A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết.
- Nhận thức được bài học giữ nước quý giá mà truyền thuyết nêu ra thông qua những hình tượng và tình huống rất đặc sắc đã dược sáng tạo trong truyện.
- Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết.
- Nhận thức được bài học giữ nước quý giá mà truyền thuyết nêu ra thông qua những hình tượng và tình huống rất đặc sắc đã dược sáng tạo trong truyện.
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY (Truyền thuyết) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết. - Nhận thức được bài học giữ nước quý giá mà truyền thuyết nêu ra thông qua những hình tượng và tình huống rất đặc sắc đã dược sáng tạo trong truyện. - Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết. - Nhận thức được bài học giữ nước quý giá mà truyền thuyết nêu ra thông qua những hình tượng và tình huống rất đặc sắc đã dược sáng tạo trong truyện. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: Bài học giữ nước, tinh thần cảnh giác với những âm mưu thâm độc của kẻ thù. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - SGK - SGV - Giáo án 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK - Vở soạn - Vở ghi C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm thể loại truyền thuyết?Những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết? 2. Bài mới: Nhà thơ Tố Hữu, trong bài thơ Tâm sự đã viết: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, Trái tim lầm chỗ để trên đầu. Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.” Đó là cách đánh giá của ông về một nhân vật trong truyền thuyết đặc sắc: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Trải qua hàng nghìn năm đến nay, câu chuyện ấy vẫn đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu chuyện đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk. ? Nhắc lại khái niệm về truyền thuyết? ? Các đặc trưng cơ bản của truyền thuyết? ? Theo em, qmôi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết là gì? ? Em biết truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy có mấy bản kể? Yêu cầu hs đọc văn bản. ? Em hãy nêu bố cục của truyện? ? Nhân vật An Dương Vương đã lập nên những chiến công nào? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả ntn? ? Em có nhận xét gì về quá trình xây thành? ? ý nghĩa của các chi tiết thần kì: An Dương Vương được một cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp xây thành? ? Xây thành xong, khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương đã nói gì với Rùa Vàng? Qua đó, em có suy nghĩ gì về An Dương Vương? ? Tại sao An Dương Vương lại dễ dàng chiến thắng kẻ thù xâm lược trong giai đoạn này? ? Vì sao An Dương Vương nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu Đà cất quân xâm lược lần 2? ? Hành động điềm nhiên chơi cờ ung dung và cười “Đà ko sợ nỏ thần sao?” nói lên điều gì về nhân vật này? ? Bài học nghiêm khắc và muộn màng mà nhà vua rút ra được là gì? Khi nào? ? Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái mình,... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc? ? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của chi tiết An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống thủy phủ? ? So sánh với hình ảnh Thánh Gióng bay về trời, em thấy thế nào? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, định hướng: Sừng tê bảy tấc là vật quý, kị nước, thần kì; là biểu tượng của quyền lực, sự oai hùng của nhà vua. An Dương Vương rẽ nước xuống biển khơi là bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh, nơi vị cha già của dân tộc- Lạc Long Quân ngự trị. ? Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Em đánh giá ntn về chi tiết trên? ? Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước đúng hay không? ? Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí không ? Hs thảo luận, phát biểu. Gv định hướng hs hiểu theo nghĩa thứ nhất. ? Mị Châu có phần nào đáng thương chăng? Vì sao? ? Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với Mị Châu qua những chi tiết hư cấu tưởng tượng: máu nàng hố thành ngọc trai, xác nàng hố thành ngọc thạch? ? Người xưa nhắn gửi bài học gì đến thế hệ trẻ qua nhân vật Mị Châu? Gv nêu các ý kiến đánh giá về nhân vật Trọng Thủy cho hs thảo luận: ? Trọng Thủy là một tên gián điệp nguy hiểm, một người chồng nặng tình với vợ? ? Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp: giữa nghĩa vụ và tình cảm, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân? ? Trọng Thủy là một người con bất hiếu, một người chồng lừa dối, một người con rể phản bội- kẻ thù của nhân dân Âu Lạc? - ý kiến nào khái quát, xác đáng nhất về nhân vật này? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, định hướng hs hiểu thao cách 2. - Chi tiết ngọc trai- giếng nước có phải để khẳng định tình yêu chung thủy của Trọng Thủy hay ko? Vì sao? ? Nhận xét giá trị nội dung của tác phẩm? ? Nhận xét giá trị nghệ thuật của tác phẩm? I. Tìm hiểu chung: 1. Giới thiệu chung về truyền thuyết: a. Đặc trưng: - Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. - Thể hiện nhận thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân dân lao động đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử ấy" Yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì hòa quyện. b. Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng: Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan. 2. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy: - Văn bản: 3 bản kể: + Truyện Rùa Vàng- trong Lĩnh Nam chích quái (Những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập, biên soạn bằng chữ Hán vào cuối thế kỉ XV, được Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San dịch. + Thục kỉ An Dương Vương- trong Thiên Nam ngữ lục. + Mị châu- Trọng Thủy- truyền thuyết ở vùng Cổ Loa. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2.Bố cục: 4 phần + (1) An Dương Vương xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà. + (2) Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần. + (3) Triệu Đà lại phát binh xâm lược, An Dương Vương thất bại, chém Mị Châu, theo Rùa Vàng xuống biển. + (4) Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc trai- nước giếng. 3. Tìm hiểu văn bản: 3.1. Nhân vật An Dương Vương: a. Những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà lần một: - Xây thành Cổ Loa: Qúa trình xây thành: + Thành đắp đến đâu lại lở đến đó. + Lập đàn cầu đảo bách thần, trai giới. + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp " xây thành xong trong nửa tháng. " Nhận xét: - Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc cũng giống như quá trình dựng nước. - Nhân dân ngưỡng mộ, ngợi ca việc xây thành nên đã sáng tạo các chi tiết thần kì. - ý nghĩa của các chi tiết thần kì: + Lí tưởng hóa việc xây thành. + Nét đẹp của truyền thống Việt Nam: cha ông luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. - Khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương: + Cảm tạ Rùa Vàng. + Băn khoăn“Nếu có giặc ngồi thì lấy gì mà chống?” " ý thức trách nhiệm cao với đất nước và tinh thần cảnh giác. - An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do: + Có thành ốc kiên cố. + Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng. + Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ. b. “Cơ đồ đắm biển sâu”- Sự thất bại của An Dương Vương: - Nguyên nhân thất bại: + Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, ko nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. + Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng: " Nhận lời cầu hồ của Triệu Đà. " Nhận lời cầu hôn" cho Trọng Thuỷ ở rể mà ko giám sát, đề phòng. " Lơ là việc phòng thủ đất nước, ham hưởng lạc. " Chủ quan khinh địch. _Nhận xét: Các sai lầm nghiêm trọng, liên tiếp của An Dương Vương chứng tỏ ông đã tự đánh mất chính mình. Ông không còn là một vị vua anh minh, oai hùng như thuở trước nữa. Ông đã quá chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác cao độ, ko hiểu được kẻ thù, ko lo phòng bị nên đã tự chuốc lấy bại vong. - Bài học từ sự thất bại: Tinh thần cảnh giác với kẻ thù. " An Dương Vương chỉ nhận ra khi nghe tiếng thét của Rùa Vàng. - ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật: + Thể hiện lòng kính trọng của nhân dân đối với thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước (cái chung) lên trên tình nhà (cái riêng) của An Dương Vương. + Là lời giải thích cho lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước của một dân tộc yêu nước nồng nàn nay lần đầu tiên bị mất nước (Nhân dân ta khẳng định dứt khốt rằng An Dương Vương và dân tộc Việt mất nước không do kém cỏi về tài năng mà bởi kẻ thù quá nham hiểm, dùng thủ đoạn hèn hạ (lợi dụng một người con gái ngây thơ, cả tin) và vô nhân đạo (lợi dụng tình yêu nam nữ). + Rùa Vàng- hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông. - An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển" Sự bất tử của An Dương Vương. " Lòng kính trọng, biết ơn những công lao to lớn của An Dương Vương của nhân dân ta. " So với hình ảnh Thánh Gióng bay về trời, hình ảnh An Dương Vương rẽ nước xuống biển khơi không rực rỡ, hào hùng bằng. Bởi ông đã để mất nước. Một người, ta phải ngước nhìn ngưỡng vọng. Một người, ta phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy " Thái độ công bằng của nhân dân ta. 2. Nhân vật Mị Châu: - Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. Bởi: + Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, là bí mật quân sự. Vì thế, Mị Châu lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần là việc vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi với vua cha và đất nước, biến nàng thành giặc, đáng bị trừng phạt. + Tình yêu, tình cảm vợ chồng (trái tim) không thể đặt lầm chỗ lên trên lí trí, nghĩa vụ với đất nước (đầu). Nước mất dẫn đến nhà tan nên ko thể đặt lợi ích cá nhân (cái riêng) lên lợi ích cộng đồng (cái chung). Nàng đã gián tiếp tiếp tay cho kẻ thù nên đã bị kết tội, bị trừng phạt nghiêm khắc. - Mị Châu cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo: + Tự ý cho Trọng Thủy biết bí mật quốc gia, xem nỏ thần" Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hồn tồn ko biết. + Mất cảnh giác trước những lời chia tay đầy ẩn ý của Trọng Thủy" Ko hiểu được những ẩn ý trong lời từ biệt của Trọng Thủy: chiến tranh sẽ xảy ra. + Đánh dấu đường cho Trọng Thủy lần theo" chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, mù quáng vì yêu. - Có phần đáng thương, đáng cảm thông: Những sai lầm, tội lỗi đều xuất phát từ sự vô tình, tính ngây thơ, nhẹ dạ, cả tin đến mức mù quáng, đặt tình cảm lên trên lí trí, thực sự bị “người lừa dối”. - Các chi tiết hư cấu: + máu Mị Châu " ngọc trai. + xác Mị Châu" ngọc thạch. " Sự an ủi, chứng thực cho lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi bị cha chém. - Bài học: + Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình. + Biết cảm xúc bằng lí trí, suy nghĩ bằng trái tim- giải quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực. 3. Nhân vật Trọng Thủy: - Cuộc hôn nhân giữa Trọng Thủy- Mị Châu là một cuộc hôn nhân mang mục đích chính trị: Triệu Đà giả cầu hồ, cầu thân để điều tra bí mật quân sự, đánh cắp lẫy nỏ thần " Trọng Thủy đóng vai trò của một tên gián điệp. - Thời kì đầu " Trọng Thủy đơn thuần đóng vai trò của một tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể An Dương Vương để điều tra bí mật quân sự, tìm cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần. - Thời gian ở Loa Thành" y không quên nhiệm vụ gián điệp " lợi dụng, lừa gạt được Mị Châu, thực hiện được mục đích. - Có thể trong thời gian chung sống, Trọng Thủy đã nảy sinh tình cảm thực sự với Mị Châu " để lộ những sơ hở trong lời tiễn biệt " ngầm báo trước một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi và bộc lộ tình cảm có phần chân thành với Mị Châu. Nhưng y vẫn trở về, hồn thành bổn phận với Triệu Đà. - Khi đuổi kịp cha con An Dương Vương, Mị Châu đã chết " Trọng Thủy ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ rồi tự tử. - Cái chết của y cho thấy sự bế tắc, ân hận muộn màng. " Nhận xét: + Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp: nghĩa vụ>< nạn nhân. + Là một tên gián điệp đội nốt con rể-kẻ thù của nhân dân Âu Lạc (thủ phạm). + Là nạn nhân của chính người cha đẻ đầy tham vọng xấu xa. - Chi tiết ngọc trai- giếng nước: + Không khẳng định tình yêu chung thủy của Trọng Thủy- Mị Châu. + Minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu. + Chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy, có thể y đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của Mị Châu nơi thế giới bên kia... + Cho thấy lòng nhân hậu, bao dung của nhân dân ta. III. Tổng kết bài học: 1. Giá trị nội dung: - Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. - Nó còn đem lại những bài học quý: bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa cái riêng- cái chung, giữa nhà- nước, giữa cá nhân- cộng đồng, giữa tình cảm- lí trí. 2.Giá trị nghệ thuật: + Có sự hồ quyện giữa yếu tố lịch sử- yếu tố thần kì. + Kết hợp bi- hùng, xây dựng được những hình ảnh giàu chất tư tưởng- thẩm mĩ, có sống lâu bền. + Thời gian nghệ thuật: quá khứ- xác định. + Kết cấu: trực tuyến- theo trật tự thời gian. + Gắn với các di tích vật chất, di tích lịch sử, lễ hội. 3. Củng cố - Nêu nhận xét, đánh giá về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - GV định hướng. Hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk). 4. Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập trong phần luyện tập. Đọc trước bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự
Tài liệu đính kèm: