Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 2 - Bài 2 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện

- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện – tập đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật

- Kể và tóm tắt truyện

3. Thái độ:

- Thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

C. PHƯƠNG PHÁP:

Thảo luận – Phân tích – Bình giảng

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1527Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 2 - Bài 2 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 22/8/2014
Tiết PPCT: 5 -6	 Ngày day : 25/8/2014
Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ.
- Khánh Hoài-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện – tập đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật
- Kể và tóm tắt truyện
3. Thái độ: 
- Thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
Thảo luận – Phân tích – Bình giảng
D. TIEÁN TRÌNH DẠY HỌC:
1. OÅn ñònh lôùp Kiểm diện học sinh
Lớp 7a4, vắng.
2. Kiểm tra bài cũ
a/ Em hãy cho biết thái độ của người bố trước lỗi lầm của En-ri-cô?
3. Bài mới:
Hằng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh những em bé lang thang ngoài phố, trong trại mồ côi, và những đứa trẻ xa nhau vì đổ vỡ của gia đình. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy, cảm nhận nỗi đau buồn của cuộc sống thiếu cha, mẹ – một nỗi đau lớn về tinh thần. Và qua đó, ta biết chia sẻ, biết cảm thông với những người bạn kém may mắn hơn mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TIẾT 1
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt văn bản 
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
 (?)Theo em truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
(?) Câu truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
(?) Tại sao chuyện lại có tên là “Cuộc.bê”?
(Búp bê không chia tay mà đây là cuộc chia tay Thành –Thủy do bố mẹ li dị, búp bê không có tội)
(?) Lệnh chia đồ chơ của mẹ đã dẫn đến tâm trạng của Thành ntn?
(?) Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tình cảm của anh em Thành - Thuỷ? 
(?)Qua các chi tiết đó em thấy tình cảm của hai anh em như thế nào? 
TIẾT 2
(?)Trong truyện những con búp bê chúng có chia tay thật không? Thành và Thủy chia tay nhau vì lí do gì?
(?)Tâm trạng Thủy ra sao khi chia đồ chơi, khi đến trường và khi lên xe?
(?)Chi tiết nào cho thấy cô giáo bàng hoàng khi Thủy chia tay lớp học?
(?)Chi tiết nào cho thấy Thủy rất giàu lòng vị tha?
(?)Tâm trạng của Thành khi chia đồ chơi như thế nào?
(?)Tâm trạng của hai anh em khi chia tay nhau như thế nào?
(?) Nhận xét về cách kể truyện của tác giả cách kể này có tác dụng gì trong việc làm giõ nội dung tư tưởng của truyện?
Kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 
Lời kể chân thành giản dị phù hợp với tâm trạng nhân vật có sức truyền cảm, gây xúc động. 
(?) Qua câu truyện này tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điếu gì? 
(?)Trình bày những nét nghệ thuật chính trong truyện
HS trình bày, đọc ghi nhớ sgk
(?)Trong truyện có nhiều cuộc chia tay, cuộc chia tay nào đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất?Vì sao?
HS suy nghĩ và trình bày, phản biện theo cảm nhận của riêng mình
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: đọc nhiều lần văn bản để nhớ chi tiết và tóm tắt được.( Kể ở ngôi thứ nhất , người kể đóng vai Thành hoạc Thủy xưng “tôi”
Bài mới: Chuẩn bị bài “ Bố cục trong văn bản”: Đọc bài, tìm hiểu ví dụ trong sgk
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1. Tác giả: 
 Khánh Hoài
 2. Tác phẩm: 
 Giải nhì cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em năm 1992
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu văn bản
 a. Bố cục
b. Phân tích
b.1 Tình cảm giữa hai anh em Thành và Thuỷ
* Tình cảm của Thủy:
- Thuỷ đem kim chỉ ra sân bóng vá áo cho anh
- Tối nào Thủy cũng đặt con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh.
* Tình cảm của Thành:
-Chiều nào cũng đi đón em, Thành giúp em học tập. 
- Nhường hết đồ chơi cho em.
à Thủy và Thành rất mực gần gũi, yêu thương nhau, luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
b.2 Tâm trạng Thành và Thủy trước khi xa nhau:
* Thủy;
- Buồn bã, khóc sụt sịt, nấc lên khe khẽ, không muốn chia đồ chơi.
- Khóc nức nở vì phải bỏ học về quê bán hàng.
- Sợ hãi mặt tái xanh, hôn gấp búp bê.
à Thủy giàu lòng vị tha, thương anh, không muốn chia rẽ hai con búp bê.
