Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Văn bản đề nghị - Bùi Văn Thống - Trường THCS Đông Hòa 1

I/Mục tiêu

1.Kiến thức

Giúp học sinh nắm được:

Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung, cách làm loại văn bản đề nghị.

2.Kỹ năng

-Nhận biết văn bản đề nghị.

-Viết văn bản đề nghị đúng quy cách.

-Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

3.Thái độ: có ý thức sử dụng đúng văn bản đề nghị.

II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

-Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ

-Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài

III/Tiến trình bài dạy

1.Kiểm tra bài cũ:

H: Thế nào là văn bản hành chính? Nêu tên một số loại văn bản hành chính mà em biết?

2.Dạy nội dung bài mới:(giới thiệu bài)

Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị, khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao thầy cùng với các em vào bài học hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 9608Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Văn bản đề nghị - Bùi Văn Thống - Trường THCS Đông Hòa 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN AN MINH Người soạn: Bùi Văn Thống
Đơn vị: Trường THCS Đông Hòa 1 Tiết:120
Ngày soạn:15/03/2014 Tuần:31
BÀI : 26
(TLV) VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I/Mục tiêu
1.Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung, cách làm loại văn bản đề nghị.
2.Kỹ năng
-Nhận biết văn bản đề nghị.
-Viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
-Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
3.Thái độ: có ý thức sử dụng đúng văn bản đề nghị.
II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ
-Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài 
III/Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ:
H: Thế nào là văn bản hành chính? Nêu tên một số loại văn bản hành chính mà em biết?
2.Dạy nội dung bài mới:(giới thiệu bài)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị, khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao thầy cùng với các em vào bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
-Gọi H/S đọc các văn bản. (bảng phụ)
-H: Hai văn bản trên đề nghị về điều gì?
-Nhận xét.
-H: Từ hai văn bản trên em thấy viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
-H: Em có nhận xét gì về nội dung của hai văn bản đó?
-H: Em có nhận xét gì về hình thức của hai văn bản trên?
-Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.
-Gọi H/S đọc các tình huống(SGK-tr125) (bảng phụ)
-H: Em thấy tình huống nào viết văn bản đề nghị?
Hoạt động 2
-Gọi H/S đọc lại hai văn bản trên.
-H: Hai văn bản trên được trình bày theo thứ tự nào?
-H: So sánh hai văn bản trên có gì giống nhau và khác nhau?
-H: Theo em hai văn bản trên phần nào là phần quan trọng nhất?
-Từ đó em hãy nêu cách làm văn bản đề nghị.
-Viết văn bản đề nghị phải theo thứ tự trước, sau và các đề mục đã quy định sẵn, phải đảm bảo các mục:Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? 
-H: Từ cách làm trên em thấy văn bản đề nghị có các mục nào?.(bảng phụ)
-Dựa vào hai văn bản ở mục I, nhắc nhở học sinh một số cần lưu ý khi viết giấy đề nghị.
-Gọi H/S đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
Bài tập 1
-Gọi H/S đọc yêu cầu bài tập 1.
-Tình huống(a) viết đơn; tình huống(b) các em viết văn bản đề nghị.
-Nhớ lại cách viết đơn lớp 6, em hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
-Đưa ra một văn bản đề nghị, văn bản đó còn thiếu sót, yêu cầu H/S sửa chữa bổ sung. (dùng phiếu học tập và cho H/S làm việc theo nhóm)
Bài tập bổ sung: 
-Gọi H/S đọc các tình huống sau (bảng phụ) tình huống nào viết văn bản đề nghị? 
-Yêu cầu H/S viết một văn bản đề nghị(Tình huống(b)phần III, bài tập số 1). Chọn (1) văn bản của H/S viết, giáo viên đọc cho cả lớp nghe, gọi H/S khác nhận xét.
-Nhận xét và chốt lại.
-Đọc văn bản (2 H/S)
-Văn bản 1: Tập thể lớp 7/C đề nghị cô giáo cho sơn lại tấm bảng .
-Văn bản 2: Các hộ khu tập thể đề nghị chính quyền địa phương giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ dân.
-Nghe
-Viết giấy đề nghị để nêu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể để gửi đến cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để giải quyết.
-Nội dung trình bày ngắn gọn, không máy móc, đảm bảo các mục: ai đề nghị; đề nghị ai; đề nghị điều gì?
-Hình thức thì trang trọng, sáng sủa, có tính khuôn mẫu .
-Thảo luận đưa ra tình huống. (viết giấy đề nghị nhà trường sửa chữa lại hệ thống điện).
-Đọc các tình huống.
-Các tình huống viết văn bản đề nghị: tình huống (a) và tình huống (c). Còn tình huống (b) viết tường trình; (d) viết kiểm điểm.
-Đọc lại hai văn bản đề nghị trên.
-Trình bày theo các đề mục có sẵn và thứ tự trước , sau.
-Thảo luận, trình bày
-Các phần quan trọng của văn bản đề nghị là: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? 
-Trình bày
-Nghe
-Trình bày
-Nghe
-Đọc ghi nhớ
-Đọc yêu cầu bài tập.
-Nghe
-Cả 2 tình huống đều là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. Khác nhau tình huống(a) nguyện vọng cá nhân, tình huống (b) nhu cầu tập thể.
-Trao đổi làm việc theo nhóm.
-Đọc và xác định tình huống viết văn bản đề nghị.
-Viết giấy đề nghị.
-Nghe
I/Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1.Đọc các văn bản sau
-Văn bản 1
 SGK-tr124,125
-Văn bản 2 
2.Nhận xét
-Mục đích : Nêu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể để cấp có thẩm quyền giải quyết.
-Nôi dung: Ngắn gọn, rõ ràng, không máy móc,phải đảm bảo các mục: ai đề nghị; đề nghị ai; đề nghị điều gì?
-Hình thức: Trang trọng, sáng sủa và theo một số mục quy định sẵn.
3. Đọc các tình huống sau (SGK-tr 125)
-Tình huống (a);(c)viết đề nghị.
-Tình huống (b) viết tường trình; (d) viết kiểm điểm.
II/ Cách làm văn bản đề nghị
1.Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
-Trình bày thứ tự trước, sau theo các đề mục quy định sẵn.
-Giống nhau:Các đề mục, thứ tự các đề mục.
-Khác nhau: Các lí do, sự việc, nguyện vọng.
-Phần quan trọng: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? 
2. Dàn mục của văn bản đề nghị.
a. Quốc hiệu tiêu ngữ:
b. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị.
c. Tên văn bản (giấy đề nghị)
d. Nơi nhận đề nghị.
e. Người đề nghị.
g. Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị.
h. Chữ kí và họ tên người đề nghị.
3. Lưu ý: (SGK-tr126)
*Ghi nhớ: (SGK-tr126)
III/Luyện tập
Bài tập 1
-Giống nhau: đều là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
-Khác nhau: (a) nguyện vọng cá nhân, (b) nhu cầu tập thể.
Bài tập 2
Bài tập bổ sung
3.Củng cố.
Qua tiết học này các cần nhớ được đặc điểm của văn bản đề nghị và biết cách làm văn bản đề nghị.
4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
-Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị.
-Sưu tập một số văn bản đề nghị làm tài liệu học tập.
5. Bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn bản đề nghị - Bùi Văn Thống - Trường THCS Đông Hòa 1.doc