Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Đặng Thị Lệ Tuyến

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX

3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan

 

doc 187 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4398Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Đặng Thị Lệ Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ hiểu trong phạm vi hẹp
+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách. 
+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
 - Tìm hiểu nghĩa của câu nói: 
Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.
 c. Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
2. Lập dàn ý: 
 a. Mở bài: 
 Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 b. Thân bài:
 - Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
 - Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: 
+ Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
+ Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:
 Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
 Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
 Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
- Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: 
+ Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,. )
 + Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức). 
 c. Kết bài: 
Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
 - Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt
 - Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu
II. Đối tượng và cách làm bài:
1. Đối tượng của một bài nghị luận: về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học
 2. Cách làm: 
Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: 
 - Giải thích
 - Chứng minh
 - Bình luận
 III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1/93:
a. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
- Nội dung:
 + Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
 + Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
- Phạm vi tư liệu:
 + Tác phẩm Thạch Lam
 + Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b. Thân bài:
- Giải thích về ý nghĩa câu nói: 
 Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
- Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học: 
 Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
 Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....) để chứng minh 2 nội dung:
 Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
 Tác dụng giáo dục con người của văn học 
c. Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
 + Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
 + Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
2. Bài tập 2/93:
Làm ở nhà
 * Hoạt động 6: Củng cố
 - Ghi nhớ SGK trang 93.
 - Hoàn thành bài tập về nhà.
 *Hoạt động 7: Dặn dò 
VIỆT BẮC (TỐ HỮU)
 - Trình bày vài nét về tiểu sử Tố Hữu?
-Qua phần tiểu sử Tố Hữu, em thấy những nhân tố nào hình thành nên tâm hồn thơ Tố Hữu?
 - Kể tên và nêu nội dung chính các tập thơ của Tố Hữu?
 - Phong cách thơ Tố Hữu?
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Trường: THPT Nguyễn Thị Định.	 Tuần lễ thứ: 8.
 Lớp: 12. Môn: Đọc văn. 	 Tiết: 22.Ngày soạn : 21/8/209 	
VIỆT BẮC
 ( Trích) - TỐ HỮU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- HiÓu ®Æc ®iÓm c¬ b¶n ®Ó ®¸nh gi¸ ®óng th¬ Tè H÷u.
- HiÓu c¸c chÆng ®­êng s¸ng t¸c qua c¸c tËp th¬ tiªu biÓu: thÓ hiÖn sù vËn ®éng cña t­ t­ëng vµ nghÖ thuËt trong th¬ «ng..
- HiÓu nÐt chñ yếu trong phong c¸ch th¬ Tè H÷u.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. GV:
 - SGK, SGV , TKBG 
 - ThiÕt kÕ bµi häc
 - C¸c tµi liÖu tham kh¶o 
 * GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
 2. HS :
 - SGK,SBT....
 - Tư liệu về nhà thơ Tố Hữu. Các tập thơ của Tố Hữu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 * Hoạt động 1: ổn định lớp ( 1 phút)
 * Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp)
 @ GV nêu câu hỏi và HS thực hiện trình bày trước lớp :
 1- Cho biết đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?
 2- Với kiểu bài đó, cách làm như thế nào?
 @ HS thực hiện theo yêu cầu và GV nhận xét , đánh giá
 * Hoạt động 3: Giảng bài mới:
 GV thuyết giảng( GV nói truyền cảm – HS lắng nghe , suy ngẫm và liên tưởng)
Từ cuối những năm 30 cho đến hết thế kỉ XX, trong khoảng trong ngoài 60 năm , trong nền thơ ca cách mạng VN xuất hiện ngọn cờ đầu – nhà thơ Tố Hữu.Anh Lành xứ Huế đến với CM và đến với thơ cùng một lúc.Từ ấy đến cuối đời, Tố Hữu đã cống hiến hết tâm hồn và sức lục cho CM , cho đất nước và cho thơ ca. Thơ Tố Hữu, đã lâu trở thành món ăn tinh thần yêu thích của quần chúng CM. Ông là một trong những người xây móng đắp nền cho nền văn học CM VN và bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu them tác giả Tố 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Vài nét về tiểu sử tác giả.
@ HS đọc tiểu dẫn và trình bày ngắn gọn tiểu sử Tác giả :
+ HS đọc và thực hiện
GV: Giới thiệu những nét chính về đường đời của Tố Hữu và chốt lại ý chính 
@ HS ghi nhớ
- GV nêu câu hỏi: Những yếu tố nào trong phần cuộc đời ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu?
+ HS dựa SGK để phát biểu ý kiến
* GV định hướng chung
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu
@ HS dựa vào SGK để tìm hiểu về nét chính con đường thơ và CM của Tố Hữu 
+ HS thực hiện và nêu cách hiểu 
- GV yêu cầu HS: Giới thiệu những nét chính về đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu ? @GV :Nhận xét chung . Chốt lại ý chính 
- GV gọi HS t: Trình bày nội dung chính (Ba phần)của tập thơ Từ ấy?
+ HS thực hiện 
+ HS chú ý vào SGK – gạch dưới ý @ GV nhấn mạnh và định hướng kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS : Trình bày nội dung chính của tập thơ Việt Bắc?
+ HS dựa vào SGK để trình bày 
* GV định hướng kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS : Trình bày nội dung chính của tập thơ Gió lộng?
+ HS thực hiện 
* GV định hướng chung
- GV yêu cầu HS : Trình bày nội dung chính của 2 tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)?
+GV định hướng chung
- GV yêu cầu HS : Trình bày nội dung chính của hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)?
+ HS thực hiện 
* GV định hướng chung
* Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung thơ Tố Hữu
+ GV nêu câu hỏi : Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị?
+ HS phát biểu ý kiến theo cách hiểu 
@ GV nhận xét và lí giải các luận điểm
 - Tình cảm lớn
 - Niềm vui lớn
+ GV nêu câu hỏi: 
1.Thế nào là tính chất sử thi ?
2. Thơ Tố Hữu mang tính sử thi như thế nào?
3.Thơ Tố Hữu còn thể hiện tính trữ tình chính trị ở phương diện nào?
+ HS lần lượt suy nghĩ hội ý nhóm và trình bày ý kiến 
@ GV chốt ý và định hướng chung
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật thơ Tố Hữu 
+ GV hỏi HS : Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc được biểu hiện ở những phương diện nào?
Phân tích các ví dụ.
+ HS thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến 
@ GV định hướng chung 
Hoạt động 7 : GV hướng dẫn HS tổng kết
+ HS chốt lại sự thành công của Tố Hữu , lí giải vì sao thơ của ông được bạn đọc và giới trẻ yêu thích 
+ GV nhạn định và chốt ý chính 
+ GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK / Trang 100.
+ HS thực hiện 
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Vài nét về tiểu sử :
 - Tố Hữu (1920 - 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.
 - Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế 
 - Cuộc đời chia làm ba giai đoạn:
 + Thời thơ ấu:
Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
Cha và mẹ sớm đã truyền cho ông tình yêu với văn học
Biết làm thơ Đường từ lúc 10 tuổi.
à Chính gia đình và quê hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu.
 + Thời thanh niên:
Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM. 
Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên. 
Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động
Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
 + Thời kì giữ nhưng cương vị trọng yếu:
Trong chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở cơ quan trung ương Đảng.
Kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
II. Đường cách mạng, đường thơ: 
1. Từ ấy (1937-1946):
 - Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM. 
- “Từ ấy” gồm 3 phần :
 a. Máu lửa (1937 - 1939):
- Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.
- Nội dung:
 + Cảm thông với thân phận những người nghèo khổ 
 + Khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai. 
 b. Xiềng xích (1939-1942):
 - Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Nội dung:
+ Tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do và hành động. 
+ Ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ CM ngay trong nhà tù thực dân. 
c. Giải phóng (1942 - 1946):
- Sáng tác từ khi vượt ngục cho đến thời kì giải phóng dân tộc
- Nội dung:
+ Ngợi ca thắng lợi của CM, và độc lập tự do của đất nước .
+ Khẳng định niềm tin vào chế độ mới
à Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,
2. Việt Bắc (1947 - 1954): 
- Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp. 
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng. 
+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc 
+ Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,. 
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,.
3. Gió lộng (1955 - 1961): 
- Ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. 
- Nội dung:
+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét. 
- Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,
 4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):
- Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ. 
- Nội dung:
 + Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, ngươờithợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân) 
 + Máu và hoa: 
 o Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ
 o Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
- Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,
 5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
 - Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
 - Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị: 
- Trong việc biểu hiện tâm hồn: thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
- Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :
 + Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
 o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
 o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)
 + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành:
 + Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế 
 + Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu”
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
 - Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: 
 + Lục bát ca dao và lục bát cổ điển 
(Khi con tu hú, Việc Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du), 
 + Thể thất ngôn (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác) dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc 
 - Về ngôn ngữ: 
 + Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc. 
 + Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ,.
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Thác, bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
IV. TỔNG KẾT 
- GHI NHỚ : SGK / 100
 * Hoạt động 8 : Củng cố
 HS cần nắm vững kiến thức :	 
 - Trình bày vài nét về tiểu sử Tố Hữu?
 - Những nhân tố nào hình thành nên tâm hồn thơ Tố Hữu?
 - Nội dung chính các tập thơ của Tố Hữu?
 - Phong cách thơ Tố Hữu? 
 * Hoạt động 9: Dặn dò 
 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài ở nhà 
 - Chuẩn bị bài mới: Luật thơ.
 - Câu hỏi:
 + Thế nào là luật thơ? Các thể thơ của Việt Nam?
 + Tiếng có vai trò như thế nào trong một bài thơ?
 + Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong một số thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và thể thơ thất ngôn bát cú?
 RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Trường: THPT Nguyễn Thị Định .	 Tuần lễ thứ: 8
 Lớp: 12. Môn: Tiếng Việt. 	 Tiết:23.Ngày soạn :27/9/09	
LUẬT THƠ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh:
 - Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng,vần, nhịp, thanhcủa một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại
 - Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. GV:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
HS :
 - SGK, SBT, Soạn bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 * Hoạt động 1: ổn định lớp( 1 phút)
 * Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp)
 @ GV nêu câu hỏi và gọi HS đứng trước lớp trình bày:
 1 - Nêu nội dung chính của các tập thơ Tố Hữu?
 2- Hãy trình bày những hiểu biết của em về phong cách thơ Tố Hữu?
 @ HS thực hiện theo yêu cầu của GV và nhận xét đánh giá
* Hoạt động 3 : GV giới thiệu bài
 Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu , dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp , hài thanhđể thể hiện tâm tư tình cảm mà người viết muốn bày tỏ . Và một câu thơ hay, bài thơ hay được đánh giá tổng thể nhưng tuyệt đối phải hay về luật . Và thơ Đường chính vì vậy mà mãi đến ngàn năm sau vẫn được người đời ca ngời vì luật thơ Đường rất nghiêm và rất chuẩn mực , đây là hiện tượng đáng quý của văn học TQ nói riêng và văn học nghệ thuật toàn thế giới nói chung. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về Luật thơ.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nét khái quát về luật thơ
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm luật thơ
 + GV: Cho học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm luật thơ.
+ HS: Cá nhân trả lời
* GV định hướng chung
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thể thơ
+ GV: Nêu các thể thơ được sử dụng trong văn chương Việt Nam?
+ HS: Cá nhân trả lời
* GV định hướng chung
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự hình thành luật thơ
+ GV: Luật thơ hình thành trên cơ sở nào?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
* GV chốt ý chính
+ GV nêu câu hỏi gợi mở: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời
* GV chốt lại
+ GV: Vì sao “tiếng” có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ?
+ HS: Dựa vào sgk trả lời
* GV chốt lại và giải thích :những cơ sở hình thành luật thơ của “tiếng”
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể lục bát
+ GV: Cho học sinh xem một bài thơ lục bát:
“ Trăm năm/ trong cõi/ người ta
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là /ghét nhau
Trải qua/ một cuộc /bể dâu
Những điều/ trông thấy/ mà đau/ đớn lòng”
 + GV: Gọi hs đọc, nhận xét cách đọc, cho hs nhận xét về số tiếng trong câu, hiệp vần, nhịp, hài thanh 
+ HS: Dựa vào đoạn thơ trả lời
* GV giảng và chốt ý
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thể song thất lục bát
+ GV liên hệ :
 Sử dụng phương pháp tương tự cho các thể thơ còn lại. Cho hs rút ra luật thơ của thể song thất lục bát qua 4 dòng thơ sau:
“ Ngòi đầu cầu/ nước trong như lọc,
Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non.
Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn,
Bộ khôn/ bằng ngựa, thủy khôn/ bằng thuyền”
+ HS làm việc nhóm và cử nhóm trưởng phát biểu
* GV định hướng 
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể ngũ ngôn Đường luật
+ GV mở rộng: 
Cho học sinh tự rút ra luật thơ của thể thơ ngũ ngôn bát cú qua bài thơ sau:
MẶT TRĂNG
Vằng vặc/ bóng thuyền quyên
Mây quang/ gió bốn bên
Nề cho/ trời đất trắng
Quét sạch/ núi sông đen
Có khuyết/ nhưng tròn mãi
Tuy già/ vẫn trẻ lên
Mảnh gương/ chung thế giới
Soi rõ:/ mặt hay, hèn
+ HS PHÁT BIỂU 
@GV định hướng 
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thất ngôn Đường luật
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ sau:
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá/, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?
Non nước đầy vơi/ có biết không?
+ GV: Cho hs tự rút ra luật thơ của thể thất ngôn bát cú qua bài thơ sau:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/, lá chen hoa
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng/, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia.
Dừng chân đứng lại/, trời, non, nước,
Môt mảnh tình riêng/, ta với ta
+HS nhận xét theo cách hiểu
* GV nêu cách hiểu chung
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Các thể thơ hiện đại
+ GV: Cho hs quan sát một ví dụ về thơ hiện đại:
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô?
+ GV nêu câu hỏi
1. Yêu cầu hs cho biết nguồn gốc của thơ mới
2.Cho hs xác định thể thơ, số dòng, gieo vần từ đó rút ra mối quan hệ giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
 + HS thực hiện yêu cầu của GV 
 * GV định hướng chung
* Hoạt động 5: 
Hướng dẫn hs luyện tập ( hình thức thảo luận nhóm : 10 phút)
- GV: Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm
 + Nhóm 1, 2: Làm câu a. 
 + Nhóm 3, 4: Làm câu b. 
- HS: Tiến hành thảo luận trong 5 phút, đại diện từng nhóm lên bảng viết lại : 5 phút
- GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs rút ra sự khác nhau về gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật 
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ
1. Khái niệm
 Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịptrong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
 2. Các thể thơ: 
 a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
 b. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
 c. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,
 3. Sự hình thành luật thơ: 
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
 - Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ
 - Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau). 
 - Thanh của tiếng → hài thanh
 - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau). 
=> Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
II. LUẬT THƠ CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1. Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Vần: 
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh: 
 + Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B). 
 + Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
2. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục
- Vần: 
 + Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần vần T 
 + Cặp lục bát hiệp vần B, liền
- Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
 a. Ngũ ngôn tứ tuyệt:
 b. Ngũ ngôn bát cú:
- Số tiếng: 5, số dòng: 8
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
4. Các thể thất ngôn Đường luật:
a. Th

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1_Khai_quat_van_hoc_Viet_Nam_tu_Cach_mang_thang_Tam_nam_1945_den_het_the_ki_XX.doc