Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Một thời đại trong thi ca

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1.Về kiến thức:

+ Giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội

+ Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10634Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Một thời đại trong thi ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/3/2015
Ngày dạy:
Ký duyệt:
Sinh viên thực tập: 
Giáo viên hướng dẫn: 
Tiết: 106 
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(trích)
 - Hoài Thanh-
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Về kiến thức:
+ Giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội
+ Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả
 2. Về kĩ năng:
+ Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
+ Tiếp thu cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh để sáng tạp trong bài viết cá nhân.
 3. Về thái độ:
+ Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương.
+ Đồng cảm với nỗi niềm của các nhà thơ mới.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 1. Giáo viên:
 +Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2.
 + Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.
 + Sách giáo viên. 
 2. Học sinh: 
 + Sách giáo khoa
 + Vở ghi
 + Vở soạn
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 + Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
 + Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.
 +Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
 + Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.
 + Sách giáo viên. 
 2. Học sinh: 
 + Sách giáo khoa
 + Vở ghi
 + Vở soạn
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 + Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
 + Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.
 +Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: `Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ 
 Câu hỏi: Em hãy cho biết 3 đỉnh cao của thơ mới là những nhà thơ nào? Đặc trưng trong sáng tác của các nhà thơ đó là gì?
3. Bài mới: Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc đầu thế kỷ XX. Suốt cuộc đời lao động say mê và nghiêm túc, ông đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểuđoạn trích “ Một thời đại trong thi ca”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*TÌM HIỂU CHUNG
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và sự chuẩn bị ở nhà một em hãy cho cô biết đôi nét về tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam?
HS trả lời 
GV nhận xét, chốt ý chính.
GV: Một em hãy cho cô biết đôi nét về đoạn trích Một thời đại trong thi ca (hoàn cảnh ra đời, vị trí)?
*ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
GV: Để tìm hiểu bố cục của bài tiểu luận, các em hãy liên hệ với văn nghị luận và cho cô biết một bài văn nghị luận gồm mấy phần?
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV: Một em hãy cho cô biết mục đích tìm hiểu thơ mới mà Hoài Thanh đưa ra để làm gì?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý chính
GV:Phương pháp tìm hiểu thơ mới được tác giả sử dụng như thế nào?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý 
GV: Đặc trưng trong thơ mới là gì? Trong thơ cũ là gì?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
GV: Sự xuất hiện của chữ “Tôi” trong thơ mới có những đặc điểm gì?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả 
- Hoài Thanh (1909 – 1982)
- Cuốn Thi nhân Việt Nam do 2 tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân cùng nhau biên soạn.
=> Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Lối phê bình Hoài Thanh thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng, “ lấy mình tôi để hiểu hồn người”. Lối viết của ông thiên về bình chứ không phê.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh ra đời
Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận thuộc phần đầu của công trình nghiên cứu và phê bình văn học của 2 tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân. Bài tiểu luận nằm ngay sau bài “ cung chiêu anh hồn Tản Đà”.
+ Ra đời khi phê bình lí luận còn thực sự chưa được công nhận là một thể loại văn học. 
b, Vị trí đoạn trích
Đoạn trích dưới đây thuộc phần cuối của bài tiểu luận. Là phần kết luận cho bài tiểu luận.
II. ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
Luận đề( vấn đề nghị luận): Tinh thần thơ mới
1.Mục đích, phương pháp tìm hiểu thơ mới.
- Mục đích: để trả lời câu hỏi: Tại sao phải nghiên cứu thơ mới?
 Hoài Thanh đã dẫn ra sự giao thoa giữa thơ mới và thơ 
 Không phải cứ thơ cũ là trần ngôn, xáo ngữ, là ước lệ tượng trưng bởi thơ cũ cũng có những bài rất tự do
 Không phải cứ thơ mới là tự do, là phóng khoáng, là không theo khuôn khổ bởi thơ mới cũng có những bài uận nói trên mang đậm tính ước lệ.
- Phương pháp:
 -Tìm hiểu thơ mới dựa trên đại thể.	
So sánh bài thơ hay với bài thơ
hay. 
=>Nhận xét: Đây là phương pháp 
nghiên cứu khoa học thể hiện sự khách quan khi nhìn nhận 2 nền văn hóa
2. Đặc trưng của thơ mới
Chữ “Tôi”
 + Chữ “Tôi” trong thơ mới được hiểu là con người cá nhân, cá thể, là cái riêng tư nhất, bản chất nhất, đặc sắc nhất của mỗi con người
 + Thơ cũ gói gọn trong một chữ “Ta”. Hoặc nói cách khác là cái cộng đồng.Lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình.
=>Đây chính xác là đặc trưng cơ bản
để phân biệt thơ mới và thơ cũ. 
a, Sự xuất hiện của chữ “Tôi” trong thơ mới.
+ Vào khoảng thời gian không xác định
+ Chữ “Tôi” xuất hiện cùng với sự bỡ ngỡ 
III. TIỂU KẾT
Tác giả Hoài Thanh và đoạn trích 
 “Một thời đại trong thi ca”.
Mục đích và phương pháp tìm
hiểu thơ mới.
Sự xuất hiện của thơ mới.
4. Củng cố
- Tác giả và đoạn trích.
Mục đích và phương pháp tìm hiểu thơ mới.
- Sự xuất hiện của thơ mới. 
5. Dặn dò
Học sinh về nhà:
- Tìm hiểu bi kịch của cái “Tôi” trong thơ mới và đóng góp của cái “Tôi” trong thơ mới.
- Nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_31_Mot_thoi_dai_trong_thi_ca.docx