Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề: Nghị luận trung đại Việt Nam

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Hiểu cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) nghị luận trung đại: ý nghĩa trọng đại và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô (Thiên đô chiếu); tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù (Hịch tướng sĩ); lời văn hào hùng và ý thức dân tộc (Bình ngô đại cáo); quan điểm tiến bộ khi bàn về mục đích và tác dụng của việc học (Luận học pháp).

- Bàn luận những vấn đề có tính thời sự có ý nghĩa xã hội lớn lao; nghệ thuật lập luận, cách dùng câu văn biền ngẫu, điển tích, điển cố.

- Bước đầu hiểu về một vài đặc điểm chính của thể loại chiếu, hịch, cáo, tấu

 2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu, hịch, cáo, tấu

- Kĩ năng nhận biết, phân tích, cách trình bày luận điểm trong nột đoạn văn diễn dịch và quy nap, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản (Luận học pháp).

- Kĩ năng nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

- Kĩ năng phân tích nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 19257Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề: Nghị luận trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngữ.
 2. Năng lực chuyên biệt
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
THẤP
CAO
CHIẾU DỜI ĐÔ
- Nêu thông tin về Lí Công Uẩn, về văn bản, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục văn bản
- Nhận diện được kiểu VB nghị luận với các hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận
- Hiểu biết bước đầu về thể chiếu
- Hiểu khát vọng XD quốc gia cường thịnh, phát triển của LCU và DT ta ở một thời kì lịch sử
- Hiểu ý nghĩa trọng đại và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định rời đô
- Hiểu cách trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả 
- VD sự hiểu biết trong bài để CM : Chiếu dời đô có sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lí và tình
- VD kiến thức để CM : Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. 
HỊCH TƯỚNG SĨ
- Nêu thông tin về Trần Quốc Tuấn về văn bản, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục văn bản
- Nhận diện được kiểu VB nghị luận với cách lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố 
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược lần thứ hai.
- Hiểu sơ giản về thể hịch.
- Hiểu hoàn cảnh lịch sử, liên quan tới sự ra đời của hịch tướng sĩ
- Hiểu về tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.
- Hiểu được đặc điểm văn chính luận của hịch tướng sĩ.
- VD kiến thức của bài Hịch tướng sĩ phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.
- VD kiến thức để chứng minh Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén, vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)
- Nêu thông tin về Nguyễn Trãi, về văn bản, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục văn bản
- Nhận diện được nghệ thuật hùng biện, thể văn biền ngẫu.
- Hiểu sơ giản về thể cáo.
- Hiểu về hoàn cảnh lịch sử liên quan tới sự ra đời của bài Bình Ngô Đại Cáo
- Hiểu nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Hiểu đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô Đại Cáo của một đoạn trích.
- VD kiến thức đã học để chứng minh: ý thức dân tộc ở đoạn trích nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi Nước Nam (đã học ở lớp 7).
- Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích vầ phân tích tác dụng của chúng.
- Chứng minh sức thuyết phục văn chính luận của Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.
- Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(LUẬN HỌC PHÁP)
- Nêu thông tin về Nguyễn Thiếp, về văn bản, về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục văn bản
- Nhận diện được kiểu VB nghị luận với các hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Hiểu được quan điểm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Hiểu được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản tấu.
- Chỉ ra được từng “phép học” trong bài tấu, phân tích tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy, vận dụng nêu được phương pháp học tốt nhất của bản thân
- Xác định trình tự lập luận của bài văn bằng một sơ đồ.
 PHẦN II : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VĂN BẢN : CHIẾU DỜI ĐÔ
I. Nhận biết
1. Nêu những điều em biết về Lí Công Uẩn và thể chiếu ?
2. Chỉ ra bố cục văn bản và nội dung chính của từng phần ?
3. Để làm sáng tỏ LĐ lí do dời đô tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ?
4. Để chứng minh thành Đại La là Kinh đô bậc nhất tác giả đưa ra những lí lẽ như thế nào ?
5. Đâu là lời ban bố mệnh lệnh của nhà vua trong bài Chiếu dời đô ?
II. Thông hiểu
1. Chiếu dời đô thuộc kiểu văn bản nào ? nêu đặc điểm của kiểu VB đó trong bài ?
2. Vấn đề tác giả muốn nói đến trong văn bản là gì ? (vấn đề nghị luận)
3. Tại sao khi ban bố mệnh lệnh, tác giả không dùng mệnh lệnh mà dùng câu hỏi ? Tác dụng của cách dùng câu hỏi đó ?
4. Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả trong bài Chiếu dời đô ?
5. Nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
6. Tại sao trong “Chiếu dời đô”, tác giả gọi thành Đại La là thắng địa của đất Việt ?
III. Vận dụng
1. VD thấp: CM rằng: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp lí và tình ?
2. VD cao: CM việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ?
VĂN BẢN
CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU
(Lí Công Uẩn)
* Hoạt động 1 
 1. Tổ chức 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
8C
 2. Kiểm tra: Đọc TL và phân tích giá trị ND – NT 2 bài thơ: Ngắm trăng - Đi đường của Hồ Chí Minh ?
 3. Bài mới: Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ 974 – 1028) vị vua đầu sáng nghiệp Vương Triều Lý -> năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay) -> mở ra một thời kỳ phát triển của dân tộc Đại Việt.
* Hoạt động 2: 
- SGK T48,49
- Đọc chú thích SGK – T50
? Nêu hiểu biết của em về Lí Công Uẩn ?
- Em biết gì về thể chiếu ?
- Nêu bố cục của VB? Nội dung từng phần ?
- Hãy đọc và nhận xét cách lập luận, dẫn chứng ?
- Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các Vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
- Từ chuyện xưa, tác giả liên hệ, phê phán hai triều đại Đinh – Lê không chịu dời đô ntn? Kết quả ra sao?
- Câu văn: “Trầm rất đau xót vềdời đổi” nói lên điều gì? Có t/d ntn trong bài văn nghị luận?
- HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
- Nhận xét cách đặt câu và sắp xếp ý của Tác giả?
- Giá trị nghệ thuật đoạn văn?
- Đọc hai câu kết bài
- Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà Vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần? Cách kết thúc ấy có tác dụng ntn?
* Hoạt động 3
- Vì sao Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc: Giọng trang trọng, tình cảm chân thành, tha thiết
2. Tìm hiểu chú thích
- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ quê ở Bắc Ninh (ngày nay). Làm vua thời Tiền Lê, niên hiệu là Thuận Thiên
- Chiếu: thể văn do Vua dùng, để ban bố mệnh lệnh, viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi. Viết bằng chữ hán.
- Chiếu dời đô: viết năm 1010 bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về Đại La
- (12): SGK T50,51
3. Bố cục
- P1: Lí do dời đô.
- P2: Những lý do chọn thành Đại La là kinh đô mới.
- P3: lời ban bố lệnh
II. Phân tích văn bản
1. Đoạn mở đầu
- T/g viện dẫn sử sách nói về việc dời đô 8 lần của các Vua thời xưa bên TQ.
- Thời nhà Thương 5 lần dời đô
- Thời nhà Chu 3 lần dời đô
-> Nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, XD vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời vừa thuận ý dân.
- Kết quả việc dời đô: Làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
- Lý Công Uẩn: Phê phán hai triều đại Đinh – Tiền Lê, không chịu dời đô khỏi đất Hoa Lư -> ý riêng mình, chưa có cái nhìn xa rộng, bao quát.
-> Kết quả: Triều đại ngắn ngủi, nhân dân hao tổn, đất nước không phát triển, mở mang
- Câu văn: Trầm rất đau xót
-> Thể hiện tình cảm, tâm trạng nhà Vua trước hiện tình đất nước và quan tâm dời đô của nhà Vua đã xác định để tránh lầm lỗi của hai triều đại trước, vì thương dân, vì trăm họ.
2. Những lý do để lựa chọn thành Đại La là kinh đô mới của nước Đại Việt
- Về vị thế địa lý: Là nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi, có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao, thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giáo lưu “chốn tụ hội bốn phương”, là những miền đất hưng thịnh “muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi”
-> Thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
- Câu văn được viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục mọi người.
3. Lời ban bố lệnh
- C1: Nếu rõ khát vọng,mục đích của nhà vua
- C2: Hỏi ý kiến quần thần
-> Nhà Vua có thể hoàn toàn ra lệnh nhưng ông vẫn muốn nghe thêm ý kiến của mọi người – muốn ý nguyện riêng của nhà Vua trở thành ý nguyện chung của thần dân trăm họ.
- Cách kết thúc: Vừa mang tính chất mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại vừa trở thành đối thoại, có phần dân chủ, tạo ra, sự đồng cảm giữa Vua và dân. 
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ SGK T51
IV. Luyện Tập
- Đọc diễn cảm bài văn
- Phân tích kết cấu bài chiếu: 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, có lý có tình
 * Hoạt động 4:	
 4. Củng cố 
- GV hệ thống, khái quát những vấn đề cơ bản cần nắm vững về giá trị ND – NT.
 5. Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc ghi nhớ: Phân tích kết cấu văn bản
- Tiếp theo: Hịch tướng sĩ
 VĂN BẢN : HỊCH TƯỚNG SĨ
 (Trần Quốc Tuấn )
* Hoạt động 1 
 1. Tổ chức 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
8C
 2. Kiểm tra: không
 3. Bài mới : 9/1284 TQT trong cuộc duyệt binh lớn ở Bình Than đã công bố khích lệ lòng yêu nước.
* Hoạt động 2: 
- SGK T55
- Đọc CT * sgk trang 58.
- Nêu những hiểu biết của em về TQTuấn?
- Em hiểu Hịch là gì? 
- Nêu bố cục bài hịch?
- Ý chính của đoạn văn là gì? Tại sao lại chỉ nêu các gương ở TQ?
- Mục đích của việc nêu dẫn chứng này?
- Đọc đoạn 2 ? có thể chia nhỏ như thế nào?
- Tình hình nước Đại Việt nửa cuối năm 1284 được tác giả nêu lại như thế nào? Bằng biện pháp NT gì? tác dụng?
- HS đọc tiếp đoạn diễn tả nỗi lòng chủ tướng, được biểu hiện như thế nào? Bằng cách nào? để làm gì?
- Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này?
- HS đọc đoạn văn 3. Theo em đoạn này cần chia nhỏ như thế nào? 
- Cách kể những tình cảm ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào? để làm gì?
- Phân tích NT lập luận đặc sắc trong đoạn văn?
- Thử nhận xét cách phê phán của TQT đối với các tướng sĩ dưới quyền như thế nào?
- Cùng với sự phê phán, TQT còn chỉ ra những việc đúng nên làm như thế nào?
- Phân tích các thủ pháp NT trong đoạn văn ? tác dụng?
- Đọc diễn cảm đoạn kết và cho biết giá trị ND – NT đoạn văn toàn bài hịch?
- Câu kết bài có gì lạ lùng? Đưa vào bài văn NL có thích hợp không? Vì sao?
* Hoạt động 3 : 
- Khái quát lập luận của hịch tướng sĩ?
- Tưởng tượng cốt lõi của bài hịch là gì ?
(TT: sát thát – diệt giặc thát –M-N)
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc 
- Giọng đọc hùng hồn, tha thiết, tâm tình
2. Tìm hiểu chú thích
+ Tác giả - TQT (1231 – 1300) – Hưng Đạo Vương danh tướng kiệt xuất của dân tộc
- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên
- Là nhà lí luận quân sự với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
+ Hịch: Là thể văn nghị luận xưa được vua chúa tướng lĩnh dùng để cổ động, thán phục, kêu gọi đấu tranh
- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, kích lệ tình cảm người nghe
- Viết theo lối văn biền ngẫu
+ Hịch tướng sĩ được sáng tác 1285 để kích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược
3. Bố cục: Bốn phần
- Mạch lạc, chặt chẽ, sáng tạo.
