Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Thấy được diện mạo một nền văn học mới: sự hiện đại, tốc độ phát triển và sự phân hóa sâu sắc.

 - Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.

2. Kĩ năng: Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác phẩm, tác giả văn học mới.

3. Thái độ: Yêu mến, tự hào hơn về nền văn học nước nhà.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: tư liệu, các ví dụ về giai đoạn VH này.

2. Học sinh: đọc kĩ bài trước, tóm tắt nd chính của bài học theo các đề mục.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới

O: Chúng ta đã vừa kết thúc một chặng đường dài tìm hiểu về VHTĐVN. Khép lại nền VHTĐ với rất nhiều TP, chúng ta sẽ bước vào thời kì hiện đại với rất nhiều điều mới mẻ, thú vị

 

docx 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4697Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: //, lớp 11A
Ngày dạy: //, lớp 11A
Tiết 32-33-34 / tuần 8-9
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Thấy được diện mạo một nền văn học mới: sự hiện đại, tốc độ phát triển và sự phân hóa sâu sắc.
	- Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.
2. Kĩ năng: Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác phẩm, tác giả văn học mới.
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào hơn về nền văn học nước nhà. 
CHUẨN BỊ
Giáo viên: tư liệu, các ví dụ về giai đoạn VH này.
Học sinh: đọc kĩ bài trước, tóm tắt nd chính của bài học theo các đề mục.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
O: Chúng ta đã vừa kết thúc một chặng đường dài tìm hiểu về VHTĐVN. Khép lại nền VHTĐ với rất nhiều TP, chúng ta sẽ bước vào thời kì hiện đại với rất nhiều điều mới mẻ, thú vị
 2. Dạy nội dung bài mới
?Nêu mục tiêu cần đạt của bài học? 
HOẠT ĐỘNG CHUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 (60’): Tìm hiểu đặc điểm cơ bản. 
? VH thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản nào?
? Bối cảnh XHVN những năm đầu TK XX ntn đã khiến cho nền VH đổi mới theo hướng HĐH? (Về cơ cấu XH? Về văn hóa? Về điều kiện kĩ thuật? Sự ra đời của ĐCSVN?) 
? Em hiểu ntn về khái niệm “hiện đại hóa văn học”? (HĐH văn học là làm gì?)
? Quá trình HĐH văn học trải qua mấy giai đoạn?
- Ở mỗi giai đoạn, Gv cho Hs thảo luận (5’) lên bảng điền: tác giả tiêu biểu, thành tựu, hạn chế.
? Trong 3 gđ trên, gđ nào đạt thành tựu rực rỡ nhất? (Gv tổng kết lại phần này bằng cách ss 3 nhà thơ: PBC, TĐ, XD).
? VH thời kỳ này đã hình thành hai bộ phận nào? Tại sao lại gọi như vậy?
? Bộ phận VH công khai lại phân hóa thành những xu hướng nào?
- Gv cho Hs thảo luận (5’), sau đó cử đại diện lên bảng điền vào các tiêu chí: biểu hiện, tg tiêu biểu, ưu – nhược điểm của các bộ phận và xu hướng văn học.
- GV tổng kết lại đặc điểm thứ hai.
.
? Những nguyên nhân nào đã thúc đẩy VH gđ này phát triển với một tốc độ “chóng mặt” như vậy? Trong những nguyên nhân đó, đâu là nguyên nhân chính?
Hoạt động 2 (20’): Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu.
? VHVN gđ này đạt được những thành tựu gì về nội dung tư tưởng?
? CNYN và CNNĐ trong gđ này có gì mới?
? Về mặt nghệ thuật, VH gđ này đạt thành tựu nổi bật nhất ở những phương diện nào?
? Tiểu thuyết hiện đại có những điểm gì đổi mới so với tiểu thuyết trung đại?
? Thơ mới có gì đổi mới so với thơ trung đại? 
Hoạt động 3 (2’): Tổng kết.
? Nhận xét chung về VH giai đoạn này?
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM8-1945 
 1/ Văn học đổi mới theo hướng HĐH
1.1) Bối cảnh xã hội – những tiền đề để HĐH
 - XH biến đổi sâu sắc theo hướng HĐH
 - Việc mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây (chủ yếu là văn hóa Pháp)
 - Chữ QN được phổ biến rộng rãi, nghề BC và xuất bản phát triển mạnh
 - Sự ra đời của ĐCSVN
1.2) Khái niệm “hiện đại hóa”: quá trình làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của VHTĐ và đổi mới theo hình thức VHPT, có thể hội nhập với nền VHHĐ thế giới. 
1.3) Quá trình HĐH: qua 3 giai đoạn:
 a. Giai đoạn chuẩn bị (1900 – 1920)
 - Tác giả tiêu biểu: NTQ, PBC, PCT,
 - Thành tựu: đổi mới rõ nét về nd tư tưởng.
 - Hạn chế: thi pháp (VHTĐ).
 b. Giai đoạn giao thời (1920 - 1930)
 - Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh,...
 - Thành tựu: làm cho nền VH có tính hiện đại.
 - Hạn chế: nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại.
 c. Giai đoạn hoàn tất (1930 – 1945)
 - Tác giả tiêu biểu: nhóm TLVĐ, phong trào Thơ mới, Nam Cao, Tố Hữu,
 - Thành tựu: đổi mới toàn diện từ nghệ thuật đến nội dung, nhiều thể loại mới ra đời.
 => nền văn học thực sự hiện đại. 
2/ Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
Bộ phận văn học công khai: gồm 2 xu hướng:
VHLM: 
 + Biểu hiện: đề cao cái tôi cá nhân, tìm về đề tài tình yêu và thiên nhiên, đi sâu vào thế giới nội tâm để thoát li khỏi thực tại buồn chán,
 + Tg tiêu biểu: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, XD, HC, HMT,
 + Ưu – nhược điểm: SGK.
VHHT:
 + Biểu hiện: phơi bày thực trạng thối nát của XH đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
 + Tg tiêu biểu: HBC, VTP, Nam Cao, 
 + Ưu – nhược điểm: SGK.
Bộ phận văn học không công khai
Biểu hiện: coi thơ văn là vũ khí đấu tranh cách mạng, thể hiện tư tưởng yêu nước, ý chí cách mạng của người chiến sĩ,
Tg tiêu biểu: PBC, HCM, Tố Hữu,
Đóng góp nổi bật: về nd tư tưởng.
Hạn chế: về nghệ thuật.
 3/ Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ ở tất cả các bộ phận, các xu hướng trên tất cả các thể loại.
Nguyên nhân phát triển:
+ Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
+ Sự vận động tự thân của nền VH dt
+ Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân
+ Viết văn trở thành một nghề kiếm sống
II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VHVN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM8-1945
 - Về nội dung tư tưởng:
 + Kế thừa: CNYN và CNNĐ.
 + Đóng góp mới: tinh thần dân chủ.
Làm cho CNYN và CNNĐ giai đoạn này có những nét mới:
 + CNYN: gắn với nhân dân, với tư tưởng XHCN và tinh thần QTVS.
 + CNNĐ: quan tâm tới những con người bình thường trong XH, nhất là những con người bình thường.
 - Về nghệ thuật: đạt thành tựu to lớn về mặt thể loại và ngôn ngữ.
 + Thể loại: 
Vx: thành tựu nhất là ở truyện ngắn và tiểu thuyết; P/s, bút, kí, kịch nói, LLPB cũng đạt được nhiều thành tựu.
Thơ ca: thành tựu tiêu biểu là PTTM.
III. KẾT LUẬN
 3. Củng cố, luyện tập (8’)
 	- Gv củng cố bằng sơ đồ tư duy.
	- Hs trl câu hỏi LT.	
4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà
 	- Học bài.
- Lập dàn ý và đặt câu hỏi vì sao? Như thế nào? với phần I.
	- Lập đề cương bài học theo dàn ý.
	- Đọc bài Hai đứa trẻ, tóm tắt truyện, tìm những chi tiết miêu tả bóng tối và ánh sáng trong truyện, trl các câu hỏi HDHB.
*** Trên đây là giáo án một bài giảng văn của mình, mấy bài khác mình cũng soạn theo phong cách như thế là phần nội dung ghi ngắn gọn để GV dễ dạy, HS dễ nắm ý chính, PT theo nghệ thuật để HS dễ làm bài. Bạn nào cần giáo án 12 (hoặc 10, 11), tài liệu ôn thi, đề kiểm tra, các bài văn mẫu do tự mình làm, sáng kiến kinh nghiệm (để tham khảo) thì liên hệ với mình. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014, tỉ lệ tốt nghiệp của mình năm 2015 cao hơn mặt bằng của tỉnh 5% (mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). SĐT của mình: 0995.071658. 

Tài liệu đính kèm:

  • docx32-33-34 moi.docx