A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, văn nghiệp R. Ta-go.
- Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua Bài thơ số 28 và đôi nét về vẻ đẹp thơ Ta-go, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc.
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: Đọc và nắm vững các kiến thức liên quan đến bài dạy, giáo án, hình ảnh trực quan.
- HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp trực quan, diễn giảng, vấn đáp, thảo luận
I/. Kiểm tra bài cũ: (3p)
Hãy nêu những đặc điểm về ngoại hình, tính cách và lối sống của Belicop. Qua đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Trường Trung học Phổ thông Thủ Khoa Nghĩa Tổ chuyên môn Ngữ văn GIÁO ÁN Tên bài: BÀI THƠ SỐ 28 của R. TAGO Tiết PPCT: 95 Họ và tên sinh viên: LÝ THỊ MỸ HẠNH MSSV: DNV071199 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: HUỲNH THỊ BẠCH MAI Ngày 10 tháng 03 năm 2011 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, văn nghiệp R. Ta-go. - Cảm nhận được thông điệp tình yêu qua Bài thơ số 28 và đôi nét về vẻ đẹp thơ Ta-go, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với triết lí trầm tư, sâu sắc. B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - GV: Đọc và nắm vững các kiến thức liên quan đến bài dạy, giáo án, hình ảnh trực quan. - HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp trực quan, diễn giảng, vấn đáp, thảo luận I/. Kiểm tra bài cũ: (3p) Hãy nêu những đặc điểm về ngoại hình, tính cách và lối sống của Belicop. Qua đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II/. Vào bài mới: Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 10p 10p 10p 5p 5p GV : Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nêu sơ lược về tiểu sử Tago và tập thơ Người làm vườn của ông. HS nhóm 1 trình bày. GV : Nói thêm về tài năng, cống hiến của Tago và tập Thơ Dâng, Người làm vườn. GV : Em hãy cho biết bài thơ này xuất xứ từ đâu? HS : Tập Người làm vườn. GV: Giới thiệu thêm về tập thơ Người làm vườn. GV : Theo em bài thơ này nên chia thành mấy phần ? HS1: trả lời HS2: trả lời. GV: Tổng hợp, nhận xét và đưa ra bố cục phù hợp. GV: Gọi HS đọc bài thơ, nhận xét. GV: Hướng dẫn HS đi vào tìm hiểu từng đoạn. GV: Tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? HS nhóm 2 trình bày. GV: Nhận xét và hỏi thêm một vài câu hỏi. Tại sao Tago lại miêu tả tâm trạng từ đôi mắt? HS trả lời. GV: Tago dùng đôi mắt để khám phá tâm hồn của người tình. Bởi "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Và trong dân ca Ấn Độ có câu hát rằng: Xin mời anh hãy vào khóe mắt em Em sẽ lấy vành mi ủ lại Tuy không thấy gì nhưng đâu có ngại Vì trong mắt em đã có anh yêu. Và trong một bài thơ khác của Tago: Anh là con chim quen sống cảnh hoang vu Đã tìm nơi mắt em khung trời của nó Tiếng hát anh bay lượn lọt vào chiều sâu của đôi mắt ấy. => Nhìn vào đôi mắt có thể thấu hiểu những gì đang ấp ủ trong tâm hồn người khác. GV: Tác giả sử dụng hình ảnh gì về để so sánh với khát vọng của em ? HS :trả lời. GV: Nguyệt - Thuỷ là cặp hình ảnh giàu ý nghĩa trong triết học và trong văn chương Ấn Độ. Khi vầng trăng lên cao bóng trăng long lanh đáy nước, trăng và biển đồng nhất, trăng sẽ hiểu biển như chính bản thân mình, đó là biểu hiện viên mãn. GV: Để đón nhận ánh mắt đó, nhân vật trữ tình đã bày tỏ điều gì? HS: không giấu giếm em một điều gì. GV: Điều gì đã xảy ra khi anh phơi bày cuộc đời mình như vậy? HS: Nghịch lí: "Em không biết gì tất cả về anh". GV: Khao khát hiểu biết viên mãn nhưng không thành là giọng nghịch lí kéo dài cho đến hết bài thơ và giải thích ý nghĩa của nghịch lí ấy là tìm hiểu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu. GV: Chàng trai đã lí giải, cắt nghĩa những nghịch lí của tình yêu như thế nào? HS nhóm 3 trình bày. GV nhận xét, bổ sung. GV: Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện ước nguyện của chàng trai? - Nghệ thuật: Ẩn dụ: Ngọc, hoa Động từ: đập, xâu, quàng, hái... Tago dùng từ “chỉ” để nhấn mạnh: Vàng bạc, châu báu quí giá chỉ là vật chất. Chỉ có tinh thần mới là quý giá, cao đẹp. Liên hệ: Ôi thân thể làm sao chạm tới cái bông hoa, chỉ tinh thần mới chạm được”. (Bài số 49). GV :Chàng trai còn muốn hiến dâng gì nữa? Vì sao? HS: Trái tim. Vì tình yêu không phải là viên ngọc, là hoa mà lại là trái tim. GV: Trái tim có gì khác lạ so với ngọc và hoa? GV: Ngọc, hoa có thể nhìn thấy nhưng trái tim là một thế giới bí ẩn => cuộc đời anh là một thế giới bí ẩn, không dễ gì đo được. GV: Trái tim anh có phải là lạc thú khổ đau không? Nó là gì? HS: Không. Tình yêu. GV: Vì sao nói trái tim tình yêu không đơn giản? HS: Vì trái tim tình yêu có những cung bậc cảm xúc: vui sướng- khổ đau, đòi hỏi-giàu sang. GV: Một lần nữa, ở 2 câu thơ cuối, Tago lại nhắc đến nghịch lí của tình yêu. Vậy nghịch lí đó là gì? HS nhóm 4 trình bày. GV: Vì sao nhân vật em không hiểu hết về anh? HS: Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới. GV: Cách nói nghịch lí như thế thể hiện quan niệm của tago gì trong tình yêu? GV: Bài thơ sử dụng những nghệ thuật gì? . I/. Giới thiệu chung: 1/. Tác giả: R.Ta-go (1861-1941). - Là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. - Nhà văn Châu Á đầu tiên đoạt giải No-ben về văn học. - Để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng. 2/. Tập thơ Người làm vườn: - Gồm 85 bài thơ, được viết bằng tiếng Ben-gan. - Nội dung: Vườn đời thật tươi đẹp, sống trên đời thật sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. - Nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn độ, vừa bao quát tinh thần nhân loại. 3/. Bài thơ số 28: 3.1/. Xuất xứ: - Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn. - Là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. 3.2/. Bố cục: 3 phần - 6 câu đầu: Sự giải bày tình cảm của nhân vật trữ tình. - 15 câu tiếp theo: lời cắt nghĩa, lí giải những nghịch lí của tình yêu. - 2 câu cuối: Lời khẳng định tình yêu. II/. Đọc hiểu văn bản: A). Nội dung: 1/. 6 câu đầu: Sự giải bày tình cảm của nhân vật trữ tình: - Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn, muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh g khao khát được thấu hiểu trái tim của người mình yêu. - Đôi mắt được so sánh với hình ảnh vầng trăng muốn dò chiều sâu biển cả. Ú Tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. - Ước nguyện: "không giấu giếm em một điều gì ".g Khao khát tỏ bày, thấu hiểu, hòa hợp tâm hồn. - Nghịch lí: "Em không biết gì tất cả về anh" Ú Tình yêu vốn huyền bí. Con người luôn khát khao tìm hiểu những bí ẩn của nó nhưng không thể nhận biết được trọn vẹn. 2/. 15 câu tiếp theo: lời cắt nghĩa, lí giải những nghịch lí của tình yêu: - Hình ảnh ẩn dụ: Ngọc (quý), hoa (đẹp) g vật chất cụ thể Ú em có thể nhận biết dễ dàng. - Cặp từ quan hệ: nhưng, nếu, thì : Nhấn mạnh sự hy sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu. - Đời anh = trái tim = tình yêu Ú Tình yêu là cuộc đời Ú Tình yêu huyền bí nhưng cũng rất mực giản dị, gần gũi như chính cuộc đời nên cần có sự chân thành dâng hiến. - Trái tim tình yêu có cả những cung bậc cảm xúc: vui sướng- khổ đau, đòi hỏi-giàu sang Ú Chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Ú Triết lí: tình yêu chẳng dễ bày tỏ, không dễ bộc lộ trọn vẹn và không dễ hiểu trọn vẹn; cuộc sống là yêu thương. 3/. 2 câu cuối: Lời khẳng định tình yêu: - Nghịch lí: tình yêu của anh và em khắng khích chung một đời Ú Chẳng bao giờ em hiểu rõ được về anh. Ú Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới. Ä Triết lí của Tago: Tình yêu cần có sự hoà hợp về tâm hồn; cần sự khám phá để thấu hiểu nhau. Tình yêu là 1 thế giới đầy bí ẩn, không ai có thể hiểu hết. Nhưng người ta lại không thể không tìm hiểu. Đó là cơ sở để tình yêu tồn tại mãi và như thế mới là tình yêu đích thực! B/. Nghệ thuật: - Kết cấu trùng điệp, lời thơ sôi nổi, thiết tha. - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc; giàu tính triết lí. III/. Tổng kết: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính: tình yêu cần có sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía; tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, vô hạn; tình yêu chính là cuộc sống. III/. Củng cố: (2p) Tình yêu đòi hỏi dự hiểu biết, tự nguyện hiến dâng ở cả hai phía. Tình yêu là thế giới của sự vô bờ, thiêng liêng và đầy bí ẩn. Tình yêu chính là cuộc sống, tình yêu tạo sự hướng thiện, làm đẹp tâm hồn con người, là cơ sở để con người tồn tại và phát triển. * Tago triết lý: “Tôi yêu tức là tôi sống”. Đó chính là chủ đề của bài thơ. Đó là thông điệp nhà thơ muốn nhắn gửi và sẻ chia cùng người đọc. IV/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Về nhà soạn bài “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”. + Xem lại: mục đích, yêu cầu, nội dung bản tiểu sử tóm tắt. + Viết bản tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh về một đối tượng nào đó để trình bày trước lớp. GVHDCM duyệt SV thực tập HUỲNH THỊ BẠCH MAI LÝ THỊ MỸ HẠNH
Tài liệu đính kèm: