Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận

A. Mục tiêu cần đạt.

giúp HS:

1. Kiến thức: Nắm được thế nào là đề văn nghị luận, yêu cầu của một đề văn nghị luận, các kiểu đề văn nghị luận.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết, cách suy nghĩ, lập luận, trình bày một vấn đề.

3. Thái độ: Hình thành nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của đề văn nghị luận ở nhà trường phổ thông, vận dụng trong quá trình học tập và thi tốt nghiệp, thi đại học.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1639Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan: 
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có  trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia  có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. 
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật... 
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra... 
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"...
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.
Vídụ2:
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Đặt vấn đề:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. 
Ý nghĩa: 
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng: 
- Dùng biện pháp tuyên truyền. 
- Kêu gọi các cá nhân, tổ chức. 
- Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. 
- Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Số liệu trên trích dẫn từ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam.
* Một số đề và gợi ý làm bài
Đề 1: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
+ Giải thích:
- Nghiện
- Karaoke
- Internet
+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ.
- Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ.
- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè.
- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí
+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ.
+ Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:
- “Đánh cắp” thời gian của chính mình.
- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn.
+ Phương hướng khắc phục.
+ Liên hệ bản thân.
Đề 2: AIDS và thanh niên.
+ AIDS là gì?
+ Thực trạng căn bệnh:
- Thế giới
- Việt Nam
- Nguyên nhân
+ Giải pháp.
+ Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này?
Đề 3: An toàn giao thông
+ Vai trò của giao thông và an toàn giao thông.
+ Thực trạng an toàn giao thông nước ta.
+ Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra.
+ Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông.
- Hiểu biết, ý thức kém
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
- Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông.
+ Giải pháp:
+ Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày.
Đề 4: Ô nhiễm môi trường
+ Khái niệm môi trường.
+ Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
+ Thực trạng:
- Thế giới
- Việt Nam
+ Hậu quả:
- Cản trở sự phát triển kinh tế
- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.
Đề 5: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
+ Giải thích:
- Từ “nguồn”
- Cả câu.
+ Bình luận:
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của “nhớ nguồn”)
- Biểu hiện của nhớ nguồn
+ Liên hệ bản thân.
Đề 6: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Thể loại: Văn nghị luận (thao tác nghị luận: Phân tích , tổng hợp, giải thích, chứng minh và bình luận)
Ta chia ra làm ba uận điểm:
Luận điểm 1: Giải thích khái niệm
- Tình thương là gì?
- Hạnh phúc là gì?
Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?
Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương
- Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân; Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống, giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc.
- Hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà, học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh.
- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân
Luận điểm 3: Ý nghĩa
Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương.
Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương.
Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác
Một số đề và bài làm nghị luận xã hội
Đề bài
Nêu vai trò của Internet trong cuộc sống ngày nay.
 Bài làm.
 Thế giới trong những thập niên vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vào thập niên 80, đã có những bước phát triển thần kỳ và thật sự mạnh mẽ với hàng loạt thành tựu về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, chính trị, xã hội, an nình,Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho sự phát triển này, nhưng hầu hết các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới đều thừa nhận rằng, nguyên nhân chính cho sự phát triển đó là sự xuất hiện của Internet. Sự xuất hiện của Internet đã thúc đẩy thế giới tiến nhanh về phía trước, và đưa cả thế giới sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên bùng nổ thông tin.
 Internet là gì? Đó là một mạng lưới thông tin trải rộng khắp toàn cầu, khắp các châu lục được kết nỗi bằng các thiết bị khoa học công nghệ cao như điện thoại di động, máy vi tính
 Internet hiện nay là một trong những thành tố ko thể thiếu trong sự phát triển xã hội, kinh tế, an ninh và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhất là ở các nước phát triển.
 Như chúng ta đã biết, bất cứ vật thể nào cũng mang trong bản thân nó hai mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta ko thể nào phủ nhận dc những tiêu cực mà Internet mang lại, khi có quá nhiều người chìm đắm vào thế giới “ảo” do nó tạo ra mà quên đi thế giới, cuộc sống thực tại của họ và gây ra hàng loạt loại bệnh mới như “nghiện net”, “nghiện chat”, “nghiên game”,, có quá nhiều vụ lừa đảo phát triển ngày càng mạnh mẽ và Internet là một công cụ hữu hiệu cho những kẻ lừa đảo,.
 Nhưng song song với những tiêu cực mà chúng mang lại, đó là những mặt tích cực rất cần thiết cho sự phát triển và cuộc sống của con người. Trước hết, Internet là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà ko một học giả uyên bác nào hay một thư viện nào có thể sánh bằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy những thông tin mà mình cần trong nguồn dự trữ đó chỉ với một vài thao tác, một vài thủ thuật đơn giản. Tiếp theo, Internet là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia trên mọi mặt, từ kinh tế, tài chính đến an ninh, quân sự,bởi khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác của nó. Ngoài ra, với hàng loạt những ứng dụng, tiện ích của internet như “game online”, “blog”, “chat”,Intermet thật sự là một công cụ giải trí tuyệt vời mà chưa có một loại hình nào có thể sánh bằng.
 Như thế, rõ ràng Internet là một nhân tố tối quan trọng trong sự phát triển của loài ngoài, trong cuộc sống của con người hiện nay. Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ko biết Internet hay ko có Internet là một sự mất mát rất lớn cho sự phát triển. Thiết nghĩ, Nhà nước ta nên có những chính sách, chủ trương để giúp cho thế hệ học sinh ngày nay, những vị chủ nhân tương lai của đất nước có thể tiếp cận Internet một cách đúng hướng để trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức, thông tin cần thiết cho cho chính bản thân họ trong hiện tại và tương lai.
 Internet là một thứ ko thể thiếu trong kỷ nguyên thông tin mà chúng ta đang tồn tại, nếu ta ko biết đến nó, tức là ta đang tự tách mình ra khỏi dòng chảy tri thức, tiến bộ của cả nhân loại. Hãy học để biết nó và làm chủ nó, hãy nắm bắt lấy thế giới và tiếp cận với nhân loại, hãy trở thành một phần của nhân loại trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này đây.
Đề bài
Suy ngẫm về bệnh vô cảm trong xã hội.
 Bài làm.
 Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “Đổi mới” vào năm 1986, đã có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận, đó là sự phát triển vượt bực của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,nhưng đồng thời, sự thay đổi này cũng mang lại cho xã hội ta ko ít những tiêu cực, mặt trái của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.
 Vô cảm là gì? Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
 Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.
 Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người” trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi.
 Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ vàquay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.
Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko
Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.
 Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”, nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những “nhân cách” tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh như vô cảm dc.
“Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu muốn trị tận gốc những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.
 Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ
Đề bài: Nêu suy nghĩ về câu nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối”
 Bài làm.
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợ chính đáng của mỗi con người dc sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu “Học tập là một cuốn vở không có hồi kết” để khoái thác trách nhiệm đó.
 Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi,.nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh,Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài.
Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp,Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
 Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đan ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.
Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy dc cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.
 Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống.
Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
“Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại ấy nhé.
Đề bài
Suy nghĩ của bạn về hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử của học sinh hiện nay.
 Bài làm.
 Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
 “Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
 Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_22_Viet_bai_lam_van_so_6_Nghi_luan_xa_hoi_bai_lam_o_nha.doc