Giáo án Ngữ văn - Giải đi sớm

I. Chủ đề

Bức tranh chuyển lao từ đêm tối sang bình minh, đẹp đẽ và sinh động. Trong đó chủ thể trữ tình, hình ảnh trung tâm, linh hồn của bức tranh, là một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn phong phú, có bản lĩnh cứng cỏi, ý chí kiên cường.

II. Phân tích

A – Khổ 1

1) Hai câu thơ đầu

Nhất khứ kê đề dạ vị lan

Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san

- Tiếng gà: yếu tố chỉ thời gian, cho thấy thời điểm lên đường là từ rất sớm.

- Dạ vị lan: khung cảnh đêm tối gợi ra sự tối tăm, hoang vắng, vẽ ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: lẻ loi, mệt mỏi, không được nghỉ ngơi.

Trước hết, bài thơ mở đầu không phải là hình ảnh con gà mà là tiếng gà gáy. Một chi tiết thuộc về âm thanh mà trong xã hội nông nghiệp phương Đông nó như là một tín hiệu ước lệ về thời gian. Chinh phụ ngâm có câu:

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Giải đi sớm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI ĐI SỚM 
Chủ đề
Bức tranh chuyển lao từ đêm tối sang bình minh, đẹp đẽ và sinh động. Trong đó chủ thể trữ tình, hình ảnh trung tâm, linh hồn của bức tranh, là một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn phong phú, có bản lĩnh cứng cỏi, ý chí kiên cường.
Phân tích
A – Khổ 1
1) Hai câu thơ đầu
Nhất khứ kê đề dạ vị lan
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
- Tiếng gà: yếu tố chỉ thời gian, cho thấy thời điểm lên đường là từ rất sớm.
- Dạ vị lan: khung cảnh đêm tối gợi ra sự tối tăm, hoang vắng, vẽ ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: lẻ loi, mệt mỏi, không được nghỉ ngơi.
Trước hết, bài thơ mở đầu không phải là hình ảnh con gà mà là tiếng gà gáy. Một chi tiết thuộc về âm thanh mà trong xã hội nông nghiệp phương Đông nó như là một tín hiệu ước lệ về thời gian. Chinh phụ ngâm có câu:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Hay trong bài thơ “Vịnh canh năm”, Lê Thánh Tông ghi lại khoảnh khắc trời sáng:
“Bóng ác rạng đông trời đã sáng
Tiếng gà sôi nổi tiếng hàn châm”
Như vậy trở lại "Tảo giải", ta có thể hiểu, người tù cộng sản bắt đầu bài thơ đi đày của mình bằng cách giới thiệu một tín hiệu thời gian. Một lối vào đầu đậm chất ước lệ cổ điển.
Tthời điểm gà gáy được người tù ghi lại cùng với khoảnh khắc vắng lặng, tối tăm, lạnh lẽo của một chuyến áp tải tù nhân từ rất sớm. Trong không gian mà bóng tối của màn đêm vẫn còn bao phủ ấy, tiếng gà vừa như xé toạc đi sự yên tĩnh nhưng cũng vừa nhấn mạnh rằng vạn vật vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Lòng người dễ trở nên se sắt, tê tái hơn khi ở thời điểm khắc nghiệt kia, người tù bị buộc phải lên đường. Hình ảnh thật đắt đã khắc họa sức chịu đựng phi thường của một phẩm chất cộng sản đáng quý
- Quần tinh, ủng nguyệt: câu thơ thứ hai mở ra đột ngột với hình ảnh của ánh sáng (sao, trăng), hình ảnh “chòm sao nâng vầng trăng hướng về đỉnh núi mùa thu” là một hình ảnh sống động, vừa lãng mạn vừa rất thực (bản dịch chưa chuyển tải được cái thực), cho thấy cái nhìn, tâm hồn của thi nhân luôn hướng tới ánh sáng, tìm kiếm cái đẹp.
nguyên tác thướng thu san xuất hiện trong tứ thơ xuất phát từ hiện thực trên đường chuyển lao có trăng sao, đồng thời gợi ra con đường đêm tối giữa chốn núi đèo gian khổ. Bản dịch làm giảm bớt cường độ ánh sáng trong nguyên tác (quần tinh), vừa làm câu thơ mất đi cái tính thực vốn có (đỉnh núi mùa thu -> ngàn) ->mất đi hoàn cảnh câu thơ: núi đèo gian khổ, vừa giảm tính thi vị của ý thơ: cảnh một đêm thu và trăng sao trữ tình. Câu thơ thứ hai cho thấy với Hồ Chí Minh, cái Đẹp luôn là người bạn đồng hành, cùng Người vượt bao gian khó. 
Bình: Từ câu 1 sang câu 2, mạch thơ có sự biến chuyển từ đêm tối lạnh lẽo sang ánh sáng ấm áp, cái đẹp đã làm nguôi ngoai cái giá lạnh của đêm tối. Có thể nói, trong hoàn cảnh đơn độc, Bác vẫn không bao giờ đơn độc, con người ấy vẫn luôn chủ động trong mọi tình thế.
bản dịch người đi, đường thẳm, rát mặt không gợi nên được khí thế hùng tráng của câu thơ. Chinh nhân vốn là một từ thường xuất hiện trong thơ ca cổ, chỉ người đi xa làm những công việc lớn lao. Chinh đồ chính là con đường mà người chinh phu cần phải vượt qua. Nghênh diện là tư thế hiên ngang, sẵn sàng đối mặt. Hai câu thơ dựng nên tư thế hiên ngang của người chiến sĩ sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách trên con đường cách mạng mà chính mình đã lựa chọn
Bình: Khung cảnh có sự thay đổi triệt để, sinh khí lan tỏa từ cảnh đến người, từ người vào cảnh. So với khổ thơ 1, sự thay đổi này hết sức mạnh mẽ, phù hợp với con người Bác: cái nhìn của Người luôn hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Bình minh trong thơ Người bao giờ cũng tươi tắn, rạng rỡ, tràn đầy sức sống bởi vì nó xuất phát từ một tâm hồn luôn tràn đầy tin tưởng, lạc quan yêu đời, nói như Hoài Thanh: “ Không thể nào có được nét bút hoành tráng nếu không có sẵn trong lòng một niềm tin sắt đá về một bình minh lớn lao trong lịch sử ”
Bình: con người chiến sĩ đã nhường bước cho con người thi sĩ. Thực ra, chính con người chiến sĩ mạnh mẽ, bản lĩnh đã làm nền cho con người thơ cất cánh, bay bổng, thăng hoa. Đó chính là biểu hiện cái tinh thần “thép”.
2) Hai câu thơ sau
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn
- Chinh nhân – chinh đồ (người đi – đường thẳm): hình ảnh một chiến sĩ trên bước đường chiến đấu.
- Nghênh diện (ngẩng mặt): gợi nên tư thế (≠ rát mặt: gợi nên cảm giác)
- Chinh chinh – trận trận: âm điệu thơ rắn rỏi, mạnh mẽ.
Bài thơ mở đầu với hoàn cảnh tù đày nhưng âm hưởng, nhịp điệu, hình ảnh thơ vẫn mạnh mẽ làm cho bài thơ có không khí hào hùng, thể hiện được vẻ đẹp và khí thế của người tù – người chiến sĩ Hồ Chí Minh: hoàn cảnh dù có cam go đến mấy, người chiếm sĩ vẫn dũng cảm đi tới với niềm tin, lí tưởng.
B – Khổ 2
1) Ba câu thơ đầu
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không
Noãn khí bao la toàn vũ trụ
- Dĩ thành: sự chuyển biến triệt để, hoàn toàn:
U ám, tăm tối -> tươi sáng, hồng tươi
Gió lạnh -> tảo nhất không (hoàn toàn thanh khiết), noãn khí
Toàn vũ trụ
Cảnh ban mai tươi sáng rạng rỡ, thay thế hoàn toàn đêm đen lạnh lẽo, không còn sự mệt mỏi của một đêm dài tù đày vất vả, thay vào đó là niềm vui trước một ngày mới.
2) Câu cuối
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng
- Chinh nhân -> hành nhân: có sự thay đổi trong tâm thế: người đi trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn.
- Hốt gia nồng: cảm xúc thơ thêm đậm. Cảnh đêm tối mà thành thơ thì là do thi hứng trong lòng nhà thơ chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Khổ thơ thứ hai vẽ nên một khung cảnh đẹp đẽ, một bức tranh tươi sáng không vướng vất một chút âm u, buồn bã. Gam màu nồng ấm đã tuhay thế cho gam màu xám lạnh. Đó là bài thơ của một thi sĩ gắn bó với đời, có nghị lực lớn lao biết vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính bản thân mình.
Tổng kết
Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển từ thi tứ, ngôn ngữ đến kết cấu, đồng thời có sự kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại. Bài thơ là bức tranh liên hoàn chuyển sắc từ cảnh nửa đêm sang cảnh bình minh. Trong đó chủ thể trữ tình tuy dấn bước trên con đường đầy khó khăn nhưng vẫn thật ung dung chủ động với niềm tin thắng lợi ở tương lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_di_som.doc