* Thành:
- Buồn bã, nhường đồ chơi cho em.
-Chạy lại đặt con em nhỏ cạnh con vệ sĩ.
=> Thủy và Thành đều buồn bã, đau đớn,tan nát cõi lòng không muốn xa nhau.
 3. Tổng kết:
* Nghệ thuật: 
- Xây dựng tình huống tâm lí, lựa chọn ngôi kể thứ nhất theo lời kể của nhân vật “tôi”
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc
* Ý nghĩa:Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình và mỗi người cần biết giữ gìn gia đình hạnh phúc
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Em cảm nhận gì về tình cảm giữa 2 anh em Thành- Thủy?
- Nắm chắc Nội dung và ý nghĩa văn bản.
- Soạn bài: Bố cục trong văn bản.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần 2 Ngày soạn: 23/8/2014
Tiết PPCT: 7	 Ngày day : 26/8/2014
Tập làm văn: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. 
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch và hợp lý cho các bài làm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói (viết) cụ thể.
3. Thái độ: 
- Hiểu được tầm quan trọng của bố cục và có ý thức xây dựng bố cục trước khi tạo lập văn bản
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Quy nạp
D. TIẾN TR̀INH DẠY HỌC 
1. OÅn ñònh lôùp 
Lớp 7a4, vắng.
2. Kiểm tra bài cũ:
	a/ Thế nào là liên kết trong văn bản? Tại sao văn bản cần phải liên kết?
3. Bài mới: 
Để một văn bản rõ ràng dễ hiểu thì ta phải sắp xếp nội dung hợp lí .Cách sắp xếp cho nội dung hợp
 lí ta gọi là bố cục .Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bố cục trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
(?) Lấy ví dụ từ đơn nghỉ học của hs?Lá đơn sẽ như thế nào nếu các ý trong đó không được sắp xếp theo trật tự thành hệ thống .
(?) Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục?Bố cục lộn xộn thì VB sẽ như thế nào?
(?)Vậy bố cục là gì? 
 (?) So với văn bản trong SGK lớp 6 em thấy văn bản này thế nào.Chúng có bố cục rõ ràng chưa?
(?) Tại sao những cân văn là giống nhau mà VB này thì dễ hiểu VB khác lại khó hiểu ?(5’)
(?) Vậy theo em dể VB dễ hiểu thì bố cục phải như thế nào? 
 (?)Nhiệm vụ của MB,TB,KB đã học ở lớp 6?
 (?)VB gồm mấy đoạn văn? Nội dung của mỗi doạn ấy có thống nhất không ?
Cách kể không làm cho chuyện buồn cười nữa, làm mất đi yếu tố bất ngờ không thể hiện được mục đích giao tiếp (cười phê phán chế giễu
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk.
Bài 2:
GV: - Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? 
- Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không? (câu chuyện này có thể kể theo một bố cục khác – 
HS: Thảo luận 5 phút trình bày.
Bài 3:Hs đọc yêu cầu bài tập 3/sgk 30,31).
Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa ? Vì sao ?
- Theo em có thể bổ sung thêm điều gì ?
GV hướng dẫn HS đọc kỹ đề và nêu yêu cầu của từng bài. HS làm bài theo hình thức thảo luận nhóm.
GV nhận xét, sửa chữa và chốt 
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: các em chọn một văn bản đã học, xác định bố cục.
* Bài mới: Chuẩn bị bài: “Mạch lạc trong văn bản”. Đọc bài, tìm hiểu phương pháp để văn bản mạch lạc.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
Bố cục của văn bản 
- Bố cục của văn bản là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý
Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
 * Vi dụ:
- Bố cục chưa rõ ràng, nội dung lộn xộn,không thống nhất, khó hiểu
à Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ, rõ ràng để dễ hiểu.
- Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết, người nói dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
Các phần của bố cục: Gồm 3 phần :
 - Mở bài
 - Thân bài 
 - Kết bài
+ Ghi nhớ :SGK trang 30
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 2/30 : 	văn bản cuộc chia tay .. con búp bê
 Mở bài : “ Mẹ tôi  khóc nhiều ” à giới thiệu hoàn cảnh bất hạnh của hai anh em Thành và Thủy
 Thân bài : “ Đêm qua  đi thôi con ” à cảnh chia đồ chơi của 2 anh em và cảnh chia tay của bé Thủy với lớp học.
 Kết bài : Phần còn lại à cuộc chia tay đầy xúc động của 2 anh em
à Bố cục của truyện rành mạch, hợp lý.
* Đoạn “ gia đình tôi khá giả” không được đưa lên đầu truyện cho đúng với trật tự thời gian, không phải là sơ xuất của tác giả mà đó là dụng ý sắp xếp của người viết truyện làm cho câu chuyện hấp dẫn ngay từ đầu để tạo cảm xúc, làm cho người đọc chú ý 
Bài tập 3/30,31 : Học sinh đọc và thảo luận.
