Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản: CẢNH KHUYA

 RẰM THÁNG GIÊNG

 - Hồ Chí Minh –

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được giá trị tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kỹ năng

 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh

 - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng

3. Thái độ

 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 04/11/2017
Tiết PPCT: 45-46 Ngày dạy: 06/11/2017
Văn bản: CẢNH KHUYA
 RẰM THÁNG GIÊNG
 - Hồ Chí Minh –
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được giá trị tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức 
 	- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
 	- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 	- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 	- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng
 	- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 	- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh
 	- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng
3. Thái độ
 	- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.
 C. PHƯƠNG PHÁP 
 	- Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài thơ « Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê » của Hạ Tri Chương. Nêu ý nghĩa văn bản ?
3. Bài mới: 
* Vào bài: Thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công ngàn việc nhưng có khi giữa phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, văng vẳng một câu hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Hai bài thơ mà cô sẽ giới thiệu với các em hôm nay ra đời trong trường hợp hiếm hoi như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tg, tp
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
GV: Nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
HĐ2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản 
GV: Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp.
GV: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
HS: Trình bày về: số câu, chữ, gieo vần.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Chú ý ngắt nhịp đúng.
HS: lần lượt đọc cả 2 bài thơ - phần dịch thơ.
GV: hướng dẫn phân tích từng bài.
GV: Với bài "Cảnh khuya" nên phân tích theo bố cục như thế nào?
HS: trả lời/GV chốt.Phân tích theo bố cục 2/2.
HS: đọc hai câu đầu và nêu nội dung?
GV: Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua hình ảnh nào? Câu đầu miêu tả âm thanh gì?
HS: Miêu tả qua âm thanh, hình ảnh.
GV: Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc? Vì sao? Nghệ thuật gì?
HS:Đặc sắc: Tiếng suối - tiếng hát xa.Âm thanh tự nhiên so sánh với âm thanh của cuộc sống, nghệ thuật Þ Tiếng suối gần gũi, ấm áp, có sức sống trẻ trung.
GV: Câu thơ này gợi nhớ đến hình ảnh nào của Nguyễn Trãi? Vì sao?
HS: trả lời/nhận xét.Nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi:Côn Sơn nước chảy rì rầm.Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Hay vì cùng ví âm thanh của tự nhiên với âm thanh của nghệ thuật.
GV: Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ 2. Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật.
HS: trả lời theo ý kiến cá nhân, có sự hình dung về cảnh qua ngôn ngữ.
GV Chốt: Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi.
HS: đọc hai câu cuối. Hai câu thơ cuối cho ta biết điều gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua chi tiết nào?
HS: Tâm trạng của Bác. Tìm chi tiết: Chưa ngủ.
GV: Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì? Căn cứ vào đâu khẳng định như vậy?
HS: thảo luận theo kĩ thuật khăn phủ bàn – 5 phút.
GV: Từ "chưa ngủ" điệp hai lần cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu 4 cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra trước và sau hai chữ ấy. Vì sao vậy?
HS Thảo luận/bổ sung. Chưa ngủ ® yêu nêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...® lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ).
Tổng kết 
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân, đọc ghi nhớ SGK.
TIẾT 46 : (45’)
RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên tiêu)
GV chuyển ý 
- Và cũng vẫn là ánh trăng là tâm hồn đời thương nước ấy song bài thơ Rằm tháng giêng lại có một cách thể hiện khác. Ta cùng tìm hiểu.
GV: HS đọc bản dịch nghĩa. Với bài thơ này phân tích theo bố cục như thế nào?
GV: Hai câu đầu mở ra một không gian, thời gian, hình ảnh gì?.
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Hai câu này có từ nào lặp lại. Tác dụng.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
Phân tích tiếp 2 câu sau.
GV: Theo em vẻ đẹp của con người được thể hiện qua hình ảnh nào? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân:
GV: hãy chỉ ra nét chung về nội dung của 2 bài thơ?
HS: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước.
GV: Ngoài ra hai bài thơ còn cho ta thấy vẻ ung dung
tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Hồ. Dựa vào hình ảnh thơ và hoàn cảnh sáng tác lí giải vì sao?
HS: tự trả lời theo ý kiến cá nhân.
GV bình: Cả hai bài thơ đều làm trong thời kì đầu cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày, đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung động trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng ngập tràn ánh trăng. Và Giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn cũng góp phần làm nên phong thái ấy.
GVNêu những nét nghệ thuật đặc sắc ở bài thơ?
HS: Trả lời....
HĐ2: Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: Câu 5 phần đọc - hiểu văn bản SGK 142.
- Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những tứ thơ câu thơ và hình ảnh thơ nào trong thơ cổ Trung Quốc?
- Thiên nhiên ở hai bài thơ khác nhau như thế nào?
Cảnh khuya: Thiên nhiên được miêu tả ở chiều sâu tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. "Rằm tháng giêng" Thiên nhiên được miêu tả ở không gian rộng cảnh vật bát ngát, trải rộng tràn sức xuân.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
- Thơ ca chiếm vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học. Sáng tác với tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cao đẹp.
2. Tác phẩm: 
- Hai bài thơ trên ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947,1948).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch bài Nguyên tiêu với thể thơ lục bát.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 CẢNH KHUYA
1. Đọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần 
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm
c. Phân tích
c1. Hai câu thơ đầu : Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát.
+ Hình ảnh: ánh trăng, hoa cỏ, cây cổ thụ
-> Nghệ thuật so sánh, điệp từ: Cảnh vật sóng động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng – tối..
-> Thiên nhiên đẹp, trong trẻo, tươi sáng, đầy sức sống
c2. Hai câu cuối : Hình ảnh con người
“Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
=> Điệp ngữ: tâm hồn tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời canh cánh nỗi lo cho nước, cho cách mạng
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếngtiếng ; lồng..lồng ; chưa ngủ - chưa ngu) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm
- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1, 4 (nhịp 2/2/4)
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản
- Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người.
RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên tiêu)
1. Đọc hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm
c. Phân tích
c1. Hai câu đầu: Cảnh trong đêm rằm tháng giêng
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
+ Thời gian: đêm trăng rằm tháng giêng
+ Không gian: cao rộng, bát ngát.
+ Hình ảnh: ánh trăng tròn sáng nhất, sông nước, trời tràn ngập sức xuân
Þ Nghệ thuật miêu tả cảnh, điệp từ: Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng tràn đầy sắc xuân.
c2. Hai câu cuối: Vẻ đẹp của con người
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy trăng”
- Hành động, việc làm: Bnà việc nước
- Thời gian: Vào tận đêm khuya
=> Từ ngữ gợi hình, biểu cảm: Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp - Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng đang “bàn bạc việc quân” tại chiến khu Việt Bắc
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Viết băng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bản dịch viết theo thể lục bát
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ toát lên vẻ đẹp và tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng 2 bài thơ trên
- Học 5 từ Hán Việt sử dụng trong bài thơ Nguyên tiêu.
- Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ
- Bài mới  « Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm»
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/2017
Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: 08/11/2017
Văn bản:
 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 - Sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ
- HS có ý thức trau dồi, sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và tạo tính cẩn thận trong tạo lập văn bản biểu cảm
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
- Đề, đáp án, hướng dẫn chấm, biểu điểm, thống kê chất lượng bài làm xem cuối giáo án.
3. Bài mới: 
* Vào bài: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò quan trọng. Được sử dụng ở những mức độ khác nhau. Miêu tả và tự sự để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, chi phối cảm xúc, không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
 Bài chia làm mấy đoạn
GV:Phương thức biểu đạt của mỗi phần là gì?
GV:Tự sự và miêu tả có vai trò gì
Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137 – 138.
GV:Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên?Cảm nghĩ của tác giả
GV: Nếu không có yếu tố tự sự miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không?
GV: Niềm hồi tưởng đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
GV giải nghĩa: Thúng câu: Thuyền câu hình nón, đan bằng tre
GV:Kể lại nội dung bài “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
GV: Viết lại bài văn biểu cảm “ kẹo mầm”
GV: Muốn phát biểu cảm nghĩ, cảm xúc với đời sống xq thì chúng ta làm nhưu thế nào?
 - Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.
 - Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc,do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
 HS đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Gọi HS đọc BT1 GV hướng dẫn HS làm
HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ. -Cần tái hiện lại biến cố nhà tranh của Đỗ Phủ bị gió thu phá nát nhưng mục đích không phải là 
miêu tả, kể chuyện thuần tuý. Điều quan trọng là qua việc kể lại biến cố của nhà thơ Đỗ Phủ, 
HS thảo luận nhóm – 5 phút – 4 nhóm , trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
HS làm bài tập nhóm 
GV gọi HS nhận xét và cho điểm các nhóm.
HĐ3: Hướng dẫn tự học 
GV gợi ý: GV: HS viết thành bài văn biểu cảm dựa trên câu chuyện của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
 - Chuẩn bị “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”, học sinh đọc kĩ văn bản “ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng”
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
a.Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: tự sự (2 câu đầu ) miêu tả ( 3 câu sau ) có vai trò tạo bối cảnh chung.
+ Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm (uất ức và già yếu)
+ Đoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm ( 2 câu cuối ) cam phận.
+ Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.
= > Các yếu tố tự sự , miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quí.
Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
b. Đọc đoạn văn
- Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương sớm còn đẫm ngọn cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm
- Miêu tả: Bàn chân bố, ngón chân, gan bàn chân
- Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không bộc lộ được
- Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự 
=>Miêu tả và tự sự để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, chi phối cảm xúc, không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
* Ghi nhớ SGk
II. LUYỆN TẬP
Bài1/138 
- Miêu tả cảnh mái nhà bị gió thu phá nát tơi bời, chuyện trẻ con cướp tranh chạy mất, chuyện tủi cực trong đêm mưa gió trong ngôi nhà dột nát để thể hiện sự cảm thông trước tình cảnh khốn cùng của thi sĩ, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục, nỗi xúc động đối với ước muốn cao cả của ông. 
- Ông ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.
Bài2/138.
- Tự sự: Kể được chuyện mẹ và chị gỡ tóc rối giắt lên mái hiên nhà; chuyện tóc rối đổi kẹo và chuyện bà cụ đổi kẹo nhày trước; chuyện mẹ mất, chị lấy chồng xa; chuyện tưởng tượng thấy mẹ khi nghe tiếng rao đổi kẹo,
- Miêu tả: Tả lại cảnh mẹ và chị gỡ tóc rối; hình ảnh gánh hàng của bà đổi kẹo; hình ảnh que kẹo mầm ngày trước,
- Biểu cảm (chủ đạo): Que kẹo mầm tuổi thơ gợi ra trong lòng tác giả cảm xúc bồi hồi, sự thương nhớ mẹ vời vợi, không bao giờ nguôi trong lòng người con.
=>Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nắm được các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm được sử dụng với mức độ nào và vai trò của các yếu tố đó trong văn bản?
- Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
- Soạn bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu những cách lập ý của văn biểu cảm? 
Câu 2: (7 điểm) Lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Cách lập ý của bài văn biểu cảm:
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong nước.
- Quan sát, suy nghĩ.
3.0 điểm
2
 Cảm nghĩ về mái trường thân yêu:
 * Yêu cầu về hình thức: 
- Bài viết sạch sẽ, không sai chính tả, đủ bố cục ba phần, lời văn logic, mạch lạc, nội dung ngắn gọn, cô đúc.
* Yêu cầu về nội dung:
MB: Giới thiệu trường đag học và tình cảm chung với ngôi trươg đó
TB: Cảm nghĩ về trường, kỉ niệm, thầy cô
- Cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trường mang cho mỗi học sinh
+ Tình bạn, tình thày trò, tình yêu thương
+ Kiến thức mới lạ 
+ Nhữg bài học làm người 
+ Những ước mơ, hi vọng đẹp trong tương lai
KB: Khẳng định lại tình cảm
