bộ của xã hội, dựa vào sự gắn bó của tre với đời sống DT, nhất là tâm hồn DT để dự đoán.
- Tác giả cảm nhận cây từ tre những phẩm chất cao quí của dân tộc VN; đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của cây tre VN, cũng là sức sống của dân tộc ta.
III. Tæng kÕt: 
* Ghi nhớ:
 Víi nghÖ thuËt sö dông chi tiÕt, h×nh ¶nh mang tÝnh biÓu t­îng vµ biÖn ph¸p tu tõ nh©n ho¸, t¸c gi¶ ®· nªu bËt h×nh ¶nh cña c©y tre - ng­êi b¹n g¾n bã th©n thiÕt vµ l©u ®êi víi con ng­êi vµ ®¸t n­íc ViÖt Nam.
Hoạt động 3: Luyện tập :
- Vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng cao quý của con người Việt Nam
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Phẩm chất của cây tre ?
- Giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó của đối với con người ?
5. HDVN:
- Học kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hoá đặc sắc.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 110 – Tiếng Việt:	
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: 
+ Nội dung bài học.
+ Bảng phụ
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu các thành phần chính của câu? Cho ví dụ?
- Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
- GV treo bảng phụ 
- Gọi HS đọc 
- Đọan văn gồm mấy câu?
- Mục đích của các câu ?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân loại câu theo mục đích nói?
- Hãy sắp xếp 4 câu trần thuật trên thành 2 loại: Câu có 1 cụm C-V và câu có 2 cụm C-V sóng đôi
- Nhắc lại câu trần thuật đơn dùng để làm gì?
- Gv chia lớp làm 4 nhóm thảo luận
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS đọc bài tập
- Gọi HS xác định
- Gọi HS đọc
- Gọi HS trả lời, nhận xét .
- Gọi HS đọc
- Yêu cầu HS trả lời cá nhân
I.Bài học:
1. Câu trần thuật đơn là gì ?
- Đoạn văn gồm 9 câu.
- Câu 1,2,6,9: Dùng để kể. tả, nêu ý kiến 
 Þ Câu trần thuật (Câu kể).
- Câu 4: Dùng để hỏi 
 Þ Câu nghi vấn (Câu hỏi).
- Câu 3,5,8: Bộc lộ cảm xúc
 Þ Câu cảm (Cảm thán).
- Câu 7: Cầu khiến 
 Þ câu cầu khiến (Mệnh lệnh).
- Câu có một cặp C-V: câu 1, 2, 9.
- Câu có hai cặp C-V: câu 6
* GV kết luận: Câu có một cụm C-V dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể người ta gọi là câu trần thuật đơn.
* Ghi nhớ: SGK/101
* Bài tập nhanh : Theo nhóm 
- Cho mỗi nhóm HS đặt 2 câu trần thuật đơn 
II. Luyện tập :
1. Bài tập 1: Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng:
 Câu 1: Ngày thứ năm... sáng sủa 
 Þ Dùng để tả cảnh
Câu 2: Từ khi... trong sáng như vậy 
 Þ dùng để nêu ý kiến nhận xét.
2. Bài tập 2: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng
- Câu a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
3. Bài tập 3: Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật:
Cả 3 đoạn văn đều:
- Giới thiệu nhân vật phụ trước
- Miêu tả việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ
- Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệ nhân vật chính.
4. Bài tập 4: Nhận xét tác dụng của câu mở đầu
- Giới thiệu nhân vật
- Miêu tả hoạt động của các nhân vật
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Thế nào là câu trần thuật đơn? Câu trần thuật đơn dùng để làm gì?
5. HDVN
- Học kĩ bài, nhớ được khái niệm câu trần thuật đơn.
- Nhận diện câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Làm bài tập 4 SGK
- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn có từ là.
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 111 – HDĐT Văn bản:	
LÒNG YÊU NƯỚC
 (J-li-a Ê-ren-bua)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vửa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút có yếu tố miêu trả kết hợp với biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu của con người
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn thơ mà em thích nhất trong bài Cây tre VN? Giải thích rõ vì sao em thích?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Lòng yêu nước là một thứ tình cảm đẹp nhất của mỗi công dân mỗi dân tộc từ xưa tới nay. Các nhà văn, nhà thơ đều có một cách nói riêng về lòng yêu nước. Trong ca dao có câu: Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Hay Nguyễn Trãi có câu: Ngẫm thù lớn há đội trời chung
 Căm giặc nước thề không cùng sống
 Cũng nói về lòng yêu nước nhưng nhà văn Nga lại có cách nói riêng. Ta xem nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thể hiện tình yêu nước của mình như thế nào qua bài Lòng yêu nước.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Gv nêu yêu cầu đọc
- GV đọc mẫu 
- Gọi HS đọc
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
- GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh sáng tác.
