Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

1/Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

B/ Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu bài.

 Nghiên cứu tài liệu: Thơ Đường

 Chú ý đến những tác phẩm của Đỗ Phủ

HS: Ôn lại kiến thức về thơ Đường đã học.

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

C/ Kiểm tra bài cũ:

? Ở những tiết trước các em đã được học một số văn bản thơ của một số nhà thơ đời Đường. Một bạn hãy đứng tại chỗ kể tên những nhà thơ lớn của T.Q đời Đường? Và những tác phẩm đời Đường đã học?

 Lí Bạch, Hạ Tri Chương với các tác phẩm: “Xa ngắm thác núi Lư”, “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Hồi hương ngẫu thư”

? Trong 3 bài thơ đó em thấy tình cảm bao trùm là gì?

 Tình yêu quê hương, đất nước.

GV: Hôm nay cô trò ta sẽ đến với một bài thơ cũng nói về tình yêu quê hương đất nước nhưng lại có cách biểu đạt khác. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11428Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: Văn bản
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
( Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Đỗ Phủ
A/Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
B/ Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài.
 Nghiên cứu tài liệu: Thơ Đường
 Chú ý đến những tác phẩm của Đỗ Phủ
HS: Ôn lại kiến thức về thơ Đường đã học.
Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 
C/ Kiểm tra bài cũ: 
? ở những tiết trước các em đã được học một số văn bản thơ của một số nhà thơ đời Đường. Một bạn hãy đứng tại chỗ kể tên những nhà thơ lớn của T.Q đời Đường? Và những tác phẩm đời Đường đã học?
ị Lí Bạch, Hạ Tri Chương với các tác phẩm: “Xa ngắm thác núi Lư”, “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Hồi hương ngẫu thư” 
? Trong 3 bài thơ đó em thấy tình cảm bao trùm là gì?
 ị Tình yêu quê hương, đất nước. 
GV: Hôm nay cô trò ta sẽ đến với một bài thơ cũng nói về tình yêu quê hương đất nước nhưng lại có cách biểu đạt khác. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. 
D/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Hôm trước cô nhắc các em chuẩn bị bài ở nhà nhớ đọc kĩ phần chú thích dấu *. Bây giờ các em xem trong phần giới thiệu về tác giả có điều gì liên quan đến bài thơ?
GV: Chiếu bức tranh Đỗ Phủ. 
Giới thiệu: Đây là bức tranh khắc gỗ TQ thế kỷ 17. Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quan lại ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam( TQ). Năm lên 7 ông đã biết làm thơ. Cuộc đời ĐP trải qua nhiều bất hạnh: công danh lận đận, con chết lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cuối cùng nằm chết trên một chiếc thuyền rách nát nơi quê người. Ông được người đời tôn vinh là thi thánh, thi sử. Trong số chừng 1500 bài thơ còn lại của ông có rất nhiều bài tuyệt bút như: Binh xa hành, Trông xuân, Đêm trăng, Tam lại... Để hiểu thêm về Đỗ Phủ cũng như những sáng tác của ông chúng ta cùng tham khảo một số cuốn sách sau ( Máy chiếu): Thơ Đỗ Phủ, Đỗ Phủ tuyển tập thơ, Đường thi tân thưởng, Đỗ Phủ nhà thơ dân đen... 
GV:Phần chú thích cho biết bài thơ sáng tác năm 760.
GV chiếu 2 văn bản thơ( phiên âm, dịch thơ).
? Quan sát bài thơ và cho biết bài thơ có được làm theo thể Đường luật không?
? Vậy nó thuộc thể thơ gì?
? Chúng ta đã học bài thơ nào cũng có thể thơ như thế?
- Nhà thơ hiện thực đời Đường (Trung Quốc)
- Cuộc đời nghèo khổ, bệnh tật.
Được bạn bè và người thân giúp đỡ dựng một ngôi nhà bằng tranh cạnh khe Cán Hoa, phía Tây Thành Đô... 
đ HS quan sát.
đ HS nghe
đ Không làm theo thể Đường luật.
đThơ cổ phong
đ Giống bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch.
I/ Tìm hiểu khái quát:
1/ Tác giả:
- Đỗ Phủ (712 – 770)
- Cuộc đời nghèo khổ
- Thi thánh, thi sử
2/ Bài thơ.
- Ra đời năm 760
GV: Nhắc lại cho HS rõ đây là bài thơ cổ phong ( cổ thể).
Vì: - Chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng trắc.
 - Số câu không quy định cụ thể...
Như trên đã nói bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, bài thơ còn thể hiện cái nhìn thương yêu đối với nhân dân lao động. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đi tìm hiểu phần II.
GV hướng dẫn đọc.
? Giọng thơ của bài này có gì khác với những bài thơ trước?
? Đọc bài thơ này em thấy giống với lời kể hay miêu tả?
GV: Vậy khi đọc các em chú ý thể hiện được tính chất kể của bài thơ.
? Yêu cầu 1 đến 2 HS đọc.
GV nhận xét giọng đọc.
? Theo em trong văn bản này Đỗ Phủ tả cảnh hay kể một sự việc?
? Sự việc đó là sự việc gì?
? Sự việc này được kể qua mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu sự việc thứ nhất tương ứng với khổ thơ 1.
đ những bài trước chủ yếu là miêu tả
đ bài này: giọng kể
đ1 HS đọc
đ Kể một sự việc.
đ Sự việc: Nhà tranh bị gió thu phá.
đSự việc này được kể qua 3 cảnh: 
- Nhà tranh bị gió thu phá. 
- Lũ trẻ cướp tranh.
- Cảnh nhà trong đêm mưa.
II/Tìm hiểu chi tiết.
1/ Nhà tranh bị gió thu phá.
? Quan sát khổ thơ thứ nhất và cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của khổ thơ này là gì?
? Trong sự việc đầu tiên ấy tác giả chú ý miêu tả đối tượng nào?
? Em hãy cho biết “tranh” ở đây được miêu tả cụ thể như thế nào?
? Một ngôi nhà mà chỉ cần một trận gió lớn đã tốc hết tranh, em có nhận xét gì về ngôi nhà?
? Từ đó gợi cuộc đời chủ nhân như thế nào?
? Trước cảnh tượng như vậy em hãy hình dung tâm trạng nhà thơ lúc này?
đ Miêu tả (kết hợp với tự sự).
đTranh.
đ Rải, bay, treo
đ Nhà: tồi tàn, xơ xác, tiêu điều, không vững vàng, không chắc chắn.
 đ Chủ nhân: Sống một cuộc sống rất nghèo.
đ Rất buồn.
Tranh.
Rải, bay, treo
xơ xác, tiêu điều
nghèo.
buồn.
? Hãy đọc bằng mắt và phát hiện xem ở khổ thơ thứ hai tác giả tiếp tục kể diễn biến sự việc nào xảy ra?
? Hãy tìm những câu thơ đặc tả bọn trẻ?
? Theo các em hành động“cướp” thể hiện điều gì?
?Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với “cướp”?
? Vậy tại sao tác giả không dùng những từ ấy mà lại dùng từ “cướp”?
? Các em thử đoán xem chúng cướp tranh về làm gì? Chúng đáng thương hay đáng giận?
? Từ đó giúp em hiểu hiện thực XH lúc bấy giờ như thế nào?( đến cả lũ trẻ cũng đi cướp của người khác một cách ngang nhiên) 
?Trước tình cảnh như thế em hình dung như thế nào về tâm trạng của nhà thơ?
? Nhà thơ tức giận vì lũ trẻ quá trơ tráo, trắng trợn, nhưng theo em ông còn ấm ức tức giận bởi lí do nào nữa?
? Để biểu lộ nội dung trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Nếu được chứng kiến cảnh lũ trẻ kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ, ĐP la hét không được đành quay về chống gậy lòng ấm ức em có cảm nghĩ gì? 
đ Khinh- nhè- xô- cướp- đi tuốt.
đKhinh thường người khác, trơ tráo trắng trợn lấy của người khác.
đ Ăn trộm, lấy, nhặt, giành. 
đNhững từ ấy không nêu bật được ý trơ tráo, trắng trợn của bọn trẻ. Cướp thể hiện hành động lấy giữa ban ngày ban mặt, không coi người khác ra gì.
đ Chúng cướp về để lợp nhà vì nhà chúng cũng nghèo. Chúng đáng giận mà cũng thật đáng thương.
đ XH loạn lạc, bất công.
đ ấm ức, tức giận đ uất ức
đ Căm phẫn XH rối ren, đảo điênđphê phán lên án chiến tranh, lên án XH phong kiến đã gây bao cảnh đời vất vả như chính tác giả.
đ Tự sự (kết hợp với biểu cảm).
- Thương Đỗ Phủ.
- Tức giận bọn trẻ...
2/ Lũ trẻ cướp tranh.
XH loạn lạc, bất công.
uất ức
Căm phẫn
GV: Chiến tranh liên miên, loạn An Lộc Sơn khốc liệt, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, khong chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, phép tắc gì nữa. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn “ đạo tặc”. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, XH thì đảo điên, tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, Đỗ Phủ muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.
? Theo dõi khổ thơ thứ 3 và cho biết, phương thức biểu đạt chính là gì?
? Vậy đối tượng chính mà nhà thơ miêu tả là gì?
? Tác giả đã khắc hoạ cảnh nhà mình trong đêm mưa như thế nào?
? Hãy hình dung và tả ngắn gọn bằng lời của em về cảnh nhà Đỗ Phủ?
? Từ hoàn cảnh sống như thế em có nhận xét gì về cảnh nhà Đỗ Phủ?
GV gợi dẫn: Phải sống một cuộc sống nghèo túng, lại trong một xã hội bất công, bây giờ gia đình ĐP không còn một chỗ dung thân, phải chịu cảnh mưa gió tầm tã suốt đêm.
? Hãy nhận xét xem nỗi khổ của nhà thơ đã được đẩy lên tới mức nào?
? Em hình dung như thế nào về tâm trạng của nhà thơ trước cảnh này?
GV: đọc hai câu cuối của khổ thơ.
? Hai câu thơ này nói tác giả ít ngủ, vậy tại sao tác giả lại ít ngủ?
? Còn một chi tiết đáng chú ý nữa đó là hình ảnh “đêm dài”. Vậy em hiểu “đêm dài” nghĩa là như thế nào?
? Các em hãy chú ý vào cách gieo vần ở khổ thơ thứ 3 xem có gì đặc biệt? Nó có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng của nhà thơ?
? Nếu được chứng kiến cảnh nhà Đỗ Phủ trong 1 đêm mưa như vậy em có cảm nghĩ gì?
đ Miêu tả ( kết hợp với biểu cảm)
Cảnh nhà trong đêm mưa
đ Lạnh, dột.
đ Đêm lạnh, chăn rách, đông người, không sao ngủ được (liên hệ đến mùa thu ở T.Q rất lạnh)
đ Cơ cực, thiếu thốn đ Khổ
đ Cùng cực, khổ cả về vật chất lẫn tinh thần.
đ đau xót vô cùng.
đ Vì nghĩ thương cho dân, cho nước, thương cho mọi người, gia đình.
đ Là không phải một đêm mà là rất nhiều đêmđ là chiến tranh liên miên, dân chúng loạn lạc, cực khổđ là bóng đen bao trùm XH TQ.
đ Nếu như ở khổ thơ đầu ông sử dụng toàn vần bằng thì trong khổ thơ thứ 3 này ông sử dụng toàn vần trắc( mực- đặc- sắt- nát- dứt – trót). Đó cũng là một dụng ý nghệ thuật: vần thơ như diễn tả nỗi đau nhục đang thắt lại, dồn nén, uất kết lại trong lòng nhà thơ vì nghĩ đến 1 XH không lối thoát. 
- Thương cho ĐP.
- Nếu có đk thì giúp đỡ...
3/ Cảnh nhà trong đêm mưa.
- Lạnh, dột.
Cơ cực, thiếu thốn đ Khổ
- đau xót
? Hãy đọc phần kết của văn bản.
? Theo em thông thường khi sống trong hoàn cảnh khổ cực người ta sẽ mơ ước điều gì?
? Vậy đó là mơ ước cho chính bản thân. Các em hãy chú ý vào khổ cuối xem trong hoàn cảnh khổ đau như thế, tác giả thể hiện điều gì?
? Thực tế có ngôi nhà như vậy không?
GV gợi dẫn: Cô nghĩ có một ngôi nhà như thế đấy các em ạ. Ngôi nhà này sẽ đem lại cuộc sông ấm no hạnh phúc cho con người. 
? Các em hãy sinh hoạt nhóm theo bàn để cùng thảo luận xem có ngôi nhà nào đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người không?
( Gợi ý: Các em chú ý xem bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?)
? Các em hãy tìm xem ước mơ ấy còn được thể hiện ở câu thơ nào?
? Gia đình tác giả rất nghèo, cuộc sống khổ cực nhưng tác giả có ước cho riêng mình không? Qua đó em có cảm nhận như thế nào về những mơ ước đó của tác giả?
đ1 HS đọc.
đ mơ ước một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
* ước vọng: nhà rộng
- Che khắp thiên hạ.
- Kẻ sĩ nghèo hân hoan.
đKhông.
đ Ngôi nhà đem lại hạnh phúc cho mọi người đó chính là chế độ XH, là nhà nước thực sự ổn định, trật tự. Một chính quyền tốt đẹp.
đ Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được. 
đ Chỉ ước chung cho mọi người, không ước cho mình đ ước mơ rất cao cả, thể hiện lòng nhân đạo , vị tha.
* ước vọng: nhà rộng
- ước mơ cao cả, thể hiện lòng nhân đạo , vị tha.
GV: Trong thực tế xưa nay không có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. ước mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ và bắt nguồn từ cuộc sống. Khổ thơ được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng để diễn tả mơ ước to lớn và cảm hứng lãng mạn dạt dào làm sáng bừng lòng nhân ái bao la của một con người từng trải qua bao bất hạnh giữa thời loạn lạc.
? Qua khổ thơ cuối em thấy tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Các em vừa tìm hiểu bài thơ, được chứng kiến bao nhiêu nỗi khổ mà nhà thơ phải gánh chịu, vậy mà ông lại đặt tiêu đề bài thơ là: Bài ca nhà tranh..... Hãy lí giải tại sao?
đ Biểu cảm trực tiếp.
đMặc dù nghèo khổ nhưng ông vẫn cất lên bài ca yêu đờiđ yêu cuộc sống tự do từ đó thể hiện sự chán ghét chiến tranh phi nghĩa. Dù đau khổ chồng chất nhưng không làm mất được niềm tin, con người không bị hoàn cảnh đè bẹp vẫn ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh
đ yêu đời đ yêu cuộc sống tự do
? Ban đầu chúng ta xác định đây là bài thơ lấy sự việc để thể hiện tình cảm, cảm xúc, thì em hãy chỉ ra đâu là tình, đâu là sự việc?
đ HS nhìn phần ghi bảng để chỉ ra bên tình, bên cảnh.
GV: Để khái quát lại những vấn đề chúng ta vừa tìm hiểu cô cùng các em chuyển sang phần III của bài.
? Qua việc tìm hiểu em thấy bài thơ đã toát lên những nội dung lớn nào?
? Em hãy nhắc lại xem bài thơ được tạo nên bởi những phương thức biểu đạt nào?
? Phương thức biểu đạt nào là chính?
GV: Như vậy ngoài cách biểu cảm trực tiếp thì nhà thơ Đỗ Phủ còn sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để làm phương tiện biểu cảm. Vậy muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh các em phải dùng các yếu tố tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Để rõ hơn về điều này các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở tiết TLV “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”
? ở phần ND của văn bản các em đã tìm hiểu: bắt đầu là cảnh nhà tranh bị tốcđ bọn trẻ cướp tranhđ nhà bị dộtđ tác giả ước mơ có nhà rộng để che kẻ sĩ nghèo. Vậy em có nhận xét gì về cách sắp xếp các sự việc của tác giả? 
III/ Ghi nhớ:
1/ Nội dung:
- Nỗi khổ của những người nghèo trong cơn hoạn nạn.
- Khát vọng cao cả của nhà thơ.
2/ Nghệ thuật:
đTự sự- miêu tả- biểu cảm.
đBiểu cảm.
đ Sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian hợp lí...
Ghi như bên
GV: Để giúp các em nắm bài sâu hơn bây giờ cô có một trò chơi tương tự như trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên truyền hình. Các em chú ý nghe cô giới thiệu luật chơi nhé: Trên màn hình là 4 bức tranh đã bị che kín được đánh số thứ tự từ 1 đến 4, người chơi có quyền lựa chọn bức tranh mà mình thích. Sau khi bức tranh đã được mở các em sẽ có nhiệm vụ đoán nội dung của bức tranh hoặc có thể đặt tên cho bức tranh. Các em hãy tham gia nhiệt tình bởi đằng sau những bức tranh ấy có bao điều thú vị đang chờ đón các em đấy. Bạn nào muốn tham gia?
Bức tranh 1 có nội dung gì?	Tranh 1: Loạn An Lộc Sơn.
..........................................	Tranh 2: Lũ trẻ cướp tranh.
..........................................	Tranh 3: Cảnh nhà trong đêm mưa.
	Tranh 4: Ước vọng của nhà thơ.
Từ 4 bức tranh ấy em hãy diễn đạt lại nội dung của toàn bài.
Kết thúc: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông đã phanh phui những mặt xấu xa của xã hội đương thời. Có người cho rằng Đỗ Phủ không chỉ là nhà thơ của thời đại mà còn là một nhà tiên tri. Bài thơ “ Bài ca nhà tranh..............” là một dẫn chứng. Dù đã đi qua hơn 12 thế kỉ nhưng bài thơ này vẫn giữ được chỗ đứng trong trái tim mỗi chúng ta bởi vì giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la luôn toả sáng trong đó.
E/ Hướng dẫn về nhà:
 1/Hướng dẫn học:
Viết một đoạn văn ngắn nói lên những suy nghĩ của em về một đoạn thơ mà em thích trong bài.
Ví dụ: Biểu cảm về khổ thơ cuối.
Nêu nội dung của đoạn.
Từ nội dung ấy toát lên điều gì?
Cảm xúc của em như thế nào?
2/ Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Làm bài tập phần luyện tập.
Ôn lại những văn bản đã học chuẩn bị cho kiểm tra văn 1 tiết.
GHI BảNG:
Tiết 41: Văn bản
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
( Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
 Đỗ Phủ 
I/ Tìm hiểu khái quát:
	1/ Tác giả: Đỗ Phủ( 712- 770).
	- Nhà thơ hiện thực đời Đường.
	- Nghèo khổ.
	2/ Bài thơ: Ra đời năm 760.
II/ Tìm hiểu chi tiết:
	1/ Nhà tranh bị gió thu phá:	 
	Bay
Tranh:	rải	đ nghèo	đ Buồn
	treo
2/ Lũ trẻ cướp tranh:	
	Khinh	 ấm ức
	nhè	đ Bất công	đ tức giận
	xô, cướp	 căm phẫn
	3/ Cảnh nhà trong đêm mưa: đ Khổ	đ Đau xót
ước vọng: Nhà rộng đ Cao cả	đ Nhân đạo, vị tha.
III/ Ghi nhớ:
	1/ Nội dung:
	- Nỗi khổ của những người nghèo trong cơn hoạn nạn.
	- Khát vọng cao cả của nhà thơ.
	2/ Nghệ thuật:
	- Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả để biểu cảm.
	- Sự việc sắp xếp hợp lí. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài ca nhà tranh bị gió thu phá.doc