Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Trường từ vựng

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Khái niệm trường từ vựng.

 2. Kỹ năng:

 - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

 - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

 3. Thái độ: Sử dụng từ đúng trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.

B/ CHUẨN BỊ:

 - GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

 - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp + phân tích tình huống mẫu + động não + thực hành có hướng dẫn.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11337Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 6
Ngày soạn: 28/08/2015
Ngày dạy: 31/08/2015	
 Lớp dạy: 8A1,2,3
Tiếng Việt: TRƯỜNG TỪ VỰNG
THCHD : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	1. Kiến thức: Khái niệm trường từ vựng.
	2. Kỹ năng: 
	- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
	- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
	3. Thái độ: Sử dụng từ đúng trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể. 
B/ CHUẨN BỊ:
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp + phân tích tình huống mẫu + động não + thực hành có hướng dẫn.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	* Bài mới: 
Ù Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
	GV nêu vấn đề: Tất cả những từ học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ đều bị bao hàm trong từ nghề nghiệp. Những từ đó đều có đặc điểm chung về nghĩa, nằm trong một trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì ? Chúng có đặc điểm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2: Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
I. Thế nào là trường từ vựng ?
	1. VD : Sgk/21.
- GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn văn của Nguyên Hồng Sgk/21, chú ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm : “mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng” dùng để chỉ đối tượng nào ? (Là người, động vật hay sự vật ?).
- Là những từ chỉ người.
	Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. 
- Tại sao em biết các từ in đậm ấy dùng để chỉ người ?
- Dựa vào câu văn, đoạn văn cụ thể.
- Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì ?
- Chỉ bộ phận cơ thể người.
	® Tập hợp những từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì chúng ta có 1 trường từ vựng. Vậy theo em, trường từ vựng là gì ?
- Dựa vào ghi nhớ 
Sgk/21 trả lời.
- Nhận xét.
- GV chốt lại nội dung ghi nhớ Sgk/21.
- HS đọc ghi nhớ 
Sgk/21.
* Ghi nhớ : Sgk/21.
- GV treo bảng phụ, cho HS đọc VD 2a Sgk/21, 22. (Động não)
	2. Lưu ý : Xem Sgk/21.
- Trường từ vựng “mắt” có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? Nêu VD.
- Dựa vào VD 2a 
Sgk/21, 22 trả lời.
	- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- GV khẳng định : Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Đây chính là tính hệ thống của trường.
- Nêu tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong văn thơ và trong cuộc sống hàng ngày. Cho VD.
- GV hướng dẫn HS dựa vào mục 2d Sgk/22 trả lời.
- GV dựa vào 2d Sgk/22 tóm ý mục lưu ý (d).
- Dựa vào VD 2d 
Sgk/22 trả lời.
	- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
Ù Hoạt động 3: Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
II. Luyện tập:
- GV đánh giá.
- Nêu yêu cầu BT1 và thực hiện yêu cầu BT1.
- Nhận xét.
	1. Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ : Hồng (tôi), mẹ (mợ), thầy (cha), cô, con, em, bà, họ,
- GV nhận xét.
- Nêu yêu cầu BT2.
- 2HS thực hiện yêu cầu BT2. (3 yêu cầu/HS).
- Nhận xét.
	2. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ.
	a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
	b. Dụng cụ để đựng.
	c. Hoạt động của chân.
	d. Trạng thái tâm lý.
	e. Tính cách.
	g. Dụng cụ để viết.
- GV nhận xét, kết luận.
- Thực hiện yêu cầu BT3.
- Nhận xét.
	3. Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rấp tâm” : Trường từ vựng thái độ.
- GV sửa.
- Thực hiện yêu cầu BT4.
- Nhận xét.
	4. Xếp các từ cho sẵn vào bảng (mẫu Sgk/23) đúng trường từ vựng của nó.
Khứu giác
Thính giác
Mũi, thơm,
thính, rõ
Nghe, tai, rõ, thính, điếc.
Ù Hoạt động 4: Củng cố bài học.
- Trường từ vựng là gì ?
- HS nêu lại khái niệm.
Ù Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
	a. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: 
	+ Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định. VD : Trường từ vựng về “sông” (hoặc “núi”, “rừng”).
	+ “THCHD: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” Sgk/10 (HS ghi nội dung GV hướng dẫn vào tập soạn bài).
Thực hiện nhiệm vụ I Sgk/10.
Học thuộc ghi nhớ Sgk/10.
Thực hiện yêu cầu các bài tập 1, 2, 3 và 4 Sgk/10, 11.
Yêu cầu thêm : Xác định các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một đoạn văn bản Tôi đi học.
	b. Chuẩn bị bài mới: Bố cục của văn bản Sgk/2427.
	+ Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng Sgk/24.
	+ Trả lời câu hỏi 1, 2 và 4/I Sgk/24.
	+ Trả lời câu hỏi 1, 2 và 5/II Sgk/25.
	+ Tham khảo trước ở nhà BT 1/III Sgk/26, 27.
* Rút kinh nghiệm : .........................
..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6 Truong tu vung.doc