Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ Hán Việt - Nguyễn Thế Quyên - Trường THCS Cao Nhân

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.

 - Các loại từ ghép Hán Việt.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.

 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.

3. Thái độ: có ý thức sử dụng từ Hán Việt hợp lý trong giao tiếp, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút.

- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003

2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “Từ Hán việt” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về từ Hán Việt.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 12333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ Hán Việt - Nguyễn Thế Quyên - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 tháng 09 năm 2014
Ngày dạy: 22 tháng 09 năm 2014 
Lớp dạy: 7B
TUẦN 5 - TIẾT 18
TỪ HÁN VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Hiểu được thế nào là từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
 - Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng từ Hán Việt hợp lý trong giao tiếp, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học. 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút...
- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “Từ Hán việt” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về từ Hán Việt..
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I: Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Thời gian : 1 phút
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 - Thời gian: 4 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
1. Đại từ là gì?
Đại từ là những từ dùng làm tên gọi của các sự vật hiện tượng.
Đại từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật hiện tượng .
Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... Được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Đại từ là những từ chỉ số lượng hoặc số đếm.
2. Ý nào không thuộc đại từ để trỏ?
Trỏ người sự vật (gọi là đại từ xưng hô)
Trỏ số lượng
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
Trỏ tên gọi tên gọi các sự vật: nhà, cửa, bàn, ghế
3. Từ mượn là từ như thế nào?
A. Là từ vay mượn tiếng nước ngoài
B. Là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra
4. Trong các từ gạch chân sau đây từ nào là từ mượn?
Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi.
Lan là người như thế nào 
Sân bãi trật kín khán giả.
Con đang làm gì vậy?
Em hãy cho biết từ khán giả ta mượn của nước nào?
(Trung Quốc)
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Ở lớp 6 chúng ta đã học bài Từ mượn. Vậy bạn nào cho biết, thế nào là từ Hán Việt? Hãy cho ví dụ
(Từ Hán Việt là từ mượn tiếng HánVD: Sơn hà, địa cầu.....)
Vậy từ Hán Việt gồm những đơn vị nào cấu tạo nên nó và cấu tạo như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2,3,4: TRI GIÁC, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP. 
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày một phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
GV chiếu ví dụ 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
I. Đơn vị cấu tạo Từ Hán Việt.
1. Ví dụ:
- “ Nam ” có thể dùng độc lập.
- “Quốc” , “sơn”, “hà ” phải đi với các yếu tố khác để tạo tử ghép.
H: Em hãy đọc thuộc bài thơ”Nam quốc sơn hà”?
H: Các tiếng: Nam, quốc, sơn , hà có nghĩa là gì?
Nam : nước Nam
Quốc: nước
Sơn: núi
Hà: sông
H: Trong những tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu, em hãy cho ví dụ?
- Nam
VD: Tôi đi Nam (miền Nam)
H: Tiếng nào không thể dùng như một từ đơn để đặt câu?
H: Để trả lời được câu hỏi ấy, các em xem xét VD sau?
GV treo bảng phụ:
Cụ là một nhà thơ yêu quốc.
Trèo sơn mới biết sơn cao
Xuống hà mới biệt hà thật là sâu.
H: Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì?
H: Vậy em thường gặp những tiếng sơn, hà ....xuất hiện trong đơn vị ngôn ngữ nào? (Từ ghép Hán Việt)
- Không dùng độc lập như một từ đơn để đặt câu
- Thường có trong từ ghép Hán Việt: Giang sơn, sơn hà, sơn lâm....
H: Vậy những tiếng giống như tiếng giang, sơn, hà...dùng để làm gì?
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
H: Cách gọi đó khác với cách gọi của từ thuần Việt như thế nào?
GV có thể giải thích thêm tại sao lại có sự khác nhau như thế.
- Từ ghép Hán Việt: Gồm các yếu tố Hán Việt tạo thành
- Từ thuần Việt: Do các tiếng có nghĩa tạo thành.
Một HS nhắc lại kết luận thứ nhất về đơn vị cấu tạo nên từ ghép.
H: Bên cạnh những yếu tó Hán Việt phải kết hợp với những yếu tố khác để tạo thành từ ghép, còn một số yếu tố Hán Việt khác có thể dùng được độc lập như một từ đơn. Em hãy lấy một vài ví dụ rồi rút ra kết luận? 
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố như hoa, quả, bút, bảng, học, tập... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
HS đọc phần 2 SGK trang 69.
H: Yếu tố thiên có mấy nghĩa? (Nhiều nghĩa)
- Thiên (thiên thư): trời
- Thiên (Thiên niên kỉ, thiên lí mã): Năm 
-Thiên (Thiên đô): Dời.
- Thiên1: Nghìn.
- Thiên 2: Dời. 
H: Hiện tượng có cùng cách phát âm nhưng lại có nhiều nghĩa khác xa nhau là hiện tượng gì?
Đồng âm.
- Đặc điểm :
 + Phần lớn không sử dụng độc lập như từ mà chỉ để tạo từ ghép.
 + Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
H: Vậy dựa vào những ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là yếu tố Hán Việt? Yếu tố Hán Việt có những đặc điểm gì?
- Hs nhớ lại kiến thức từ ghép: từ 2 tiếng có nghĩa trở lên, có quan hệ với nhau theo kiểu ngang hàng hoặc phụ thuộc.
HS rút ra kết luận 3 trong phần nội dung bài học
HS đọc lại những câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà và bài Tụng giá hoàn kinh sư?
II. Từ ghép Hán Việt
H: Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép đẳng lập hay chính phụ?
(Muốn xác định được HS phải hiểu nghĩa của từng yếu tố, phần này đã được học ở giảo tìm hiểu văn bản)
- Từ ghép đẳng lập: giang san, sơn hà, xâm phạm
- Sơn hà, xâm phạm, giang san : Các tiếng có quan hệ bình đẳng.
H: Những từ ghép ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép nào?
- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng: Tiếng chính – tiếng phụ.
-Từ ghép chính phụ.
H: Chỉ rõ tiếng chính, tiếng phụ trong những từ ghép ấy? từ đó cho nhận xét về vị trí của tiếng chính và tiếng phụ của từ ghép Hán Việt?
- Từ ghép chính phụ: ái quốc, thủ môn (Giữ cửa, đánh thắng)
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
H: Các từ: thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép nào? Vị trí tiếng chính và tiếng phụ có gì khác với những từ ghép nêu trên?
- Từ ghép chính phụ: thiên thư, thạch mã (ngựa đá), tái phạm (Vi phạm lần nữa)
- Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
H: Qua việc tìm hiểu các ví dụ, em hãy cho biết cấu tạo của từ ghép Hán Việt? Gồm mấy loại? Đó là những loại nào? Trật tự của các từ ghép Hán Việt chính phụ?
Từ đó rút ra ghi nhớ 2
Gv chốt kiến thức.
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ
 + Tiếng chính đứng trước
 + Tiếng phụ đứng trước.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút, kĩ thuật giao nhiệm vụ 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1
Phân biệt nghĩa các yéu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “viết tích cực”
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời.
- Yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì mà em biết về chủ đề.
- Yêu cầu HS chia sẻ những gì mà em biết.
- HS khác nhận xét đóng góp ý kiến.
Hoa (Hoa quả, hương hoa): một bộ phận của cây, có mầu sắc, hương thơm.
Hoa: (Hoa mỹ, hoa lệ): Đẹp
Phi (Phi công, phi đội): Bay
Phi (Phi pháp, phi nghĩa): không 
Phi (Cung phi, vương phi): Vợ thứ vua
Tham (Tham vọng, tham lam): 
Tham (Tham gia, tham chiến): Dự.
Gia (gia chủ, gia súc): nhà
Gia (Gia vị, tăng gia): thêm.
- Một bộ phận của cây, có mầu sắc, hương thơm.
- Đẹp
- Bay
- không
- Vợ thứ vua
- Dự.
- Thêm.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2
Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (Theo nghĩa được chú giải dưới văn bản Nam quốc sơn hà)
- GV phân 4 nhóm 4 yếu tố. Cho HS chơi tiếp sức – 3’
- GV nhận xét, chấm, tuyên dương.
- sơn hà, giang sơn, sơn lâm, sơn nữ...
- ái quốc, Tổ quốc, quốc gia, quốc hữu hoá, quốc tế, quốc sách, quốc hội, quốc ca, ...
- cư: dân cư, định cư, luân cư, cư xá...
- bại: đại bại, thất bại, bại vong, bại chiến...
- sơn hà, giang sơn, sơn lâm, sơn nữ...
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 3
Xếp các từ vào nhóm thích hợp:
- GV gọi học sinh lên bảng làm bài 3, lớp làm ra vở, đổi vở nhận xét, chấm theo đáp án GV đã chữa.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung. 
a. Các từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
b. Các từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi...
a. hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
b. thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi...
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 4
Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, 5 từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau.
- Phụ trước, chính sau:
Gia sư, học viện, goá phụ,
- Chính trước, phụ sau:
Phòng bệnh, nhập gia, thủ môn, cách mạng, nhật mộ.
- Quốc ca, gia chủ, thuỷ thủ, bạch mã, ngư ông...
- Thiên lý, nhật kí, ...
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài học ở nhà.
- Thời gian: 4 phút
1. Bài cũ:
- Thuộc ghi nhớ về yếu tố HV và các loại từ ghép Hv.
- Viết đoạn văn đề tài về nhà trường, có dùng từ HV cho phù hợp.
- Tìm những từ ghép trong hai bài thơ chữ Hán vừa học.
2. Bài mới: 
- Soạn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Đọc trước bài. 
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu.
- Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm.
- Xem lại các bài văn biểu cảm vừa học.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
........
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ Hán Việt - Nguyễn Thế Quyên - Trường THCS Cao Nhân.doc