Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

 - Cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ : Biết yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV :

 + Sgk + giáo án + bảng phụ.

 + Tranh Bác Hồ đang sống và làm việc ở hang Pác Bó (nếu có).

 + GV có thể tham khảo tài liệu về địa danh Pác Bó để liên hệ thực tế khi dạy bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 25645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 21
Tiết 82
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Văn bản
TỨC CẢNH PÁC BÓ
 Hồ Chí Minh
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
	- Cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
	- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
	3. Thái độ : Biết yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV :
	+ Sgk + giáo án + bảng phụ.
	+ Tranh Bác Hồ đang sống và làm việc ở hang Pác Bó (nếu có).
	+ GV có thể tham khảo tài liệu về địa danh Pác Bó để liên hệ thực tế khi dạy bài thơ Tức cảnh Pác Bó. 
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Học theo nhóm + động não.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ yếu tố nào ?
	HS : Khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy.
	- Đọc thuộc lòng diễn cảm bốn câu thơ cuối của bài thơ Khi con tu hú.
	- Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ Khi con tu hú ?
	A. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
	B. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
	C. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
	D. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
	- Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú ?
	HS : Con tu hú.
Hình ảnh con tu hú xuất hiện ở đầu và cuối của bài thơ có gì khác nhau ?
	HS : 
	+ Tiếng tu hú ở câu thơ đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng.
	+ Tiếng tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng gọi của khát vọng tự do da diết và cháy bỏng.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Ở lớp 7, các em đã được học hai bài thơ rất hay của Hồ Chí Minh là Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Hai bài thơ viết hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Hôm nay, chúng ta lại được gặp Người ở suối Lê-nin, hang Pác Bó Cao Bằng vào mùa xuân năm 1941 qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản. 
- Qua những bài thơ đã học và bằng sự hiểu biết của mình về cuộc đời của Bác, em hãy cho biết một số nét chính về Bác.
- Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ?
- Xét về nội dung, ta có thể tách bài thơ thành những ý nào ? Bố cục của bài thơ ?
- 1HS trình bày.
- 1HS nêu.
- 1HS nêu.
- Bố cục : 2 phần.
I. Tìm hiểu chung : 
	1. Tác giả : Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
	2. Tác phẩm : 
	- Hoàn cảnh sáng tác : Tức cảnh Pác Bó ra đời tháng 2/1941. 
	- Thể loại : Thất ngôn tứ tuyệt.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. 
- GV treo bảng phụ (Bài thơ Tức cảnh Pác Bó). 
- GV nêu : Xét về cấu trúc bài thơ này có 4 ý tương ứng với 4 câu (khai, thừa, chuyển, hợp). Xét về nội dung, chúng ta chia làm 2 ý lớn.
- HS quan sát.
II. Đọc – hiểu văn bản :
 1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó :
	+ 3 câu đầu : Cảnh sinh hoạt và làm việc.
	+ 1 câu cuối : Cảm nghĩ của Bác.
- GV hướng dẫn đọc : Giọng đọc ung dung, thoải mái thể hiện tâm trạng vui, sảng khoái.
- HS chú ý theo dõi.
- GV đọc bài thơ 1 lần.
- 1HS đọc lại bài thơ.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- Câu thơ 1 nói về 
việc gì ?
- 1HS trả lời.
	- Sáng ra bờ suối, tối 
vào hang.
- Nhận xét về cách ngắt nhịp, phép tu từ sử dụng trong câu thơ 1.
- 1HS nhận xét.
	® Ngắt nhịp 4/3, đối.
- Cách ngắt nhịp 4/3 và nghệ thuật đối ở câu thơ thứ 1 có tác dụng diễn đạt điều gì ? 
- 1HS nêu.
	Þ Nề nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn, bí mật.
- Câu thơ 2 cho biết những thứ mà Bác dùng để ăn hàng ngày. Vậy thức ăn hàng ngày của Bác gồm những gì ?
- 1HS trả lời.
	- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- Cháo bẹ (ngô), rau măng là những thực phẩm như thế nào ?
- 1HS trả lời.
	® Lời thơ bình dị, vui đùa, hóm hỉnh. 
