I. Giới thiệu chung.
1. Vài nét về tác giả.
-Tên thật : Nguyễn Sen ( 10/08/1920).
-Quê quán : Nghĩa Đô- Từ Liêm – phủ Hoài Đức –tỉnh Hà Đông.
-Tô Hoài gia nhập Hội văn hoá cứu quốc từ năm 1943
-Là nhà văn nổi tiếng từ trước CM và sau CM.
- Sáng tác nhiều thể loại : từ truyện ngắn, truyện dài, hồikí -> kịch phim.
-Tác phẩm chính :
+ Trước CM :Dế Mèn phiêu lưu kí(1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944).
+ Sau CM: Truyện Tây Bắc (1953),Miền Tây(1967), Cát bụi chân ai (1992)
- Được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( Đợt 1) năm 1992.
VỢ CHỒNG A PHỦ . -Tô Hoài- I. Giới thiệu chung. 1. Vài nét về tác giả. -Tên thật : Nguyễn Sen ( 10/08/1920). -Quê quán : Nghĩa Đô- Từ Liêm – phủ Hoài Đức –tỉnh Hà Đông. -Tô Hoài gia nhập Hội văn hoá cứu quốc từ năm 1943 -Là nhà văn nổi tiếng từ trước CM và sau CM. - Sáng tác nhiều thể loại : từ truyện ngắn, truyện dài, hồikí -> kịch phim.. -Tác phẩm chính : + Trước CM :Dế Mèn phiêu lưu kí(1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944). + Sau CM: Truyện Tây Bắc (1953),Miền Tây(1967), Cát bụi chân ai (1992) - Được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( Đợt 1) năm 1992. 2.Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”. a.Xuất xứ : -In trong tập Truyện Tây Bắc ( Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ ). -Truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến đi dài ngày ( 8 tháng) của nhà văn xâm nhập thực tế cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người vùng Tây Bắc, cũng đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn b. Giá trị của tác phẩm : -Tác phẩm đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc. -“ Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài : +Màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ, chất trữ tình thắm đượm . + Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình. -Tác phẩm được tặng giải nhất về truyện kí của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954-1955). c. Bố cục: 2 phần . -Phần I: Mỵ và A Phủ ở Hồng Ngài. - Phần II: Mỵ và A Phủ ở Phiềng Sa. d. Chủ đề : -Phản ánh số phận đen tối của người dân miền núi , tinh thần khát khao tự do của họ. II. Phân tích : 1.Nhân vật Mỵ: a.Bản chất: -Một cô gái H’ Mông xinh đẹp ,tài hoa, hiếu thảo ->Bản chất tốt đẹp ,hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc. b.Số phận: -Nhà nghèo -> Mỵ trở thành nạn nhận của món nợ truyền kiếp “con dâu gạt nợ” . -Danh nghĩa là con dâu thực chất là con ở. + Bị bóc lột sức lao động. + Bị giam hãm về tinh thần ( hủ tục). + Bị A sử đối sử tàn nhẫn. -> Mỵ là nạn nhân của cường quyền, thần quyền-> số phận cay đắng tủi nhục của người phụ nữ nông dân miền núi dưới ách của thực dân phong kiến. c.Tính cách: hai mặt đối lập: * Tính cách thứ nhất: Cam chịu ,nhẫn nhục,buông xuôi, bất lực trước số phận . -Chân dung dáng vẻ bề ngoài: “ mặt buồn rười rượi” , “ lùi lũi như con rua nuôi trong xó cửa” , “ cúi mặt”. -Vô cảm ,vô thức: “ Tưởng mình cũng là con trâu con ngựa”. + Lúc nào cũng nhơ đi nhớ lại những việc giống nhau-> Mỵ chỉ nhớ đến những công việ, mất hết ý niệm về thời gian và không gian. -Quen lì với cái khổ: Mất cả sức sống ,làm bạn với những vật vô tri vô giác ( tảng đá, trâu ngựa,ngọn lửa..) => Buông xuôi chán sống. * Tính cách thứ hai: Tinh thần phản kháng ( sức sống tiềm tàng). -Ý định tử tự -> Phản ứng : không chấp nhận hoàn cảnh sống thực tại. -Khi mùa xuân đến: Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc : +Tiếng sáo rủ bạn đi chơi -> mỵ tha thiết bổi hổi -> nhẩm hát theo. Tiếng