II. Phân tích văn bản
1. Đoạn 1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ
- Mở đầu: Là đoạn văn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ hy sinh vì chủ vì nước=> Cách nêu từ xa -> gần -> Nay ngắn gọn làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước của họ.
- Đều được dẫn từ sử sách Trung Hoa -> thói quen của các nhà nho Việt Nam.
- Đưa cả những tấm gương của các tướng Mông – Nguyên đang là kẻ thù đất nước -> Hạn chế của tác giả
2. Đoạn 2: Hiện tình đất nước, nỗi lòng tác giả và ân tình của vị chúa tướng đối với tì vương.
- Tội ác, sự ngang ngược, khiêu khích của kẻ thù được bột tả bằng những hoạt động thực tế và diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ – Vật hoá.
=> Tham lam, vơ vét như hổ đói, như cú diều, dê chó
- Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT:
+ Quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim thắt ruột -> Uất ức, căm tức khi chưa rửa được mối nhục cho đất nước.
+ “ Ta thường tới bữa ta cũng vui lòng”
=> Câu văn chính luận khắc hoạ sinh động hoạt động người anh hùng yêu nước, hình ảnh cụ thể, có phần phóng đại, có sức thán phục cao
=> Mỗi chữ, mỗi dòng, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy - Đó là gan ruột, tấc lòng, là tâm huyết của vị chủ tướng đang bày tỏ, tâm sự chia sẻ với bày tôi.
3. Tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình
- Giọng văn: Vừa là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, vừa là lời của người cùng cảnh nghộ => Cách nói nghiêm khắc mang tính chất sỉ mắng răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ thiệt hơn.
- TQT vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hoạt động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
Vui chọi gà, cờ bạc, ham sắc bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát
=> Hậu quả :
Thái ấp, bổng lộc không còn,
Gia quyến, vợ con tan nát, khốn cùng
Xã tắc, tổ tông bị giày xéo
Thanh danh bị ô nhục
Chủ – Tướng, Riêng – Chung
=> Tất cả đều “ Đau xót biết chừng nào 
+ Có khi tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng: 
Không biết lo, không biết thẹn,
Không biết tức, không biết căm
+ Có khi dùng cách nói mỉa mai, chế giễu:
Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp...
Mẹo cờ bạc không thể làm mưa lược
Chén rượu ngon không thể làm giặc say chết
+ TQT còn chỉ ra những việc đúng nên làm đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập dượt cung tên, học tập binh thư=> Quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
+ Để tác động vào nhận thức, tác giả dùng NT so sánh, tương phản và cách điệp từ, điệp ý tăng tiến:
- Đưa ra hai viễn cảnh tương phản
- Dùng các từ phủ định: Không còn, cũng mất
- Dùng các từ khảng định: Mãi mãi vững bền, so sánh lưu thơm
=> Nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu, từng bước đưa người đọc thấy rõ đúng sai, nhận ra điều phải trái.
4. Đoạn kết: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu
- TQT một lần nữa vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà, sống – chết để thuyết phục tướng sĩ.
- TQT biểu lộ thái độ dứt khoát: Địch – Ta
=> Tác dụng thanh toán thái độ trù trừ của tướng sĩ
=> Đoạn văn có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quan tâm chiến đấu của mọi người.
- Câu kết bài hịch bỗng trở về với giọng tâm tình, tâm sự, bày tỏ gan ruột của vị chủ tướng hết lòng hết sự vì vua vì nước, của người cha hiền hết lòng yêu thương tướng sĩ dưới quyền
III. Tổng kết 
 * Ghi nhớ SGK trang 61
IV. Luyện tập
* Lược đồ;
- Khích lệ lòng căm thù giặc nỗi nhục mất nước
- Khích lệ lòng ái Quốc
- Khích lệ ý chí lập công, xả thân
- Khích lệ lòng tự trọng
-> Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược
* Hoạt động 4:
 4. Củng cố
 - Nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung cơ bản của bài hịch ?