 - Chưa rành mạch và hợp lý vì các điểm 1,2,3 mới kể lại việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm để học tốt. Điểm 4 không phải nói về kinh nghiệm học tập mà lại nói về thành tích.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: Xác định bố cục của văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó 
Bài mới: Soạn bài “Mạch lạc trong văn bản”
E.RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần 2 Ngày soạn: 25/8/2014
Tiết PPCT: 8	 Ngày day : 28/8/2014
Tập làm văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc
- Vận dụng về kiến thức mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói..
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1.Kiến thức
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói viết mạch lạc
C. PHƯƠNG PHÁP: Tích hợp – Quy nạp
D. TIẾN TR̀INH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
Lớp 7a4, vắng.
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là bố cục của một văn bản .
b. Để bố cục được hợp lý, rành mạch cần có các điều kiện gì .
3. Bài mới : 
 Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về bố cục của văn bản. Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt phân chia.Nhưng văn bản lại không thể không liên kết.Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bài học hôm nay sẽ gíup các em biết cách tạo lập sự mạch lạc trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
(?) Theo em mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất ở mục 1a trang 31?
(?) Ta có tán thành với ý kiến ở mục 1b trang 31 không? Vì sao?
- Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có thể nói đến nhiều nhân vật, nhiều sự việc nhưng nội dung truyện phải luôn luôn bám sát đề tài, luôn xoay quanh sự việc chính và nhân vật chính.
(?) Theo em các từ ngữ ở 2b có phải là chủ đề liên kết các câu các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không ? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ? 
 - Mỗi VB cần phải có một mạch lạc thống nhất, trôi chảy liên tục qua suốt các phần, các đoạn. Mạch văn trong truyện trên là “ Sự chia tay”. Vậy không một phần nào trong truyện lại không lại không liên quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết đó
 Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau.
(?) Các đoạn trong VB ở mục 2c có những mối liên hệ như thế nào ? Có tự nhiên và hợp lí không ? 
- GV cho học sinh rút ra ghi nhớ
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: 
GV: 
-Các em đã được học văn bản “Mẹ tôi”, vậy hãy xác định chủ đề của văn bản?
- Các từ ngữ, sự việc trong văn bản có phục vụ cho chủ đề ấy không?
- Văn bản này đã có tính mạch lạc chưa?
HS: Nhóm 1,2 làm câu a.
HS đọc văn bản “Lão nông và các con”.
GV:
- Em hãy xác định chủ đề của văn bản?
- Chủ đề này có xuyên suốt bài thơ không? Hãy chỉ ra sự xuyên suốt đó?
HS: Nhóm 3,4 thảo luận làm câu b
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn Mẹ tôi
Bài mới: Chuẩn bị bài: “Ca dao dân ca về tình cảm gia đình”
- Đọc diễn cảm văn bản
- Trả lời hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu để biết giá trị nội dung nghệ thuật trong các bài ca dao dân ca đó.
 I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
a. Mạch lạc trong văn bản
- Mạch lạc là sự nối tiếp của các câu các ý theo mộr trình tự hợp lí.
b. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.
- Các phần, các đoạn ,các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn , các câu trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng , hợp lí.
 Ghi nhớ : SGK 
II. LUYỆN TẬP
Số 1/32 
a. Bài thơ được xây dựng theo bố cục 3 phần
 Mở bài : 2 dòng đầu
Thân bài : Phú nộngbội thu
Kết bài : Đoạn còn lại
à Bố cục rành mạch và hợp lý.
b.Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa.
+ Câu đầu : Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian ( mùa đông, giữa ngày mùa) và không gian (làng quê)
+ Sau đó tác giả nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian và không gian
+ Hai câu cuối: Nhận xét cảm xúc về màu vàng đó.
à Một tình tự với 3 phần nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch lạc thông suốt và bố cục của đoạn văn trở nên mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Bài cũ:Tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đã học
- Bài mới: soạn bài: “Ca dao dân ca về tình cảm gia đình”
E.RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 7 Tuần 2 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang.doc