Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nội dung hình thức của văn bản văn học

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

- Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.

- Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại.

2. Kỹ năng.

- Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn.

- Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15375Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nội dung hình thức của văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 
Tiết PPCT: 93
Ngày soạn: 20-03-11
Ngày dạy: 22-03-11
ĐỌC VĂN: NỘI DUNG HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học.
- Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.
- Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại.
2. Kỹ năng.
- Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn.
- Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học.
3. Thái độ.
Có ý thức nhận diện tác phẩm văn học đúng yêu cầu về hình thức và nội dung.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Diễn giảng, gợi ý và thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Văn bản văn học có những tiêu chí nào? Nêu cấu trúc của văn bản văn học.
3. Bài mới.
Ca dao VN có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu”... Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, ko thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu chuyên sâu về một phương diện nào đó của VBVH, người ta có thể chỉ đề cập đến 1 trong 2 mặt trên...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc ngữ liệu SGK.
- Văn học tồn tại dưới hai hình thức: truyền miệng và viết. Hai phương diện thống nhất: ND – HT.
- Thế nào là đề tài? Cho VD?
- Gv liên hệ: truyện Tấm Cám.
- Thế nào là chủ đề? Chủ đề có phụ thuộc và dung lượng tác phẩm? 
- Gv liên hệ: Sông núi nước Nam àniềm tự hào và khẳng định chủ quyền của người VN với đất nước.
- Tư tưởng của văn bản là gì?
- Gv liên hệ: Tư tưởng của Tức cảnh Pác Bó.
- Cảm hứng là gì? Dẫn tác phẩm minh hoạ làm rõ?
- Gv liên hệ: Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, tố cáo bọn cường hào.
- Vai trò của ngôn từ trong TPVH? Đặc trưng của ngôn từ trong tác phẩm văn học?
- Gv liên hệ: ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà.
- Kết cấu trong văn bản văn học?
- Kết cấu truyện ngắn Lão Hạc có gì khác so với hai truyện thơ Nôm?
- Thể loại là gì? Các loại cơ bản? Những thể loại văn học cơ bản?
- Gv liên hệ: lục bát trong thơ Nguyễn Bính khác với lục bát trong thơ Huy Cận, Nguyễn Du.
- Nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH?
- Theo em giữa nội dung và hình thức VBVH có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Gv liên hệ: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Gv chốt lại nội dung: Nôị dung và hình thức văn bản là hai mặt không thể tách. Nội dung chỉ tồn tại trong mộ thình thức nhất định. Và ngược lại hình thức nào cũng mang một nội dung.
- Gv hướng dẫn HS làm Bt theo yêu cầu của từng câu hỏi của mỗi BT.
Thảo luận nhóm: (theo bàn- 4 phút)
Làm BT/130 theo yêu cầu của BT.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. CÁC KHÁI NIỆM CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC
 1. Các khái niệm của nội dung trong văn bản văn học
a. Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản
b. Chủ đề: Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm.
- Chủ đề không phụ thuộc vào dung lượng tác phẩm.
c. Tư tưởng của văn bản: Là cách mà nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.
d. Cảm hứng nghệ thuật: là tình cảm chủ đạo của văn bản.
2. Các khái niệm thuộc về hình thức văn bản văn học
a. Ngôn từ: là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khác với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn tác giả.
b. Kết cấu:Là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.
c. Thể loại: là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với từng nội dung văn khác nhau.
II. Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN VĂN HỌC:
- VH có những chức năng chủ yếu : nhận thức, giáo dục, giao tiếp, thẩm mĩ  -> VBVH cần phải có sự hài hòa, thống nhất giữa nội dung và hình thức.
- Nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức ngôn từ hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản ưu tú.
v Ghi nhớ: SGK/129.
III. LUYỆN TẬP.
- Ca ngơi công lao và tình cảm của người mẹ- người trồng cây, chăm quả- người sinh con, nuôi con- người mẹ Tổ quốc.
- Băn khoăn, lo lắng, sọ rằng mình không xứng đáng với sự trông đợi, momg mõi của mẹ.
- Ý thức đền đáp công lao của mẹ, của Tổ quốc.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Các khái niệm thuộc nội dung và hình thức của văn bản văn học.
+ Tìm một vài tác phẩm và nhận diện tác phẩm văn học đúng yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Chuẩn bị bài mới: “Các thao tác nghị luận”: 
+ Ôn lại các thao tác lập luận đã học.
+ Làm các bài tập theo yêu cầu SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93.doc