 - Đọc diễn cảm đoạn văn: “Ta thường  vui lòng”
 5. HDVN
 - Phân tích giá trị ND – NT bài hịch theo kết cấu 4 phần
 - Tiếp theo: Nước Đại Việt ta
 - Đọc 1 số bài tham khảo phân tích bài hịch tướng sỹ
VĂN BẢN : NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Trích “ Bình Ngô Đại Cáo” - Nguyễn Trãi 
* Hoạt động 1 
 1. Tổ chức 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
8C
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới : Khái quát về Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô Đại Cáo.
* Hoạt động 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu
- Hãy nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? 
- HS đọc kỹ chú thích trong sgk trang 67. Giáo viên nhấn mạnh 1 số điểm cơ bản về thể cáo, BNĐC?
- So sánh sự giống, khác nhau giữa cáo, hịch, chiếu?
- Tìm bố cục bài cáo ?
- Đoạn trích học ở phần nào của bài cáo? Nội dung cụ thể?
- Theo em, khi nêu tiền đề tác giả đã khẳng định những chân lý nào?
- Đọc 2 câu mở đầu.
- Tư tưởng cốt lõi nhất của Nguyên Trãi là gì? Thể hiện qua từ ngữ nào?
- Em hiểu nhân nghĩa là gì? Yêu dân là gì?
- Em thấy từ tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu được Nho giáo, chỗ nào là sáng tạo, phát triển của ông?
- HS đọc 8 câu tiếp theo
- Đọc lại bài “Sông núi nước Nam” em thấy LTK quan niệm về Tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào?
- Lý thường kiệt
Lãnh thổ riêng
H. đế riêng
Độc lập 
Thần linh (sách trời)
Quân XL nhất định thất bại
- Nêu và p.tích các biện pháp NT được sử dụng trong đoạn trích?
- Đọc đoạn 3: 
- Giọng văn đoạn này ntn? Tác giả dẫn ra những sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì?
* Hoạt động 3:
- Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của TQT ?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
- Giọng trang trọng, tự hào.
2. Tìm hiểu chú thích
+ Tác giả: Nguyễn Trãi – ức trai là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
- Nguyễn trãi anh hùng và bi kịch đều ở mức tột cùng.
+ Cáo: Thể văn Nghị luận cổ, được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày, tuyên bố kết quả 1 sự nghiệp.
+ Bình Ngô Đại Cáo: Nguyễn Trãi thay mặt vua Lê Thái Tổ soạn thảo 17/12/1428 có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập, sau khi quân ta đại thắng giặc minh.
- Cáo thường viết theo lối văn biền ngẫu.
3. Bố cục: bốn phần
1: Nêu luận đề chính nghĩa
2: Bản cáo trạng tội ác giặc minh
3: Quá trình cuộc KN Lam Sơn
4: Tuyên bố kết thúc, KĐ độc lập dân tộc.
- Đoạn trích ở phần 1 gồm 16 câu, nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung:
-> Nguyên lý nhân nghĩa chân lý chủ quyền độc lập dân tộc
II. Phân tích văn bản
1. Nguyên lý nhân nghĩa: 2 câu đầu
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa: Chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo lý.
- Nhân: Là thương người
- Nghĩa: Điều phải, điều nên làm.
- Yêu dân: Là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc -> Muốn yêu dân phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn.
-> Là một nhà nho Nguyễn Trãi thấm nhuần sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của Khổng - Mạnh nhưng có sự sáng tạo, phát triển đáng quý:
BNĐC: Người dân Đại Việt đang bị xâm lược
 Kẻ bạo tàn là giặc Minh cướp nước
=> Tư tưởng nhân nghĩa đã gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lược.
=> Nguyên lý gốc, là tiền đề tư tưởng, là nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược, là điểm tựa và linh hồn cả bài cáo.
2. Chân lý tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: 8 câu tiếp
- Nguyễn Trãi đã KĐ chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của độc lập đại Việt trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng với dân tộc Hán, với Trung Hoa bằng những yếu tố căn bản.
+ Nền Văn hiến lâu đời
+ Lãnh thổ riêng
+ Phong tục tập quán
+ Truyền thống lịch sử
+ Chế độ, chủ quyền riêng.
=> Bốn thế kỉ sau, quan niệm về Tổ quốc của Nguyễn Trãi được phát triển phong phú, sâu sắc hơn. Cách nói cụ thể, rõ ràng so sánh, chứng minh đầy đủ.
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tình cảm hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Được lột tả từ các từ: Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác
+ Sử dụng các biện pháp so sánh:
Ta với TQ đặt ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức c.độ, quản lý q.gia.
3. Đoạn kết: Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử
- Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa của chân lý, nói chung là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu cung thấy bại
Triệu tiết tiêu vong
Toa Đô, Ô Mã Nhi bị giết,
bị bắt -> chứng cớ còn ghi
=> Khảng định niềm tự hào của dân tộc Đại Việt oai hùng
III. Tổng kết 
 * Ghi nhớ SGK – T69
IV. Luyện tập
- HS phát biểu miệng
* Hoạt động 4:
 4. Củng cố: - Nắm được nội dung, nghệ thuật lập luận của bài hịch.
 - Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn 
 - So sánh với bài “ Sông núi nước Nam’ LTK về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
 5. HDVN: - Học bài, nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
 - Tiếp theo: Bàn luận về phép học.
 VĂN BẢN : BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC 
 (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)
* Hoạt động 1 
 1. Tổ chức 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
8B
8C
 2. Kiểm tra: 
3. Bài mới : nêu mục đích học tập, phương pháp học tập là một vấn đề hết sức quan trọng
* Hoạt động 2
- Giáo viên yêu cầu đọc, đọc mẫu 
- Đọc chú thích sgk trang 78
- Giáo viên khái quát một số điểm về tác giả, tác phẩm?
- Em hiểu như thế nào về thể tấu? So sánh với chiếu, hịch, cáo?
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung?
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Câu châm ngôn có ý nghĩa gì?
- Theo quan niệm của tác giả, mục dích của việc học là gì?
- Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học là gì?
- Tác giả đã chỉ rõ tác hại của lối học trên như thế nào?
(Liên hệ thực tế)
- Học sinh đọc đoạn văn tiếp theo
- Khi bàn về phép học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào?
(Liên hệ tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của Nhà nước)
- Qua những kế sách mới của việc học mà Nguyễn Thiếp đưa ra có tác dụng to lớn như thế nào?
- Đọc phần kết?
* Hoạt động 3:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bằng sơ đồ ?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc: Rõ ràng, nghiêm trang, chậm
2. Tìm hiểu chú thích
+ Tác giả: Nguyễn Thiếp – La Sơn Phu Tử là người có tài, học rộng hiểu sâu, đỗ đạt làm quan -> về quê dạy học.
- Được vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trọng dụng, giúp vua xây dựng, phát triển văn hoá giáo dục
- (8): SGK T78
3. Thể loại – Bố cục
+ Tấu (bản tấu, biểu, sớ): Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị -> Bài tấu học thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo con người 
+ Đoạn trích ở phần 3 – có thể chia 4 đoạn nhỏ. (Nêu các luận điểm, luận cứ) 
-> 2 phần
II. Phân tích văn bản
1. Đoạn mở đầu: Mục đích chân chính của việc học
- Câu châm ngôn: 
“Ngọc không màikhông biết rõ đạo”
=> Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu, tăng sức thuyết phục.
-> Đạo: Là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người 
=> Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
- Phê phán lối học lệch lạc
+ Lối học chuộng hình thức, không hiểu Nội dung
+ Lối học muốn cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, lợi lộc, được trọng vọng, nhàn nhã.
=> Tác hại:
“Chúa tầm thường, thần nịnh hót” Người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không thực chất -> Dẫu đến cảnh 
nước mất nhà tan.
2. Bàn về cách học
- Từ phân tích trên tác giả đã khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người học,

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_van_8.doc