Giáo án Ngữ văn 8 (cả năm)

I/. Mục tiêu cần đạt:

 1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được:

 - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình.

 2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, cảm nhận chất thơ của truyện ngắn Thanh Tịnh.

 3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học.

II/. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập.

 2. Học sinh: xem trước SGK, soạn bài, giấy + bút lông (theo nhóm).

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS ( 4’)

 3. Bài mới:

 

doc 245 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4872Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00oC giảm còn 70oC.
 + Chất liệu làm nên vỏ phích có tác dụng bảo quản ruột phích như thế nào?
 + Cách bảo quản an toàn (không vỡ, không gây hại cho trẻ và người sử dụng).
 3. Lập dàn bài: 
 a. Mở bài:
 Giới thiệu chung về phích nước nóng.
 b. Thân bài: 
 - Trình bày cấu tạo của phích: ruột, nút, vỏ, tay (xách, cầm).
 - Nêu tác dụng của phích nước (giữ nóng, nấu cháo...).
 - Cách bảo quản: để nơi an toàn, tránh va đập, rơi vỡ.
 - Bí quyết rửa ruột phích bị đóng cặn: (bằng dấm ăn).
 c. Kết bài:
 Khẳng định sự tiện ích của phích nước nóng trong sinh hoạt.
II. Luyện tập trên lớp:
 (Học sinh trình bày bài nói để Gv và các bạn góp ý).
 4. Củng cố: 2’
 H: Nhắc lại bố cục của bài văn thuyết minh?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Luyện nói ở nhà.
 - Chuẩn bị: “Làm bài viết TLV số 3”.
RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
 Ngày soạn:1/12/2010
Tiết: 55, 56 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 - Làm tại lớp - 
I/. Mục tiêu cần đạt:Giúp h/sinh:
 - Tập dượt bài làm thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
 - Rèn kỹ năng viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
 - Giao dục tính nghiêm túc, tích cực, cẩn thận. 
II/. Chuẩn bị:
 *Giáo viên: Phương pháp: động não 
 Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, đề bài.
 *Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị giấy viết làm kiểm tra.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới: 
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
87p
Gv ghi đề lên bảng.
HS quan sát và chép đề vào giấy.
Gọi h/s lần lượt đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
HS: trình bày tri thức về một đồ dùng học tập.
H: Đề làm bài văn thuyết minh ta phải thực hiện điều gì?
H: Có những phương pháp thuyết minh nào cần nhắc lại và sử dụng cho bài văn?
H: Trình bày bố cục của một bài văn thuyết minh?
Yêu cầu học sinh làm bài.
Còn 15 phút nhắc học sinh xem lại bài làm của mình.
HS đọc lại, bổ sung, chỉnh sửa để chuẩn bị nộp bài.
Gv thu bài theo từng bàn khi hết giờ.
Đề bài:
 Thuyết minh về chiếc hộp đựng bút.
 4. Củng cố: 1’
 H: Nhận xét chung về giờ làm bài của học sinh.
 5. Dặn dò: 1’
 - Chuẩn bị: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
 Ngày soạn:02/12/2010
Tiết: 57
 Văn bản VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 - Phan Bội Châu -
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào cũng giữ được phong thái ung dung và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp vào giải phóng dân tộc. 
 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
 - Gíao dục tình yêu quê hương đất nước, sống có lý tưởng, phấn đấu học tập theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
II/. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
 Phương pháp: -Động não: HS suy nghĩ và trả lời về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 -Trình bày một phút: nhận xét khái quát về giá trị của văn bản
 -Thảo luận nhóm: trao đổi thảo luận 
*Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, ảnh chân dung.
 Học sinh: SGK, STK, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
 (Giới thiệu ảnh chân dung của nhà thơ Phan Bội Châu để dẫn vào bài).
TG
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
10p
22p
9p
HĐ 1: HD tìm hiểu chung
Gọi h/s đọc chú thích trang 146 về tác giả.
H: Giới thiệu đôi nét về ông?
HS : năm sinh, năm mất, tên, hiệu, quê quán, tư tưởng.
H: Nêu nhận xét của em về cuộc đời của tác giả?
HS nêu nhận xét
H: Ông có những tác phẩm tiêu biểu nào?
HS liệt kê theo tìm hiểu
H: Văn bản có xuất xứ như thế nào? 
HS:trích từ “Ngục trung thư”- 1914.
 GV Hướng dẫn h/s đọc bài.
(Nhịp 2/2/4 hoặc 4/3).
Treo bảng phụ viết nội dung bài thơ, gọi h/s đọc.
