Giáo án Ngữ văn 8 - Đập đá ở côn lôn - Phan Châu Trinh

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn, cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái dung dung, khí phách kiên cường, bất khuất và niềm tin không đổi về sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh chân dung.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 25554Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Đập đá ở côn lôn - Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 15
Tiết: 58 Văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 - Phan Châu Trinh - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn, cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái dung dung, khí phách kiên cường, bất khuất và niềm tin không đổi về sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả. 
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh chân dung.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Đọc lại bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
 H: Qua bài thơ thể hiện hình ảnh nhà thơ Phan Bội Châu như thế nào?
 3. Bài mới: 
 (Từ vị trí của nhà thơ Phan Bội Châu để giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả:
 - Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở Tây Lộc, Hà Nông, Quảng Nam.
 - Là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
2. Văn bản: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo vì “mang tội” khởi xướng phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
 b. Thể thơ:
 Thất ngôn bát cú.
 c. Phương thức biểu đạt: 
 Biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Bốn câu đầu:
 - Câu 1: miêu tả bối cảnh không gian tạo nên tư thế con người giữa biển trời Côn Đảo.
 - Ba câu sau: miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa khắc hoạ tầm vóc to lớn của người anh hùng với những hoạt động phi thường.
 - Cách nói quá làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người.
 - Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách, gian nan.
 2. Bốn câu cuối:
 - Phép đối ý trong câu 5 và 6: sự gian nan - sức chịu đựng ><ý chí chiến đấu bền bĩ của người CM.
 - Cặp câu 7, 8 có sự độc lập giữa chí lớn của người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách “việc con con” trên chặng đường CM.
II. Tổng kết:
 Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hiện tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
Treo ảnh chân dung của tác giả, yêu cầu h/s quan sát chú thích trang 149 - SGK.
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả?
-> hoạt động CM và thơ văn đã tác động đến tinh thần nhân dân lúc bấy giờ.
H: Bài thơ có hoàn cảnh sáng tạo như thế nào?
Hướng dẫn h/s đọc văn bản nhịp 4/3; giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng của tác giả?
H: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt?
Gọi h/s đọc chú thích 1.
Treo bảng phụ viết nội dung bài thơ.
Hướng h/s quan sát 4 dòng đầu.
H: Câu 1 nêu lên nội dung gì?
H: Công việc đập đá có tính chất như thế nào?
H: Người tù Côn Đảo làm việc đó trong bối cảnh ra sao?
H: Qua việc miêu tả của tác giả, ta hình dung ra công việc như thế nào?
H: Nhưng khí thế của người tù CM ra sao?
H: Để thấy được tư thế ấy, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Gọi h/s đọc 4 câu thơ cuối.
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của câu 5, 6? 
(gần, bổ sung, đối)
H: Kẻ vá trời trong câu 7 theo em là người làm gì?
H: Cặp câu 7, 8 có quan hệ như thế nào về nghĩa?
H: Qua bài thơi cho em hình dung về người tù CM như thế nào?
-> liên hệ đến ý chí của Bác trong giai đoạn bị Tưởng Giới Thạch cầm chân.
-> Gọi h/s đọc diễn cảm lại bài thơ.
-> quan sát.
-> trình bày năm sinh, năm mất, biệt hiệu, tư tưởng, tài năng.
-> trình bày theo tìm hiểu.
-> đọc văn bản theo hướng dẫn.
-> nghe.
-> dựa trên số lượng từ và câu.
-> Giải thích địa danh Côn Đảo.
-> chú ý đến nội dung.
-> tư thế con người trong không gian ở đảo.
-> nặng nhọc, vất vả.
-> không gian: trơ trọi, vắng vẻ; làm việc dưới sự canh gác nghiêm ngặc của kẻ thù, là lao động khổ sai.
-> nặng nề.
-> phi thường, lớn lao.
-> nói quá.
-> đọc theo yêu cầu.
-> đối nhau: sự gian nan >< ý chí chiến đấu.
-> người có những việc làm, mưu đồ to lớn.
-> đối lập nhau.
-> nêu ý kiến.
-> lắng nghe.
-> h/s đọc diễn cảm.
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn học sinh trình bày cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những nhà nho yêu nước trong giai đoạn đầu thế kỷ 20?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Ôn luyện về dấu câu”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_15_Dap_da_o_Con_Lon.docx