	Þ Vật chất rất thiếu thốn nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng, luôn lạc quan.
- Câu 3 là câu thơ chuyển. vì nó chuyển mạch của bài thơ từ việc ăn ở sang vấn đề làm việc.
- Công việc Bác làm là công việc gì ? Có tầm quan trọng như thế nào ?
- 1HS trả lời.
	- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
- Giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.
- 1HS giải thích.
- Qua đó cho ta thấy điều kiện làm việc của Bác như thế nào ?
- 1HS trả lời.
	® Điều kiện làm việc tạm bợ.
- Dịch sử Đảng là làm việc gì ? Mục đích của việc 
làm đó ?
- 1HS trả lời.
	Þ Sự nghiệp to lớn.
- GV : Qua 3 câu thơ 
vừa phân tích, em thấy cảnh sinh hoạt, làm việc của Bác ở Pác Bó như 
thế nào ? (Lồng ghép GDBVMT)
- Trước cuộc sống gian khổ đó, em thấy tinh thần của Bác như thế nào ? Điều đó được thể hiện ở cách nói ra sao ? (Động não)
- 1HS trả lời.
- GV : Ở Pác Bó Bác phải làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ nhưng giọng điệu câu thơ là sự vui đùa, dí dỏm, thoải mái. Điều đó cho thấy Bác cảm thấy thích thú, bằng lòng, luôn tìm thấy niềm vui hòa hợp giữa tâm hồn với cách mạng, với thế giới tạo vật (thú lâm tuyền).
	* Bác rất thích thú, bằng lòng với cảnh sinh hoạt, làm việc giữa thiên nhiên.
- GV cho HS xem tranh “Bác Hồ đang sống và làm việc ở hang Pác Bó” (nếu có).
- 1HS đọc câu thơ cuối.
	2. Cảm nghĩ của Bác :
- Bác Hồ đã suy nghĩ như thế nào về cuộc đời cách mạng khi làm việc ở hang Pác Bó ?
- 1HS trình bày ý kiến.
	- Cuộc đời cách mạng thật là sang.
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “sang” trong câu thơ ? 
- 1HS giải thích.
- GV :
	+ Niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước 
vĩ đại sau 30 năm xa 
cách, nay được trở về 
sống giữa lòng đất nước lãnh đạo đất nước để cứu nước, cứu dân (sang giàu về tinh thần).
	+ Niềm vui vì thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang sắp trở thành hiện thực. Những khó khăn, gian khổ (sinh hoạt bí mật trong hang tối, ăn uống thiếu thốn, điều kiện làm việc tạm bợ) Tất cả đều trở thành sang trọng. Vì đó là cuộc đời cách mạng.
- Nhận xét về giọng điệu của câu thơ.
- 1HS nhận xét.
	® Giọng vui đùa, tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
- Từ đó cho ta thấy Bác là người như thế nào ?
- 1HS trả lời.
	Þ Phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
- GV : Từ “sang” là từ quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ. Vì nó đã làm mờ nhạt tất cả những khó khăn, gian khổ. Bác nhận thấy cuộc đời làm cách mạng rất sang trọng. vì Bác vừa làm cách mạng lại vừa được gần gũi với thiên nhiên.
- Vậy “thú lâm tuyền” của Bác Hồ và những nhà hiền triết xưa có gì giống và khác nhau ? Em thử so sánh. (VD Nguyễn Trãi).
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. (Học theo nhóm)
	+ Người xưa sống gần gũi thiên nhiên nhưng tiêu cực (lánh đục tìm trong) ® Ẩn sĩ.
	+ Bác Hồ sống giữa thiên nhiên nhưng tích cực (làm cách mạng). 
® Người chiến sĩ cách mạng.
	3. Nghệ thuật : 
- Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ.
- 1-2 HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
	- Có tính chất ngắn gọn, hàm súc.
- GV chốt.
	- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
	- Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh.
	- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
- Qua phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó, em có nhận xét gì về lối sống và phong thái của Bác khi sống và làm việc ở hang Pác Bó Việt Bắc ? (Lồng ghép tư tưởng HCM)
	4. Ý nghĩa văn bản :
	Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
- Bài thơ giúp ta hiểu gì về con người của Bác ?
- 1-2 HS trình bày.
III. Tổng kết : Ghi nhớ 
Sgk/30.
- GV : Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại, thể hiện cốt cách tinh thần của Hồ Chí Minh.
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/30.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/30.
	+ Học thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
	+ So sánh, đối chiếu hình thức nghệ thuật của bài thơ với một bài thơ tứ tuyệt tự chọn.
	- Chuẩn bị bài mới : “Câu cầu khiến” Sgk/3035.
	+ Đọc và thực hiện nhiệm vụ 1, 2/I Sgk/30, 31.
	+ Làm các BT 1, 2 và 3 Sgk/31, 32.

Tài liệu đính kèm:

  • doct82.doc