(1.0 điểm) 
(6.0 điểm)
	THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ 
 SL
Tỉ lệ 
7A1
7A2
K7
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 12 Ngày soạn: 05/11/2017
Tiết PPCT: 48 Ngày dạy: 08/11/2017
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Củng cố kiến thức về tiếng văn bản, kĩ năng làm văn biểu cảm. Đồng thời giúp HS nhận thức rõ ưu - khuyết điểm, bố cục, lời kể , hình thức bài văn cụ thể.
 	- Rèn kĩ năng viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
 	- Giáo dục HS ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi sai, biết tiếp thu – lắng nghe ý kiến góp ý 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới: 
* Vào bài: 
- GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* Phân tích đề 
+ Đề trắc nghiệm
- Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs 
- Hs trả lời.
+ Đề tự luận : 
- Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ?
- Hs: Trả lời.
* : Công bố đáp án 
Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án
* Nhận xét ưu khuyết điểm 
 a. Ưu điểm: 
- Hầu hết HS nắm và biết cách làm bài văn có hai phần: trắc nghiệm và tự luận
- Nắm được ý nghĩa bài thơ.
b. Khuyết điểm:
- HS không nắm vững kiến thức: hoàn cảnh, nghệ thuật
- Không biết biết cách làm bài văn tự luận nêu cảm nhận về tâm trạng nhà thơ.
- Kĩ năng viết đoạn văn còn yếu.
* HĐ4: Thống kê chất lượng bài làm 
HĐ:TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
* Nhắc lại đề 
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý 
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý 
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược.
- Gv treo bảng phụ có dàn ý mẫu. 
* Nhận xét ưu - khuyết điểm : 
a. Ưu điểm:
- Nắm được yêu cầu của bài văn biểu cảm.
- Biết dựa vào thực tế để sáng tạo thêm.
- Cảm xúc chân thực, loài cây gần gũi, quen thuộc.
b. Khuyết điểm:
- Một số em chưa tự giác làm bài, chép văn của bạn.
- Diễn đạt ‎ dài dòng, lủng củng không rõ ràng. 
- Không chấm câu, câu không có nội dung.
- Sai lỗi chính tả nhiều. 
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể 
* Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài 
* Đọc bài mẫu 
- Gv đọc bài của Hà, Srong. Mai Uyên
* Ghi điểm, thống kê chất lượng 
HĐ3: Hướng dẫn tự học 
- Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
- Tìm hiểu, sưu tầm một vài câu tục ngữ, thành ngữ nói về sinh đẻ, dân số.
* TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 41)
II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 41)
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
1. Ưu điểm:
2. Khuyết điểm:
IV. Thống kê chất lượng bài làm 
 (Xem cuối giáo án)
* TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
(Xem tiết PPCT tiết 31, 32)
III. Dàn ý : (Xem tiết PPCT tiết 31, 32)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm: 
2. Khuyết điểm:
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
 (Xem bảng sửa lỗi cuối bài giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
Bài cũ 
- Tiếp tục sửa lỗi, hoàn thiện bài viết tập làm văn vào vở bài tập.
Bài mới: Soạn bài “Thành ngữ”
HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SAI CỤ THỂ
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Sanh sẫm, trăm xóc, chồng cây, trăm bón, rinh dưỡng, cây soài.
- Tình cảm sôi động, từ hồi lúc đó, từ khi hồi.
- Em chăm sóc phải được tưới nước cây. 
- Lá cây thì rất dài, thân cây rất to, hoa thì đẹp quả thì rất chua.
- Bụng cây xoài rất là tốt vì là bạn em
- Từ lúc 72 tuổi nhà em có nhiều loài cây to tướng
- Cây xoài để lại ấn tượng cho gia đình em
- Em luôn chăm sóc cho cây xoài từ lúc em già
- Trong vườn nhà em có rất nhiều loài cây nhưng lại chỉ có ba loài cây là cà phê, mít, xoài
- Và quả nho em thì cũng là đẹp khi nào về đến nhà thì em tưới nước cho quả nho
- Nhầm lẫn s/x, gi/d, tr/ch
- Lỗi dùng từ.
- Trật tự từ không phù hợp, không liên kết
- Lặp từ
- Lỗi diễn đạt
- Xanh xẫm, chăm sóc, trồng cây, dinh dưỡng, cây xoài.
- Tình cảm chân thật, hồi đó, từ đó.
- Em sẽ chăm sóc và tưới nước cho cây.
- Lá dài, thân to, hoa đẹp, quả chua.
- Em coi cây xoài như người bạn của mình.
- Từ nhỏ đến giời vườn nhà em có trồng rất nhiều loài cây
- Cây xoài đã gắn bó với gia đình em từ rất lâu
- Hang ngày em luôn chăm sóc cho cây
- Trong vườn nhà em có ba loại cây là cà phê, mít, xoài nhưng em yêu thích nhất vần là cây mít
- Qủa nho khi chín có màu đen rất đẹp, hàng ngày em thường xuyên tưới nước cho cây
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ 
 SL
Tỉ lệ 
7A1
7A2
K7
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP LÀM VĂN
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ 
 SL
Tỉ lệ 
7A1
7A2
K7
D

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 Ngu van 7_12191401.doc