sáo đầu núi ,gọi bạn đầu làng, bay lơ lửng ngoài đường –gọi bạn yêu, Rập rờn trong đầu My => Đưa Mỵ với nỗi khát khao sống ,khát khao được yêu đương. + Hơi rượu –uống ừng ực từng bát-> say lịm cả người : cái say ùa về làm quên thực tại ,nhớ về quá khứ : “ Mỵ vẫn là một con người” -> Ý thức về thân phận : “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mỵ sẽ ăn cho chết ngay” -> Khao khát sống đang trỗi dậy. + Hành động : Quấn lại tóc ,với tay lấy váy hoa,-> hành động như một kẻ mộng du => sức ám ảnh của tuổi xuân đã chiếm hết tâm hồn Mỵ. + Khi bị A Sử trói :không biết mình bị trói,vẫn nghe tiếng sáo ,vùng bước đi-> MỴ vẫn trong cơn mộng du. Mỵ cựa người xem mình còn sống hay đã chết-> sợ chết-> khao khát sống. è NHư vậy những đêm tình mùa xuân của quê hương bản mường, bè bạn là những tác nhân ,mạnh mẽ ,hồi sinh sự sống cho MỴ .Nó đánh thức ở trong tâm hồn của một con người buông xuôi,cam chịu trỗi dậy một sức sống mãnh liệt . - Hành động cởi trói cho A phủ : + Lúc đầu : Mỵ thản nhiên,dửng dưng -> tê liệt tinh thần. + Khi nhìn thấy dòng nước mắt : MỴ hồi tưởng ,nhận thức, thương xót-> cắt dây và chạy theo A Phủ. è Từ suy nghĩ đến hành động đều phù hợp với tâm lí nhân vật .Hành động cởi trói cho A Phủ dù bột phát tự phát song có ý nghĩa của sự vùng dậy .MỴ cắt dây trói cho Aphủ cũng chính là cắt dây cởi trói cho cuộc đời mình. =è Với ngục thất và sự đày đoạ của nhà thống Lí Pá tra ,khát vọng hạnh phúc có thể bị lãng quên dưới đáy sâu của tâm hồn nhưng không thể bị tiêu tan-> giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2.Nhân vật Aphủ : a.Hoàn cảnh : -Mồ côi cả cha lẫn mẹ ,được sự cưu mang của dân làng. -Một chàng trai khoẻ mạnh, chăm chỉ lao động “ Đứa nào có được thằng Aphủ cũng bằng có một con trâu tốt trong nhà ,chẳng mấy lúc mà giàu” -Vì đánh A Sử -> Nô lệ không công cho nhà thống lí -> bị trói vào cọc chờ chết. è A phủ có một hoàn cảnh đáng thương ,cùng với hoàn cảnh của Mỵ . B.Tính cách: -Mạnh mẽ gan dạ: +Dám đánh con trai thống lí . +Nhai đứt vòng mây. + Chạy trốn khỏi nhà thống lí-> khát vọng tự do. - Cam phận nô lệ: + Tự đào hố chôn cột,rồi lấy dây mây. è Hai nét tính cách vừa đối lập vừa thống nhất .Sự vận động phát triển nội tại của hình tượng A phủ. ==è Nhân vạt A phủ cũng mang những nét tiêu biểu cho những thanh niên miền núi Tây Bắc : chất phác, thật thà, khoẻ mạnh, ..tuy bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng vẫn không nguôi khát vọng tự do. 3. Thế lực thống trị miền núi: a.Pá tra và A sử: -đại diện cho bọn cường hào ác bá ở Tây bắc kết thân với bọn thực dân để bóc lột nhân dân. + Cho vay nặng lãi trắng trợn. +Đánh đập bắt người vô lý. b.Cách sử kiện: -Hút thuốc phiện. -đánh đạp người vô tội. -ăn uống . -Cho vay nhưng không đưa tiền. -Lợi dụng mê tín để mê hoặc người dân => Vừa kì lạ vừa man rợ. 4.Nghệ thuật: -Nhân vật được khắc hoạ khá sinh động và có cá tính ró nét. -Diễn biến nội tâm nhân vật Mỵ . -cách kể chuyện hấp dẫn ,ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình. Tác phẩm mang đậm nét màu sắc miền núi: sinh hoạt, tập tục, cảnh thiên nhiên . -Giọng văn trần thuật cũng ăn nhập với tư tưởng ciủa truyện và nội dung từng đoạn. III.Tổng kết: -Tác giả đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tích cực,mang ý nghĩa giai cấp.lên án thế lực thực dân phong kiến tàn bạo. Thông cảm với số phận đau khổ của người dân miền núi ,khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và những khát vọng của họ, những khả năng tích cực và con đường đi tới cách mạng của người dân miền núi .
Tài liệu đính kèm: