Giáo Án: Ngữ Văn 8 - Năm học: 2012 - 2013 - Trường THCS Phú An

 IMục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này HS phải :

- TT: HS nêu và phân tích được những cảm giác êm diệu trong sáng, mới lạ, tâm trạng bở ngỡ của nhân vật “tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.

- KN:Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng.

- TĐ:Thái độ học tập tích cực, biết trân trọng những kỷ niệm đẹp trong quá khứ.

II.Phương pháp và phương tiện:

 -Đặt vấn đề, thảo luận, phân tích, bình giảng.

 - Tranh ảnh, giáo án, SGK, ĐDDH

III.Nội dung:

A.Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra vở bài soạn của HS

 

doc 123 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án: Ngữ Văn 8 - Năm học: 2012 - 2013 - Trường THCS Phú An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG CỦA GV-HS
- G: Giới thiệu tác giả, xuất xứ bài thơ và cả phần đoạn trích đọc thêm (G tham khảo thêm hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong SGV)
- G: + Chú ý đọc phù hợp khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng của bài thơ
+ Cặp câu 3+4 đọc giọng thống thiết
+ Lưu ý: (1), (2), (6)
- G: Hướng dẫn H phân tích cặp câu 1-2 để tìm hiểu phong thái nhà thơ.
- H: Lưu ý nghĩa của các từ: Hào kiệt, phong lưu, chạy ở tù. Và giọng điệu của câu 1-2
- H: đọc và so sánh âm hưởng, giọng điệu với câu 1-2
- G: lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
(G: tham khảo SGV trang 156)
- H: Đọc câu 5-6 Tìm hiểu ý nghĩa của hai câu thơ và lối nói khoa trương
- G: Em cảm nhận được điều gì từ hai câu kết. Lưu ý từ “Còn”
G: Cho H so sánh với giọng điệu các bài thất ngôn bát cú đã học (Qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà) để thấy được bài này thể hiện cảm hứng mãnh liệt, hào hùng, vướt hẳn lên trên thực tại khắc nghiệt của cuộc sống tù ngục
- G: Giới thiệu về hoàn cảnh
- H: Đọc văn bản, chú ý giọng điệu hào hùng và khẩu khí ngang tàng của tác giả
- Lưu ý lối nói ngụ ý ở các (4), (5), (6) 
- Câu đầu có ý nghĩa gì?
- G: Giải thích cho học sinh quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai”
+ Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khác đời (PBC)
+ Chí làm trai N – B –T – Đ cho sức vẫy vùng trong bốn bể (NG)
- G: hướng dẫn H chú ý nét bút khoa trương của tác giả ở 3 câu
+ Khí thế hiên ngang lừng “lẫy” 
+ Hành động giải quyết: “ xách búa”, “ra tay” 
+ Sức mạnh thần kì: “Làm cho lở núi non”, “ đánh tan” , “ đập hòn”
- H: Phát hiện hai lớp nghĩa trong 4 câu đầu
- H: Đọc 4 câu cuối tìm hiểu ý nghĩa và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả (tạo ra mối tương quan >< ở các cặp câu 5-6, 7-8)
C. Củng cố, dặn dò:
Tác giả, tác phẩm?
Học bài, Soạn bài “ On luyện về dấu câu”
*************************************************************** 
Tiết 59
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu bài học: 
Sau khi học xong bài này HS phải:
TT:Trình bày được các kiến thức về dấu câu một cách hệ thống. Cẩn trong trong việc dùng dấu câu, tránh các lỗi thường gặp về dấu câu
KN: Kỹ năng sử dụng và sửa các lỗi về dấu câu 
TĐ:Thái độ học tập tích cực nghiêm túc
II.Phương pháp và phương tiện:
 - Nêu yêu cầu, thảo luận, thuyết trình
 - Giáo án, SGK, ĐDDH
III.Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ:
Y nghĩa văn bản Vào NNQĐCT?
B. Bài mới: 
I. Tổng kết về dấu câu:
Dấu câu
Công dụng
1. Dấu hai chấm
2. Dấu chấm hỏi
3. Dấu chấm than
4. Dấu phẩy
5. Dấu chấm phẩy
6. Dấu hai chấm
7. Dấu ngoặc đơn
8. Dấu ngặc kép
9. Dấu (-), (-) 
® Kết thúc câu
® Dùng để hỏi
® Dùng để bộc lộ cảm xúc
® Tách các bộ phận của câu
® Tách các ý lớn trong một câu nhiếu vấn đề
® 2 Công dụng SGK trang 135
® Đánh dấu phần chú thích
® SGK trang 142
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
1. Thiếu dấu ngắt sau khi câu đã kết thúc
2. Dùng dấu ngắt câu sau khi câu chưa kết thúc
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận câu khi cần thiết
4. Lẫn lộn công dụng các dấu câu
- Dùng dấu chấm sau từ “ xúc động”
- Thay dấu chấm bằng dấu phẩy
- Dùng dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết
- Dấu hỏi chấm ở cuối câu đầu sai ® vì không phải là câu nghi vấn; mà dùng dấu chấm. Dấu câu ở cuối câu thứ hai ® sai ® dùng dấu (?)
* Ghi nhớ: SGK trang 157
III. Luyện tập:
Bài 1: (,), (.), (.), (,), (:), (-), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), (!) .
Bài 2: 
a. “ mới về? Mẹ dặn Chiều nay”
b. “ sản xuất có câu tục ngữ “ Lá rách”
(Sau “ xưa” và “ vậy” có thể dùng dấu (,). Không có cũng không sai)
c.  năm tháng, nhưng
C. Củng cố, dặn dò:
Các dấu câu
Học bài chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt 1 tiết
*********************************************************************** 
Tiết 60
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I .Mục tiêu bài học:
 -TT: Kiểm tra nhũng kiến thức tiếng Việt HS đã được họctừ đầu HK đến nay
 - KN: Rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng Việt
 - TĐ: Thái độ làm bài nghiêm túc.
II.Phương pháp và phương tiện:
Trác nghiệm, tự luận, tái hiện kiến thức
HS làm bài vào giấy.
III.Nội dung:
 A.KTBC: KT sự chuẩn bị của HS (giấy KT)
 B.Bài mới: GV phát đề cho HS
 C.Kết thúc: * GV thu bài
 * Nhắc HS xem lại các kiến thức
Tuần 16
Tiết 61
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này Hs phải: 
 - KN:Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh
 - TT:Thấy được muốn làm bài thuyết minh phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu 
 - TĐ:thái độ học tập hăng hái phát biểu ý kiến
II.Phương pháp và phương tiện:
 - Nêu yêu cầu, thảo luận, thuyết trình 
 - Giáo án, SGK, ĐDDH
III.Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ:
Công dụng các dấu câu đã học?
B. Bài mới:
PHẦN GHI BẢNG
I. Từ quan sát đến mô ta.
 Thuyết minh đặc điểm văn học.
 1. Đề bài: Thuyết minh đăc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
 - Quan sát.
 - Lập dàn bài:
+ Mở bài:
+ Thân bài
+ Kết bài.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập: Bài tập SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
- G: Viết đề bài lên bảng.
- G: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ.
+ Tìm số tiếng (7), số dòng (8).
+ Tìm bằng- trắc H lên bảng ghi.
 đối - niêm
+ Tìm vần (1 –2 –4 –6 –8)
+ Tìm nhịp (2/2/3 hoặc 4/3)
- G: Hướng dẫn H lập dàn bài bài văn thuyết minh (dựa vào SGK)
+ Mở bài: Nêu định nghĩa chung thể thơ: Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ đường luật, được các nhà tho Việt Nam rất ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán /nôm
- Thân bài
+ Thuyết minh về luật thơ
+ Nhận xét ưu nhược và vị trí thể thơ trong thơ Việt Nam
@ Ưu điểm Vẻ đẹp hài hoà, cân đối,cổ điển, nhạc điệu trầm bổng phong phú
@ Nhược: gò bó vì nó có nhiều ràng buộc
- Kết bài: Thất ngôn bát cú là thể thơ hay; có nhiều bài hay đều làm bằng thể thơ này; Thất ngôn bát cú ngày nay vẫn còn được ưa chuộng
- G: Tổng kết bài, êu cầu học sinh ghi lai những điều đã học thành bài thuyết minh ngắn
C. Củng cố, dặn dò: học bài soạn bài mới
 ***************************************************************** 
 (Hướng dẫn đọc thêm)
Tiết 62
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học: 
Sau khi học xong bài này HS phải:
- TT: Thấy được tâm sự của nhà thơ lãng mạn: Buồn chán trước thực tại đen tối muốn thoát li khỏi thực trạng ấy bằng một ước vọng rất ngôn. Thấy được lời thơ giản dị trong sáng, gần lối nói thông thường, không cách điệu, ý tứ hàm súc, cảm súc bộc lộ tự nhiên, giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh
-KN: Rèn kỹ năng đọc, phân tích cấu trúc thơ thất ngôn bát cú đường luật
- TĐ:thái độ đồng cãm với tâm sự của tác giả
II. Phương pháp và phương tiện:
- Giới thiệu bài, thảo luận, phân tích
- Tranh ảnh, SGK, ĐDDH
III.Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ:
Ghi nhớ bài Thuyết minhvăn học?
B. Bài mới:
PHẦN GHI BẢNG
I. Tác giả, tác phẩm: 
 SGK(155)
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai câu thơ đầu:
- “Buồn lắm” hai từ giản dị mà chất chứa nội sầu da diết
- Cái sầu trong bài thơ cộng hưởng nỗi buốn thu với nỗi chán đời
+ Đời đáng chán biết thôi là đủ
 Sự chán đời xin nhủ lại tri âm
+ Gió gió mưa mưa đã chán phèo
 Sự đời nghĩ đến lại buồn teo
Þ Cái sầu tưởng chừng vô cớ nhưng kí thực bao quát nhiều vấn đề: Nỗi ưu thời mẫn thế, nỗi đau nhân sinh, nỗi cô đơn bế tắc của cá nhân
2. Các câu: 3-4 và 5-6:
* Tản Đà là một hồn thơ ngông
- Ngông: 
+ Khi chọn cách xưng hô thân mật, thậm chí suồng sã vói chị Hằng
+ Tự nhận mình là tri âm, tri kỉ với chị Hằng
+ Trong ước nguyện muốn làm thằng cuội
Þ Tâm hồn lãng mạn của thi nhân đã tìm được địa điểm thoát li lí tưởng hoàn toàn xa lánh được cõi trần nhem nhuốc. Cảm hứng lãng mạn của tác giả mang đậm dấu ấn thời đại và đ xa của người xưa.
3. Hai câu cuối:
- Cái cười của nhà thơ vừa thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát li vừa mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần gian nhỏ bé kia Þ Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà
4. Nghệ thuật bài thơ:
- Lời lễ giản dị trong sáng nhưng giàu sức biểu cảm, đa dạng trong biểu hiện( Khi than, khi hỏi, khi cầu xin)
- Sức tưởng tượng phong phú táo bạo
- Thể thơ đường luật vẫn được tuân thủ nhưng hoàn toàn không bị gó bó
- Giọng điệu tâm tình, thân mật
5. Ghi nhơ: SGK trang 157
III. Luyện tập:
1. Học sinh về hà làm
2. – Bài “Muốn làm thằng cuội” Vẫn số câu số chữ không thay đổi, ý tứ vẫn hàm súc, chất chứa tâm trạng nhưng không mực thước trang trọng như bài “Qua đèo ngang”; Cũng không gang tàng kì vĩ hào hùng như “ Vào nhà”; “Đập đá”
- Bài thơ có giai điệu nhẹ nhàng mang chút tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng túng ngông nghênh ; lời thơ giản dị trong sáng gần gũi với những lời nói thông thường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
- G: Giới thiệu bài
- G: hướng dẫn H đọc bài thơ:
+ Đọc diễn cảm thể hiện giọng điệu mới mẻ so với các bài thất ngôn bát cú đã học
+ Giải thích thêm ý: “Thơ Tản Đà như một mạch nối” (SGV)
+ Lưu ý: (2), (3), (4), (5)
Vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế?
“ Từ độ sầunay” ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu; Mưa dầm lá rụng mà sầu; Trăng gió mát mà càng sầu; Một mình tích mịch mà sầu; Đông người cười nói mà càng sầu; nằm vắt tay lên trán mà sầu; Đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu sầu không có mối chém sao cho đứt; sầu không có khói đập sao cho tan (Giải sầu – văn xuôi – Tản Đà)
- H: Đọc 4 câu tiếp theo
- G: Giải thích “ngông” là gì? (Làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường)
- Vậy “ Ngông” trong văn chương là như thế nào? (Biểu hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh), có mối bất hoà sâu sắc với xã hội; Không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi thông thường công toả khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp quy luật của con người)
- G: Phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn muốn làm thằng Cuội
+ Nam Tào tra sổ xét vừa xong 
 Đệ sổ lên trình thượng đế trông
 Quả đúng có tên Nguyễn Khắc Hiếu
 Bị đày hoạ giới vì tội ngông
+ Chung quanh những đá cùng cây
 Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm
+ Kiếp sau xin chó làm người
 Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay
Þ Buồn, cô đơn, khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ
- G: Hướng dẫn H phân tích hai câu cuối. Cái cười ở đây có nghĩa gì?
- H: Tìm những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn bài thơ
- G: Tổng kết bài
C. Củng cố, dặn dò:
Ngông? Nghệ thuật?
Học bài, chuẩn bị ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
***********************************************************************
Tiết 63
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này HS phải:
- TT:Trình bày hệ thống hóa những kiến thức tiếng việt đã học ỡ học kỳ 1
- KN:Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nói, viết 
- TĐ: Thái độ nghiêm túc khi ôn tâp
II. Phương pháp và phương tiện:
- Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình,phân tích
- Giáo án, SGK, ĐDDH
III.Nội dung;
A. Kiểm tra bài cu:
 Y nghĩa văn bản của Muốn làm thằng Cuội?
B. Bài mới:
 I. Từ vựng
 1. Lý thuyết: H: Trình bày các định nghĩa về: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; từ tượng hình, từ tượng thanh, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm, nói tránh) 
 2. Thực hành: H điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ.
Truyện dân gian
 a. 
Truyện cười
Ngụ ngôn
Cổ tích
Truyền thuyết
Những từ ngữ có nghĩa hẹp:
 - Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có những yếu tố thần kỳ.
 - Cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
 - Ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện loài vật, đồ vật / chính con người để bóng gió chuyện con người.
 - Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích
Þ Lưu ý: Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác, ta thường phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
b. Biện pháp tu từ về nói quá:
 - Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
 Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi
 - Người sao một hẹn thì nên
 Người sao chín hẹn thì quyên cả mười
 - Rượu ngon thì cặn cũng ngon
 Thương em chẳng luận mấy đời chồng con
c. Viết câu có dùng từ tượng hình, tượng thanh
Hà Nội bây giờ kh6ng còn tiếng chuông tàu điện leng keng
Dáng của cô ta thật thướt tha
II. Ngữ pháp:
 1. Lý thuyết:
H: Nhắc lại các kiến thức trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép
 2. Thực hành:
- CS này mà chỉ 2000 đồng thôi à!
- Ô hay bây giờ mới đến nhỉ?
Câu đầu là câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
 => Có thể tách thành 3 câu đơn nhưng như thế mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ
c. Đoạn trích gồm 3 câu, câu 1 và câu 3 là câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (Cũng như, bởi vì)
C. Củng cố-Dặn dò: Học bài, ôn tập 
 *********************************************************************** 
Tuần 17
Tiết 64
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 I.Mục tiêu bài học: 
Sau khi học xong bài nàyHS phải:
TT:Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của văn bản và nội dung của đề bài
KN: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
TĐ:Thái độ tiếp thu và sửa những lỗi mình mắc phải
II.Tiến trình lên lớp:
 -HĐ1: GV ghi đề lên bảng
 - HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích đề
HĐ3: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS
HĐ4: GV sửa chữa những lỗi chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ ngữ trong bài viết. GV nhận xét chung, rút ra những ưu khuyết điểm về bài làm của HS
HĐ5: Đọc kết quả cụ thể.
III.Củng cố- Dặn dò: Xem lại kiế thức
 Xem bài mới
****************************************************************************
 (Hướng dẫn đọc thêm)	
Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này HS phải:
 -TT: Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước . Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật: Cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thích hợp , tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết
 - KN: Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với đoạn Chinh phụ ngâm khúc
 - TĐ:Thái độ đồng cảm với tấm lòng yêu nước của tác giả
II. Phương pháp và phương tiện:
 - Giới thiệu bài, phát vấn, thảo luận
 - Tranh ảnh, giáo án, SGK, ĐDDH
III. Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài soạn HS
B. Bài mới:
PHẦN GHI BẢNG
I. Tác giả, tác phẩm: 
 SGK
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung.
2. Bố cục:
 SGK
3. Phân tích:
a. Tám câu thơ đầu:
 - Bối cảnh không gian: Cuộc chia ly diễn ra ở biên giới phía Bắc ảm đạng heo hút.
(Dẫn chứng: SGK: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu)
 - Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật:
 * Hoàn cảnh éo le đối với cả hai nhân vật tình nhà nghĩa nước đêu sâu đậm, da diết và tột cùng đau đớn.
Þ Lời khuyên của người cha như một lời trăn trối, thiêng liêng xúc động.
b. Hai mươi câu tiếp theo.
 - Tác giả nhập vai người trong cuộc miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác quân xâm lược với một cảm xúc chân thật, nỗi đau da diết.
 - Xen kẽ những dòng tự sự là những lời cảm thán ® diễn tả cảm xúc mạnh.
(Dẫn chứng: SGK)
Þ Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phân cá nhân, trở thành nỗi đau non nước. (DC: SGK)
 - Giọng điệu đoạn thơ lâm ly, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất hờn câm, mỗi dòng thơ là một tiếng than xót xa. ® có sức rung động lòng người. 
c. Tám câu cuối: 
 Người cha nói đến cái thế bất lực của mình nhầm kích thích, hun đúc ý chí “gánh vác” của người con.
4. Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
 Những hình ảnh, từ ngữ mang tính chất ước lệ, sáu mòn trong đoạn thơ: Ai Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc
Þ Sức truyền cảm nt ở đoạn thơ là cảm xúc chân thành mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người” (Xuân Diêu) thời hiện tại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
- G: Giới thiệu bài (xem lưu ý SGV)
- G: HDHS đọc đoạn thơ lột tả được những cảm xúc của tác giả (Khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi tha thiết)
Lưu ý những chú thích về từ Hán Việt
- G: Cho H tìm hiểu ý chính và cảm xúc bao tùm đoạn thơ.
+ Lời trăn trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt trong bối cảnh nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn ® phù hợp giọng thơ lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán.
+ H: Ôn lại kiến thức về thể song thất lục bát (xem lai đoạn “ Sau phút chia li” – SNV 7 tập I.) Þ Cách ngắt nhịp và những thanh trắc nằm giữa hai câu 7+ âm điệu câu lục bát làm cho nhạc tính của từng khổ thơ phong phú hơn.
- H: Xác định bố cục và tìm ý chính của từng phần:
+ Phần 1: Tám câu đầu ® Tâm trạng của người cha trong cảng ngộ éo le, đau đớn
+ Phần 2:Hai câu tiếp theo ® hiện tình đất nước trong cảnh đau thương 
+ Phần 3: Tám câu cuối ® Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con
- H: Tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
+ Bồi cảnh không gian(SGV)
+ Hoàn cảnh éo le và tâm trạng hai nhân vật: Cha và con Þ Cha bị giải sang Tàu không mong ngày về, con muốn theo cha cho tròn đạo hiếu nhưng phải quay trở về để lo việc thù nhà
- G: HDHS phân tích đoạn thơ 2.
+ Tâm trạng yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
- G: HDHS phân tích khổ thơ
 “ Thảm vong quốc
 Lầm than nỗi này” 
Lưu ý các từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh( kể sao xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm)
- H: Tầm cỡ nỗi đau của tác giả?
Chú ý các từ: Vong quốc cơ đồ, đất khóc, nòi giống
- Giọng điệu đoạn thơ? Þ Giọng thơ tâm huyết, bi phẫn, có sức rung động lớn nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình và của tổ quốc nhằm mục đích gì?
- G: Tổng kết bài: Tại sao tác giả lấy “ hai chữ nước nhà” làm tựa đề bài thơ? 
Þ Nước nhà là hai khái niệm riêng nhưng có mối tương quan không thể tách rời: Nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ có thể trả khi thù nước đã rửa. Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho cái nghĩa với cha; như vậy sẽ vẹn cả đôi đường
C. Củng cố, dặn dò:
 - Đại ý bài thơ? Giọng điệu bài thơ ? 
 - Học bài – Soạn bài mới
****************************************************************************
 (Vũ Đình Liên) 
Tiết 66
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I.Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này HS phải:
TT:Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ® niềm cảm thương và nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghê thuật đặc sắc của bài thơ .
KN: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn.
TĐ: Thái độ học tập tôn trọng giá trị văn hoá xưa.
II.Phương pháp và phương tiện:
 - Giới thiệu bài, nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng.
 - Tranh ảnh, giáo án, SGK, ĐDDH.
III.Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc và phân tích khổ 1 và 4 bài “Hai chữ nước nhà”?
 - Đọc và phân tích khổ 2 và 3.
B. Bài mới:
PHẦN GHI BẢNG
I. Tác giả, tác phẩm:
 (SGK/9)
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Bố cục: (SGK)
 2. Phân tích:
 a. Hai khổ đầu: (thời đắc ý)
 - Hình ảnh ông đồ hoà vào cái rộn ràng tưng bừng của phố đang đón tết.
 - Là trọng tâm của sự chú ý 
 b. Khổ 3 và 4: (thời tàn)
 - Cảnh vắng vẻ, thê lương ® nỗi buồn lan sang cả những vật vô tri® NT nhận hoá.
 - Lạc lõng, lẻ loi® người buồn trời đất cũng ảm đạm® mượn cảnh ngụ tình.
 c. Tâm tư của tác giả:
- Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng ® ông đồ đã bị “ xoá sổ” hẳn.
 - Hai câu cuối: Niềm thương cảm khắc khoải của tác giả® câu hỏi tu từ Þ đồng thời còn là sức nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ, người xưa® hoài cổ (vẻ đẹp văn hoá và những giá trị truyền thống) ® nhân văn.
 d. NT:
 - Thể thơ ngũ ngôn.
 - Kết cấu giản dị, chặt chẽ.
 - Ngữ ngôn trong sáng, bình dị.
3. Ghi nhơ: SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
- H: Đọc phần giới thiệu về tác giả
- G: Hướng dẫn H tìm bố cục
+ Khổ 1 và 2: Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý
+ Khổ 3 và 4: Hình ảnh ông đồ thời tàn
+ Khổ 5: Tâm tư của tác giả
- H: Đọc hai khổ thơ đầu
- G: Gợi ý phân tích
® Mực tàu, giấy đỏ hoà với “hoa đào nở” 
® Tấm tắc ngơi khen, hoa tay, phượng múa, rồng bay
® Khổ 3: G lưu ý H về biện pháp nhân hoá đã được sử dụng rất đắt “ Nghiên sầu”
® Khổ 4: (lá vàng buồn bã, tàn tạ; lá vàng rơi trên giấy ® Bị bỏ mặc; Mưa bụi bay ® ảm đạm, lạnh lẽo, buốt giá 
Þ “ Thanh minh thói tiết vũ phân phân 
Thượng lộ hành nhân dục đoạn hồn”(buồn xót xa)
Hay: 
 “Thanh minh lất phất mưa phùn
 Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa”
- H: Nhận xét hai câu đầu bài thơ và hai câu đầu khổ cuối
- Ý nghĩa hai câu cuối?
- G: Khái quát lại các nét đặc sắc về nghệ thuật.
C. Củng cố, dặn dò:
Kết cấu bài thơ?
Học bài, xem bài mới
************************************************************************* 
Tiết 67,68
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học: 
Sau khi học xong bài này HS phải:
 -TT: Biết cách làm thơ bảy chữ: đặt câu thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp 4/3, gieo đúng vần.
 - KN: Rèn kỹ năng sáng tạo thơ văn 
 - TĐ: Tạo không khí mạnh dạn, st vui vẽ.
II. Phương phápvà phương tiện:
 - Nêu yêu cầu, thảo luận, thuyết trình, phân tích.
 - Giáo án, SGK, ĐDDH.
III. Nội dung:
A.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
B. Tiến trình:
 - Bước 1: G kiểm tra việc chuẩn bị của H (ở nhà)
 - Bước 2: Nhận diện luật thơ.
 + Vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc 
 · Câu bảy chữ
 · Ngắt nhịp 4/3 hay 3/4(ít)
 · Vần T-B nhưng phần nhiều là B
 · Vị trí gieo vần: Tiếng cuối câu hai và bốn có khi cả tiếng cuối câu một.
 · Luật B-T theo hai mô hình sau:
 a. 
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
 b. 
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
T
T
T
T
B
B
T
B
B
+ Chỉ ra chỗ sai luật:
 · Chỗ sai: hai chỗ
 Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây được sai nhịp
 Sau “ánh xanh lè” ghi là “ánh xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần
 · Sửa: Có nhiều cách (sửa “xanh” sao cho hiệp vần với “che” phía trên.)
 + Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè
 + Ngọn đèn mờ toả ánh vàng khè
 + Bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè
 + Bóng đèn mờ tỏ, bóng trăng nhoè
 + Bóng đèn mờ tỏ, bóng trăng loe
- Bước 3: Làm thơ bảy chữ.
 a. Hai câu thơ làm tiếp theo phải đúng luật.
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
 + Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
 + Tôi gớm gan cho cái chị Hằng (Tú Xương - hai câu tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Toi_di_hoc.doc