Giáo án Ngữ văn 8 - Liên kết các đọan văn trong văn bản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).

- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.

3. Thái độ: Ý thức diễn đạt lưu loát, đạt hiệu quả giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bảng phụ, ví dụ mẫu.

2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Liên kết các đọan văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 16: 	LIEÂN KEÁT CAÙC ÑOÏAN VAÊN TRONG VAÊN BAÛN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).
Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
3. Thái độ: Ý thức diễn đạt lưu loát, đạt hiệu quả giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ, ví dụ mẫu.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (15 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
Đề bài:
Câu 1: Nêu ý nghĩa nội dung truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao? (3 điểm)
Câu 2: Nghệ thuật truyện có gì đặc sắc? (3 điểm) 
Câu 3: Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh? Mỗi loại cho mỗi ví dụ. (4 điểm)
Đáp án:	
Câu 1: Đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đao: 
Cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của người nông dân. (1 điểm)
Khẳng định phẩm chất đáng quý ở người nông dân. (1 điểm)
Ngầm lên án xã hội thực dân nử phong kiến. (1 điểm)
Câu 2: 
Cách kể chuyện hấp dẫn. (1 điểm)
Xây dựng nhân vật có chiều sâu tâm lí. (1 điểm)
Ngôn ngữ độc thoại. (1 điểm)
Câu 3: 
Từ tượng hình: Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. (1 điểm)
Từ tượng thanh: Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (1 điểm)
Mỗi ví dụ ghi đúng. (1 điểm)
2. Bài mới: 
- GV nhắc lại khái niệm đoạn văn:
- Một bài văn thường gồm nhiều đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Để có một bài văn hoàn chỉnh, thống nhất thì các đoạn văn này phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. 
Hoạt động a: Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. (10 phút)
- GV hỏi: Thế nào là đoạn văn? 
- HS đọc phần 1 (SGK/50).
- GV hỏi: Nêu nội dung của mỗi đoạn văn?
(Đoạn 1: Cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường 
Đoạn 2: Cảm xúc về ngôi trường)
- GV hỏi: Xét về mối quan hệ ý nghĩa, hai đoạn văn có quan hệ gì? Vì sao? 
(Hai đoạn văn tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có cảm giác gắn bó với nhau ® Ở hai thời điểm khác nhau, hai hình ảnh khác nhau không liên quan Þ Hụt hẫng)
- HS đọc bằng mắt phần 2. (SGK/50)
- GV hỏi: Hai đoạn văn này có gì khác hai đoạn trên?
(Có thêm cụm từ trước đó mấy hôm)
- GV hỏi: Cụm từ này bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn? Có tác dụng gì?
(- Bổ sung ý nghĩa thời gian rõ hơn ở thời điểm hiện tại và quá khứ.
- Sự liền mạch giữa hai đoạn )
- GV chốt: Cụm từ đó là phương tiện liên kết hai đoạn giúp người đọc hiểu rõ hơn mục đích diễn đạt của người viết. Vì không có đoạn liên kết nên hai đoạn ở phần một có nội dung rời rạc, không liện mạch, khó hiểu.
- GV hỏi: Tác dụng của việc liên kết đoạn? 
Hoạt động b: Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. (10 phút)
- HS đọc đoạn văn (SGK/51)
- HS đọc 1a mục II (SGK/51)
- GV hỏi: Tìm những từ liên kết giữa hai đoạn văn? Ý nghĩa của các từ này?
(Những từ ngữ liên kết đã tạo cho hai đoạn văn có quan hệ.)
 - HS tìm thêm những từ ngữ liên kết có mối quan hệ liệt kê. 
(Trước tiên, sau đó, đầu tiên, cuối cùng, một là, )
- HS đọc 1b mục II (SGK/51).
- GV hỏi: Tìm từ ngữ dùng để liên kết giữa hai đoạn? Cho biết ý nghĩa quan hệ giữa hai đoạn?
(Trước đó mấy hôm, nhưng)
- HS tìm thêm những từ ngữ liên kết có mối quan hệ đối lập. 
- HS đọc đoạn 2 mục I (SGK/50, 51).
- GV hỏi: Những từ “đó, trước đó” có tác dụng gì? 
- HS đọc 1d mục II (SGK/52).
- HS tìm từ liên kết giữa hai đoạn. 
- HS đọc ví dụ 2 (SGK/53) và nêu nội dung của mỗi đoạn. 
(Đoạn : Cu tí đi học; Đoạn 2: Cu tí phân vân)
- GV hỏi: Chỉ ra câu dùng để liên kết giữa hai đoạn văn? 
(Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy)
- GV hỏi: Câu liên kết đoạn văn có tác dụng gì?
- GV hỏi: Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản? Chỉ ra các cách liên kết đoạn văn thường gặp trong văn bản?
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập. (8 phút)
- HS thảo luận nhóm: Gạch chân và giải thích tác dụng liên kết đoạn của các từ ngữ.
- HS lựa chọn từ ngữ liên kết.
- HS viết đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan.
- GV hướng dẫn HS:
+ Khắc hoạ nhân vật rõ nét. Tìm từ ngữ dẫn chứng, chứng minh.
+ Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động, chứng minh.
+ Người kể chuyện, miêu tả của tác giả và lời đối thoại của nhân vật đặc sắc.
- GV lưu ý HS: Giữa các đoạn văn có thẻ dùng phương tiện liên kết, nhưng cũng không cần nếu các đoạn hướng vào một chủ đề, thời điểm, biểu đạt một sự việc.
I. Tìm hiểu bài:
1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
Ví dụ: (SGK/50)
Đọan 1: cảnh hiện tại ở sân trường làng Mĩ Liù.
Đoạn 2: Cảnh thời quá khứ ở sân trường Mĩ Liù.
® Cụm từ Trước đó mấy hôm đã liên kết 2 đoạn từ hiện tại trở về quá khứ.
2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
a. Dùng từ, cụm từ để liên kết:
Tùy theo từng mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn mà có thể lựa chọn các từ liên kết phù hợp.
Ví dụ: các từ trái lại, nhưng, ngược lại dùng trong mối quan hệ đối lập nhau về ý.
Các từ tiếp đó, sau đó, tiếp theo, dùng trong mối quan hệ tiếp diễn
b. Dùng câu để liên kết:
Ngoài cách dùng từ thì có thể dùng câu để liên kết các đoạn.
2. Ghi nhớ: (SGK/53)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Từ ngữ có tác dụng liên kết
a. Nói như vậy
b. Thế mà
c. Cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2)
Bài tập 2: Từ ngữ liên kết:
a. Từ đó; 
b. Nói tóm lại; 
c. Tuy nhiên; 
d. Thật khó trả lời.
Bài tập 3: 
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố: 
GV hệ thống kiến thức.
HS đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
HS học ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản.
Tiết tới: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội [SGK/56].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Lien_ket_cac_doan_van_trong_van_ban.doc