- HD HS tim hiểu từ khó
- Em hãy nhận xét về thể loại ?
- Bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần ?
- Tìm câu văn khái quát về lòng yêu nước?
- Có gì đặc sắc trong câu văn đó?
- Tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất?
- Biểu hiện lòng yêu nước của con người xô Viết gắn liền với nỗi nhớ vẻ đẹp các làng quê yêu dấu của họ. Đó là những vẻ đẹp nào?
- Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những cảnh đẹp đó?
- Em có nhận xét gì về tác giả qua những lời văn miêu tả lòng yêu nước ấy?
- Có gì sâu sắc trong câu văn kết đoạn: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc."?
- Tìm đọc những câu ca dao, câu thơ nói về tình yêu đất nước?
- Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào?
- Lời văn nào diễn tả điều đó?
- Vì sao khi có chiến tranh, khi có kẻ thì xâm lược thì lòng yêu nước lại được thử thách cao độ, nghiêm ngặt nhất?
- Tại sao: " Khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta" thì ta mới hiểu "lòng yêu nước của mình lớn đến nhường nào?"
- Theo em, lòng yêu nước của con người Xô Viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta?
- GV: Liên hệ câu Bác Hồ nói: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng...
- Câu : "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa" có ý nghĩa thiêng liêng như thế nào?
- GV: Liên hệ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta...
- Nêu NT đặc sắc của bài văn?
- Nêu nội dung của bài?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
- Yêu cầu đọc: Đọc vừa rắn rỏi vừa rứt khoát, mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc, nhịp điệu chậm, chắc khoẻ, chân thật, đọc giọng thiết tha, xúc động.
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả
- I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) nhà văn, nhà báo Nga nổi tiếng .
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trích bài bút kí, chính luận Thử lửa viết tháng 6/1942 trong thời kì gay go, quyết liêt nhất của thời kì chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc Xô Viết. Bài báo từng được đánh giá là "Một thiên tuỳ bút trữ tình tráng lệ".
c. Giải nghĩa từ khó: sgk
3. Thể loai và bố cục:
a. Thể loại: Bút kí - chính luận - Trữ tình
b. Bố cục: 3 phần
- P1 (Hai câu đầu): Giới thiệu tưởng chủ đạo của lòng yêu nước: Cội nguồn của lòng yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh.
- P2 (Người vùng Bắc... ngày mai): những biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Liên Xô trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- P3 ( Đoạn còn lại): Sức mạnh vĩ đại và giản dị của lòng yêu nước chân chính
II. Phân tích văn bản
1. Những biểu hiện của lòng yêu nước:
- Câu khái quát về lòng yêu nước: " Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây... rượu mạnh"
Þ Câu văn khái quát đúng qui luật tình cảm yêu nước của con người: yêu bằng những cái rất gần gũi hàng ngày quanh ta, có thể cảm giác được. Câu văn khái quát mà không trừu tượng, rất thấm thía dễ hiểu.
- Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường vì đó là những biểu hiện của sự sống đất nước được con người tạo ra. Chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con người.
* Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước:
- Cánh rừng bên bờ sông cây mọc là là mặt nước.
- Những đêm tháng sáu sáng hồng.
- Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh, tiếng ong bay.
- Khí trời của núi cao, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang rót từ túi da dê.
- Sương mù và dòng sông Nê-va, những pho tượng tạc chiến mã.
- Những phố cũ ngoằn ngoèo, điện Krem-li, tháp cổ...
Þ Tác giả chọn những cảnh tượng mang vẻ đẹp tiêu biểu cho từng vùng đất nước. Đó đều là những gì thân thuộc nhất đối với sự sống con người trên mỗi vùng đất Xô Viết, từ thiên nhiên đến văn hoá, lịch sử.
- Qua những lời văn ta thấy tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với các miền đất nước của ông. Ông như đang bày tỏ lòng yêu nước của chính mình.
- Câu kết đoạn: Nêu được một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê bình thường giản dị. Lòng yêu nước là một thứ tình cảm có thật, từ trong lòng người chứ không hư ảo, trừu tượng.
- Các câu ca dao, câu thơ:
+ Anh đi anh nhớ ... 
+ Đồng Đăng... + Đường vô... 
+ Việt Nam đất nước... (Nguyễn Thi)
+ Đẹp vô cùng Tổ... ( Tố Hữu)......
2. Sức mạnh của lòng yêu nước:
- Thử thách chiến tranh
- "Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu nước mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách"
- Lòng yêu nước vốn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người chân chính. Tuy nhiên, nó sẽ chứng tỏ sức mãnh liệt trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, gay go, quyết liệt khi đất nước bị xâm lăng, khi độc lập tự do của đất nước bị đe doạ.
- Khi nguy cơ mất nước thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy nếu cần sẽ đổ máu hi sinh để đổi lấy. Như vậy. lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được
- Nhiều điều gần gũi:
+ Mọi người VN đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
+ Lòng yêu nước của chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh.
- Câu nói đã nói lên tiếng nói thầm kín nhất, tha thiết nhất, cháy bỏng nhất trong lòng người dân Liên Xô có ý nghĩa thể hiện lòng yêu nước trở thành hành động, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc quang vinh. Và cuối cùng cơn hiểm nghèo đã qua, nước Nga đã từng đứng vững giành chiến thắng vẻ vang.
III. Tổng kết . 
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 3: Luyện tập
Vì sao bài văn chính luận lại có sức lay động lớn tới tâm hồn người đọc đến vậy?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Quan niệm về lòng yêu nước ?
- Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh?
5. HDVN
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản. 
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước..
- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn có từ là
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 112 – Tiếng Việt	
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
3. Thái độ: 
- Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD minh hoạ.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong ngữ liệu trên ? 
- Vị ngữ của các câu đã cho do những từ, cụm từ hoặc từ loại nào tạo thành ? 
- Vậy em có nhận xét gì về vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là ?
- Hãy nêu các loại câu trần thuật đơn có từ là 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3
- Gọi HS đọc bài tập
- Gọi HS xác định CN- VN
- Yêu cầu HS xác định câu trần thuật đơn có từ là.
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập
I. Bài học
1. Tìm hiểu đặc điểm chung của câu trần thuật đơn có từ là : 
a, Bà đỡ Trần // là người huyện Đông Triều
 CN VN
b, Truyền thuyết // là loại truyện
 CN VN
c, Ngày thứ năm trên đảo CôTô// là
 CN
một ngày trong trẻo sáng sủa .
 VN
d, Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại 
 CN VN
* Nhận xét :
 - Vị ngữ :
+ Là cụm danh từ
+ Là Tính từ
+ Trước Vị ngữ có thể thêm các từ : chẳng phải, không phải
* Ghi nhớ sgk 
2. Phân loại câu trần thuật đơn có từ là : 
- Câu định nghĩa : câu b
- Câu giói thiệu : câu a
- Câu miêu tả (hoặc giói thiệu) câu c 
- Câu đánh giá : câu d
* Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
a. Hoán dụ// là gọi tên sự vật hiện tượng...
 CN VN
b. Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh.
 CN VN
 -> Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là
c. Tre// là cánh tay của người nông dân.
 CN VN 
 -> Đây là câu trần thuật đơn có từ là.
- Tre//còn là nguồn vui duy nhất của tuổi ....
 CN VN
-> Đây là câu trần thuật đơn có từ là.
- Nhạc của trúc, nhạc của tre //là khúc nhạc của đồng quê.
 CN VN
-> Đây là câu trần thuật đơn có từ là.
d. Bồ các// là bác chim ri
Chim ri// là dì sáo sậu
Sáo sậu// là cậu sáo đen
Sáo đen// là em tu hú
Tu hú là// chú bồ các 
-> 4 câu trên là câu trần thuật đơn có từ là.
đ. Vua nhớ công ơn// phong là...
 -> Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là.
e. Khóc //là nhục
Và dại khờ// là những lũ người câm
-> Đây là câu trần thuật đơn có từ là.
2. Bài tập 2: Gọi tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
a. Câu định nghĩa
b. Câu 1,2,3 câu miêu tả
d. Câu giới thiệu
e,g . Câu đánh giá
3. Bài tập 3: Viết đoạn về người bạn của em có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là
- Độ dài: 5-7 câu
- Nội dung: tả một người bạn của em
- Kĩ năng: Sử dụng câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu, miêu tả, đánh giá.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
- Các kiểu câu trần thuật có từ là ?
5. HDVN:
- Học bài, nắm chắc đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, các kiểu câu trần thuậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_29.doc