Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Tân Mai

A. Mục tiêu cần đạt:Qua bài học,HS có được:

1.KT:

+Hiểu được giá trị của đ/v trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và PBC với 2 tính cách đại diện cho 2 lực lượng XH phi nghĩa, chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân VN hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.

+Cảm nhận được những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện:giọng văn sác sảo,hóm hỉnh;trí tưởng tượng phong phú;nghệ thuật đối lập tương phản

2.Kỹnăng: K/chuyện, phân tích nhân vật trong quá trình so sánh, đối lập.

3.Thái độ:Giáo dục tinh thần yêu nước và tinh thần tự hào về những ngwoif yêu nước suốt đời hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1913Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Tân Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy .. tháng .. năm 200
Tiết ..Lớp
Người soạn:Nguyễn Thu Hà-THCS Tõn Mai
Tiết 111
 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Tiếp)
 (Nguyễn ái Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt:Qua bài học,HS có được:
1.KT: 
+Hiểu được giá trị của đ/v trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và PBC với 2 tính cách đại diện cho 2 lực lượng XH phi nghĩa, chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân VN hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
+Cảm nhận được những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện:giọng văn sác sảo,hóm hỉnh;trí tưởng tượng phong phú;nghệ thuật đối lập tương phản
2.Kỹnăng: K/chuyện, phân tích nhân vật trong quá trình so sánh, đối lập. 
3.Thái độ:Giáo dục tinh thần yêu nước và tinh thần tự hào về những ngwoif yêu nước suốt đời hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
 B.Tiến trình tổ chức dạy và học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
?TRong tiết học trước,chúng ta đã học được những gì về văn bản”Những trò lố...”?
=>Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp câu chuyện
=>GV ghi đề bài và ghi tóm tắt các đề mục đã học.
Các em chú ý vào phần thứ 2 của VB.
?Dấu [... ] ở đầu đoạn văn phần 2 cho em biết điều gì?
PBCN
I.Tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả
2.Tác phẩm
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
1.Va-ren trước khi gặp Phan Bội Châu
=> cho biết trước đoạn này,SGK đã lược bỏ 1 số đoạn.Các em ạ,truyện ngắn này có 4 tình huống nối tiếp nhau tạo thành câu chuyện liền mạch có đầu có cuối.Tình huống1:kể về việc Va-ren chuẩn bị sang nhận chức Toàn quyền Đông Dương.Đây là tình huống giới thiệu nhân vật.Tình huống 2:Kể chuyện Va-ren sang Đông Dương dừng lại ở Sài Gòn dự buổi tiệc chiêu đãi,tiếp rước và làm 1 cuộc tuần du qua khu phố bản xứ.Tình huống thứ 3:kể việc Va-ren đến triều đình Húê gặp Khải Định.Tình huống thứ 4 kể việc Va-ren đến Hà Nội vào xà lim đối mặt với PBC.
?Như vậy SGK đã lược bỏ những tình huống nào?
PBCN
=>Do thời lượng của tiết học và 1phần để phù hợp với nhận thức của chúng mình,SGK đã lược bỏ 2 tình huống 2,3.Song với lòng yêu văn học vặt hào về cụ PBC,cô hi vọng các em sẽ tìm đọc toàn bộ truyện ngắn này.Còn bây giờ bằng trí tưởng tượng của mình,chúng ta hãy theo đôi cánh tưởng tượng của tác giả vào nhà lao Hoả Lò-Hà Nội để chứng kiến cuộc chạm trán nảy lửa giữa 2 nhân vật: Va-ren và PBC
?Để làm nổi bật những trò lố của Va-ren ở tình huống này,tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?
=>tưởng phản,đối lập cực độ.
?Tác giả đã thể hiện sự tương phản đối lập giữa 2 nhân vật Va-ren và PBC ở những phương diện nào?
=>ở các mặt: lí lịch;lời nói,cử chỉ;tính cách
?Trước hết,em hãy chỉ ra những chi tiết đối lập về lí lịch và địa vị của 2 nhân vật này?
=>GV chia bảng làm 2,1 bên ghi Va-ren; 1bên ghi PBC
PBCN
PBCN
PBCN
2.Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC
 Va-ren
 Phan Bộ Châu
+Là quan Toàn quyền
+Là kẻ phản bộ,tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn
+Là tử tù
+Là bậc anh hùng,vị thiên sứ,đáng xả thân vì độc lập,được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng
=>GV binh ngắn
Để thấy được điều này,chúng ta theo dõi tiếp câu chuyện xem giữa 2 con người đó xảy ra chuyện gì?
?TRong cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC,tác giả đã dành số lượng lời văn cho từng nhân vật ntn?
=>Va-ren nhiều;PBC chỉ im lặng
?Tác giả đã dùng hình thức ngôn ngữ trần thuật gì để khắc hoạ tính cách của Va-ren?
=>Hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương
?Vậy bằng ngôn ngữ gần như độc thoại, khi gặp PBC,Va-ren đã làm gì?Và trước những việc làm đó của hắn thì PBC ntn?
PBCN
Va-ren
Phan Bội Châu
+Nói: đem tự do đến cho PBC>< không tháo gông
+Mặc cả: muốn tự do,PBC phải cộng tác và hợp lực với nước Pháp
+Tán tỉnh,mua chuộc: bày tỏ quí trong PBC
+Thuyết phục,dụ dỗ: PBC đầu hàng bằng việc kể ra những tấm gương phản bội
=>Lố bịch,trơ trẽn
 Im lặng
=>ném về phía Va-ren 1 cái nhìn=>thể hiện sự khinh bỉ cao độ
=> nhân cách cao cả,bản lĩnh kiên cường
?Qua ngôn ngữ độc thoại của Va ren ,tính cách và bản chấ của y đã hiện lên ntn?
GV ghi vào bên Va- ren: Lố bịch,trơ trẽn
PBCN
=>GV bình
?Kể lại cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa 2 nhân vật này,tg cố ý để cho PBC im lặng suốt từ đầu đến cuối và chỉ có duy nhất 1 cử chỉ.Đó là cử chỉ gì?Cử chỉ đó thể hiện điều gì?
=>GV viết vào bên PBC:ném về phía Va-ren 1 cái nhìn=>thể hiện sự khinh bỉ cao độ
PBCN
?Giải thích về sự im lặng của PBC,tg đã có 1 đoạn văn bình luận,em hãy tìm và đọc to đoạn văn ấy?
?Đoạn văn ấy cho em biết thêm điều gì?
?Và sự im lặng của PBC khiến Va ren sửng sốt cả người.Vì sao Va ren lại sửng sốt cả người trước sự im lặng của PBC? (HS thảo luận 2 phút
=>+Hắn sửng sốt vì tưởng thuyết phục được cụ PBC bằng những lời lẽ vừa khôn ngoan vừa trâng tráo;y tưởng cụ Phan sẽ nể y.
+Nhưng y còn sửng sốt là vì lần đầu tiên,y bị đối xử lạnh nhạt đến mức khinh bỉ.
+Y sửng sốt vì nhận ra người đối thoại cao lừng lững,còn y chỉ là 1 tên phản bội nhục nhã.
?Qua sự im lặng của PBC và cái nhìn đầy khinh bỉ của cụ cùng lời bình của tác giả,em thấy hiện lên 1 nhân cách ntn?
=>GV ghi bên PBC: nhân cách cao cả,bản lĩnh kiên cường
?Ví thử câu chuyện kết thúc ở lời bình của tác giả có được không? Vì sao?
=>có thể được vì đã làm nổi bật được tính cách của 2 nhân vật 
Nhưng ở đây truyện đã có thêm đoạn kết=>GV đọc.
PBCN
PBCN
=>TRong đoạn kết này có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam nhìn thấy có sự thay đổi trên nét mặt người tù lừng danh PBC;thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên 1 chút rồi hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra 1 lần thôi và lời tien đoán của tác gải: có thể lúc ấy PBC có mỉm cười,mỉm cười 1 cách kín đáo,vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua vậy.Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi thêm đoạn kết này là gì?
?Nhưng chưa dừng lại ở đó,tác giả còn tưởng tượng và viết thêm phần tái bút =>HS đọc.Vậy giá trị của lời tái bút này là gì?Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút này?
=> 
*HĐ3.Hướng dẫn HS tổng kết-ghi nhớ
?Qua 2 tiết học về văn bản này,em đã cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn này?=>1 HS đọc to ghi nhớ trong SGK trang 9
*HĐ5 hướng dẫn HS LT
*-HĐ 4Dặn dò:
+Viết đoạn văn
HS khá
PBCN
*Đoạn kết:tô đậm hơn thái độ khinh bỉ của PBC với Va-ren và nhân cách cao cả,bản lĩnh kiên cường của cụ Phan.
*Phần TB: bộc lộ sự căm ghét,giân dữ tột cùng trước kẻ thù của DT của cụ PBC
III.Tổng kết- ghi nhớ
1.NT
2.ND
IV.Luyện tập
1.TRong truyện,thái độ của tác giả đối với PBC ntn?Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
2.Bằng 1 đoạn văn nói hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Va ren

Tài liệu đính kèm:

  • docNhững trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Tân Mai.doc