Gv đọc lại một lần.
H: Xác định thể thơ của văn bản? 
Hs:thất ngôn bát cú.
Gv giới thiệu về thể thơ
HĐ 2:HD phân tích văn bản
Chuyển ý tìm hiểu bài.
Gọi h/s đọc 2 câu đầu và xác định tên gọi của nó trong bố cục bài thơ thất ngôn bát cú.
H: Hào kiệt, phong lưu là gì? 
Hs:dựa trên chú thích để lý giải.
H: Qua đó em hình dung ra một nhân vật như thế nào?
Dòng 2 biểu thị quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước.
H: Qua em hiểu tác giả xem việc ở tù là như thế nào?
Hs : nêu ý kiến
H: Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây?
Gv chốt ý ghi bảng
H: Hai dòng thơ tiếp nói về ai, nói về việc gì?
Gv giảng giải: về hoàn cảnh của người yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
H: Cách dùng từ “năm châu, bốn biển” và thực tế hoạt động CM của tác giả đã nói lên điều gì?
Hs trao đổi trả
H: So sánh giọng điệu ở đây với 2 dòng đề? Tại sao có sự thể hiện đó?
Gv : chuyển sang một trạng thái khác: nỗi đau người dân mất nước.
Gọi h/s đọc dòng 5, 6.
H: “Bủa”, “kinh tế” có nghĩa là gì? 
Hs: dựa trên chú thích để lý giải.
H: Hai dòng thơ này bày tỏ khát vọng gì?
Gv Dẫn giải: biện pháp khoa trương “tay...ôm...kinh tế” và biện pháp lãng mạn “cười... tan oán thù” và tác dụng của nó.
H: Trong 2 dòng thơ còn lại, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Ngắt nhịp ra sao? Có tác dụng gì? 
Hs: điệp từ “còn” (nhấn mạnh ý chí quyết tâm)
H: Giọng thơ như thế nào và đã giúp em hình dung ra phong thái người tù CM ra sao?
Gv chốt ý ghi bảng
HĐ 3: HD tổng kết
H: nhận xét hình ảnh và ngôn ngữ thơ?
HS trả lời
H: ý nghĩa văn bản
Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh(yêu nước, trung thành với CNXH)
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 - Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, là nhà CM lớn nhất trong 25 năm đầu thế kỷ 20 của dân tộc ta. Là nhà văn, nhà thơ có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ.
2. Tác phẩm: 
 a. Xuất xứ: 
 Trích từ “Ngục trung thư” năm 1914.
 b. Thể thơ: 
 Thất ngôn bát cú.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hai câu đề:
 - “Hào kiệt”, “phong lưu” thể hiện khí phách hiên ngang, tài tử của tác giả.
 - “Ở tù” chỉ là tạm nghỉ chân trên con đường đấu tranh CM “chạy mỏi chân”
 => giọng thơ đùa vui, cười cợt, thể hiện phong thái ung dung của người tù CM.
2. Hai câu thực:
 - Bi kịch nước mất để người yêu nước lâm vào cảnh bốn biển không nhà, bị săn lùng khắp năm châu.
-> giọng thơ trầm buồn, thể hiện nỗi đau của người anh hùng cũng là nỗi đau của đất nước.
 3. Hai câu luận:
 - Thể hiện khát vọng trị đời cứu nước của nhà CM.
 - Lối khoa trương “ôm chặt bồ kinh tế” và biện pháp lãng mạn “cười tan... thù”.
-> tạo vẻ đẹp hào hùng mà lãng mạn.
 4. Hai câu kết:
 Điệp từ “còn” kết hợp ngắt nhịp 4/3 thể hiện ý chí kiên cường, hiên ngang: còn sống là còn chiến đấu dù có trở ngại.
-> khẳng định tư thế của người cách mạng.
III. Tổng kết:
 1/ Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ khẩu khí, hòa hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
-Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng hiên ngang bất khuất.
2/ Nội dung:
Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù ngục.
Gv dùng bản phụ phân tích nhũng dấu hiệu của thể thơ thất ngôn bát cú
IV. Củng cố: 1’
 Đọc thuộc lòng bài thơ.
 V. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Đập đá ở Côn Lôn”.
 V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
 Ngày soạn:04/12/2010
Tuần: 15
Tiết: 58 Văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 - Phan Châu Trinh - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn, cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái dung dung, khí phách kiên cường, bất khuất và niềm tin không đổi về sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả. 
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh chân dung.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Đọc lại bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
 H: Qua bài thơ thể hiện hình ảnh nhà thơ Phan Bội Châu như thế nào?
 3. Bài mới: 
 (Từ vị trí của nhà thơ Phan Bội Châu để giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh).
TG
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
Treo ảnh chân dung của tác giả, yêu cầu h/s quan sát chú thích trang 149 - SGK.
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả?
-> hoạt động CM và thơ văn đã tác động đến tinh thần nhân dân lúc bấy giờ.
H: Bài thơ có hoàn cảnh sáng tạo như thế nào?
Hướng dẫn h/s đọc văn bản nhịp 4/3; giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng của tác giả?
H: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt?
Gọi h/s đọc chú thích 1.
Treo bảng phụ viết nội dung bài thơ.
Hướng h/s quan sát 4 dòng đầu.
H: Câu 1 nêu lên nội dung gì?
H: Công việc đập đá có tính chất như thế nào?
H: Người tù Côn Đảo làm việc đó trong bối cảnh ra sao?
H: Qua việc miêu tả của tác giả, ta hình dung ra công việc như thế nào?
H: Nhưng khí thế của người tù CM ra sao?
H: Để thấy được tư thế ấy, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Gọi h/s đọc 4 câu thơ cuối.
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của câu 5, 6? 
(gần, bổ sung, đối)
H: Kẻ vá trời trong câu 7 theo em là người làm gì?
H: Cặp câu 7, 8 có quan hệ như thế nào về nghĩa?
H: Qua bài thơi cho em hình dung về người tù CM như thế nào?
-> liên hệ đến ý chí của Bác trong giai đoạn bị Tưởng Giới Thạch cầm chân.
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả:
 - Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở Tây Lộc, Hà Nông, Quảng Nam.
 - Là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
2. Văn bản: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo vì “mang tội” khởi xướng phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
 b. Thể thơ:
 Thất ngôn bát cú.
 c. Phương thức biểu đạt: 
 Biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Bốn câu đầu:
 - Câu 1: miêu tả bối cảnh không gian tạo nên tư thế con người giữa biển trời Côn Đảo.
 - Ba câu sau: miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa khắc hoạ tầm vóc to lớn của người anh hùng với những hoạt động phi thường.
 - Cách nói quá làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người.
 - Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách, gian nan.
 2. Bốn câu cuối:
 - Phép đối ý trong câu 5 và 6: sự gian nan - sức chịu đựng ><ý chí chiến đấu bền bĩ của người CM.
 - Cặp câu 7, 8 có sự độc lập giữa chí lớn của người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách “việc con con” trên chặng đường CM.
II. Tổng kết:
 Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hiện tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn học sinh trình bày cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những nhà nho yêu nước trong giai đoạn đầu thế kỷ 20?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Ôn luyện về dấu câu”.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày soạn:07/12/2010
Tiết: 59 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
 - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. 
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, phiếu bài tập.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Học thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh?
 H: Nêu nội dung của 4 câu đầu và nhận xét khẩu khí thơ?
 3. Bài mới: 
 (Dựa trên mục tiêu bài học để giới thiệu cho h/sinh vào bài mới).
TG
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
Gọi h/s nhắc lại các lại dấu câu đã học trong chương trình Ngữ văn 6, 7.
Gv uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung cho học sinh.
Yêu cầu học sinh nhắc lại dấu câu và công dụng vừa học trong Ngữ văn 8.
Gv treo bảng phụ có nội dung sau:
-> nhắc lại các loại dấu: chấm, chấm than, chấm hỏi, phẩy, chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang.
-> trình bày công dụng của nó.
-> trình bày về các dấu câu.
I. Tổng kết về dấu câu:
 * Bảng phụ:
STT
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
2
Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
3
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
TG
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
=> chuyển ý sang mục II.
Chia học sinh ra 4 nhóm, phát phiếu bài tập, mỗi nhóm 1 bài.
 (trang 151 - SGK).
Cho thảo luận trong 5 phút.
Yêu cầu h/sinh trình bày kết quả.
Gv chỉnh sửa cho h/sinh để rút ra kết luận.
Dùng bảng phụ có nội dung bài tập 1 để hướng dẫn h/s điền dấu câu cho hợp lý.
Gọi h/s đọc bài tập 2.
Gọi h/s lên bảng làm bài tập.
Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn.
-> Gv điều chỉnh, bổ sung.
-> hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên.
-> thảo luận nhóm.
-> trình bày kết quả thảo luận:
N1: đặt dấu chấm sau từ “xúc động”, viết hoa chử (t).
N2: dùng dấu chấm ở đây là sai, vì chưa kết thúc câu, bỏ dấu chấm viết thường chử (Ô).
N3: Thêm 3 dấu (,) để phân biệt các thành phần đồng chức.
N4: Sau câu 1 đổi thành dấu chấm, sau câu 2 đổi thành dấu chấm hỏi.
Nêu yêu cầu bài tập 2.
-> lên bảng trình bày.
-> nhận xét.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
 1. Thiếu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
 2. Dùng dấu ngắt câu khi chưa kết thúc câu.
 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Điền dấu câu vào ( ) thích hợp:
(,); (.); (.); (,); (:); (-); (!); (!); (!); (!); (,); (,); (.); (,);(.); (,); (,); (,); (.); (,); (:); (-); (?); (?); (?); (!).
Bài tập 2: Phát hiện lỗi về dấu câu, thay dấu cho thích hợp.
 a)... mới về? Mẹ dặn chiều nay.
 b) Từ xưa,... sản xuất, nhân dân... gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
 c) Mặc dù... năm tháng, nhưng tôi... học sinh.
 4. Củng cố: 4’
 H: Các lổi thường gặp về dấu câu là gì?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Kiểm tra Tiếng Việt”.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày soạn:10/12/2010
Tiết: 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh nắm vững nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở kỳ I. 
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, đề kiểm tra.
 Học sinh: SGK, STK, học bài để kiểm tra.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới: 
 (Nêu yêu cầu cần đạt của tiết làm bài kiểm tra).
TG
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
Gv phát đề kiểm tra cho h/s, hướng dẫn cách làm bài, giải đáp thắc mắc về hình thức để kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài.
Còn 15 phút nhắc cả lớp xem lại bài làm.
Cuối giờ thu bài.
- Nhận đề.
-> chú ý hướng dẫn.
-> làm bài nghiêm túc, cẩn thận.
-> kiểm tra lại bài.
-> nộp bài vào cuối giờ.
Đề bài: (xem bên dưới)
* ĐỀ BÀI (kiểm tra Tiếng Việt) 
I/- Trắc nghiệm: 
 Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ địa phương?
a) xem
c) nhòm
b) trông
d) nhìn
 Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
a) khúc khuỷu
c) ục ịch
b) lộp bộp
d) lò dò
 Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không nằm trong trường từ vựng chỉ đồ dùng học tập? 
a) câu
c) thước
b) mực
d) viết
 Câu 4: Câu: “Lỗ mũi thì tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho” (Ca dao) - đã dùng biện pháp tu từ gì? 
a) nói quá
c) ẩn dụ
b) nói tránh
d) nói giảm
 Câu 5: Trong câu các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
a) Ai làm cỏ để tôi trồng cây.
c) Lớp dơ, bọn tôi nhìn thấy khó chịu.
b) Gió lên, nước biển càng dữ.
d) Cứ vào sáng sớm, mẹ và tôi thức dậy đi chợ.
 Câu 6: Từ nào trong câu “Mẹ cho con đấy” là thán từ?
a) đấy
b) cho
b) con
d) mẹ
 Câu 7: Quan hệ về nghĩa giữa 2 vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì? 
a) lựa chọn
c) nối tiếp
b) đồng thời
d) tương phản
 Câu 8: Trong các nhóm từ sau, nhóm đã được sắp xếp hợp lý? 
a) ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
b) thất thiểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
c) thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
d) vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
 Câu 9: Trong các câu ghép sau đây, câu nào có quan hệ tiếp nối giữa các vế câu?
a) Tuy hắn say mềm người nhưng miệng hắn chửi vẫn không ngớt lời.
b) Vì không ai muốn hắn tỉnh, nên hắn phải uống cho say.
c) Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
d) Người đời càng cười thì hắn càng uống cho say.
 Câu 10: Dấu ngoặc kép thường xuất hiện liền sau dấu gì?
a) dấu chấm
c) dấu nhiều chấm
b) dấu hai chấm
d) dấu ba chấm
II. Tự luận:
 1. Nêu công dụng của ngoặc đơn? Cho ví dụ minh hoạ?
 2. Tìm trường từ vựng cho nét nghĩa sau:
 a. Các phương thức biểu đạt 
 b. Các thể loại văn xuôi. 
 c. Các phương pháp thuyết minh.
----------------
4. Củng cố: 4’
 Nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra?
 5. Dặn dò: 1’
 Chuẩn bị: “Thuyết minh một thể loại văn học”.
Ngày soạn:11/12/2010
Tiết: 61
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn thuyết minh. 
 - Thấy được: muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
 - ý thức khám phá những đặc điểm của các thể loại văn học.
II/. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm...
Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
* Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở của học sinh.
 3. Bài mới:
 (Dựa trên mục tiêu bài học để tạo tâm thế vào bài cho học sinh).
TG
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
21p
14p
HĐ 1: HD tìm hiểu 
Gv treo bảng phụ nội dung: 2 bài thơ (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập Đá ở Côn Lôn).
Giới thiệu công việc sẽ tìm hiểu và thực hành ở mục I.
Yêu cầu h/s quan sát và trả lời câu hỏi.
H: Cho biết số tiếng trên dòng và số dòng trên bài thơ ở mỗi văn bản? (có thể thêm/bớt không?)
Chia h/s làm 2 đội lên bảng thi: ghi ký hiệu B-T cho từng tiếng trong 2 bài thơ.
H: Nhận xét quan hệ B-T giữa các dòng.
H: Cho biết mổi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần nhau và ở vị trí nào?
H: Phần MB, ta cần làm gì?
(gợi ý: là một thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng, họ cũng làm thơ này bằng chữ Hán/Nôm.
H: Từ việc quan sát và đưa ra nhận xét trên, hãy trình bày đặc điểm của thể thơ (được thể hiện) vào phần thân bài?
H: Ở phần kết bài cần trình bày ý gì?
=> Cách làm một bài văn thuyết minh về thể loại văn học.
H: Khi lựa chọn các đặc điểm để thuyết minh thì cần gì?
HĐ 2: HD luyện tập
Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1 và tài liệu tham khảo trang 154.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:
 Đề: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
1. Quan sát để mô tả, thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú.
 2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
 b. Thân bài:
 Nêu các đặc điểm của thể thơ:
 - Số tiếng, số dòng trong mỗi bài.
 - Luật B-T như thế nào.
 - Cách gieo vần trong bài thơ.
 - Nhịp thơ phổ biến trong mỗi dòng.
 c. Kết bài:
 Cảm nhận của em về tính nhạc điệu của thể thơ.
3. Cách làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học:
 - Muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học (thể thơ/văn bản cụ thể) trước hết phải biết quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
 - Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những nét tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Thuyết minh về thể loại truyện ngắn dựa trên các truyện ngắn đã học.
 Dàn bài:
 a. Mở bài: Giới thiệu về thể loại truyện ngắn.
 b. Thân bài: Nêu các đặc điểm chính:
 - Hình thức.
 - Dung lượng.
 - Không gian, thời gian, số lượng nhân vật.
 - Sự việc.
 c. Kết bài:
 Vị trí thể loại trong kho tàng văn học.
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn h/s vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm bài viết thuyết minh hoàn chỉnh?
 5. Dặn dò: 1’ - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị: “Muốn làm thằng Cuội”.
Ngày soạn:12/12/2010
Tiết: 62 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 - Tản Đà - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu được tâm sự nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước muốn rất “ngông”.
 - Cảm nhận cái mới trong thơ thất ngôn bát cú: ngôn từ giản dị, trong sáng; ý tứ hàm súc, cảm xúc tự nhiên, thơ nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên:
* Phương pháp: Động não, trình bày 1 phút, thảo luận
*Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, làm bài tập.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Đọc diễn cảm bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? cảm nhận về hình tượng người anh hùng trong bài thơ, nêu những nét chính về nghệ thuật?
 3. Bài mới: 
 (Dựa trên: Tản Đà là viên gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới để giới thiệu).
TG
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung bài
Ghi chú
7p
22p
8p
Yêu cầu quan sát chú thích (*) trang 155.
H: Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
(giải thích biệt danh: núi Tản, sông Đà).
H: Thơ Tản Đà có điểm gì nổi bật?
-> vì vậy thơ của ông được xem là viên gạch nối hai thời đại thơ Việt Nam.
H: Giới thiệu tác phẩm chính của ông?
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
Yêu cầu h/s quan sát văn bản trang 155.
H: Xác định thể thơ?
H: Đã thuyết minh về thể loại này, cho biết cần đọc với nhịp như thế nào?
Hướng dẫn h/s đọc thơ với nhịp trên và giọng thơ tâm tình.
Gọi h/s đọc thơ.
H: Câu đầu là tiếng than, lời tâm sự của tác giả, điều này thể hiện qua từ ngữ nào?
H: Buồn chán về đối tượng nào?
(Liên hệ với “Lão Hạc”, “Tất Đèn”).
H: Vì vậy cần đọc 2 dòng thơ này với giọng điệu như thế nào?
H: Lời tâm sự đó tác giả muốn nói với ai?
-> cho h/s đọc chú thích.
-> ước muốn thoát ly thực tế.
=> đây chính là nét lãng mạn trong thơ ông.
Gọi h/

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Toi_di_hoc.doc