Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kiểm tra học kỳ I

1. Mục tiêu .

a.Về kiến thức.

- Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần: Văn. tiếng việt và tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.

b. Về kĩ năng.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra tổng hợp.

c. Về thái độ.

- Giáo dục học sinh độc lập suy nghĩ khi làm bài.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2015
Ngày dạy: /12/2015
Dạy lớp : 8A
Ngày dạy: /12/2015
Dạy lớp : 8B
 Tiết 68 + 69
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
Kiểm tra theo lịch chung )
1. Mục tiêu .
a.Về kiến thức.
- Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần: Văn. tiếng việt và tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.
b. Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra tổng hợp.
c. Về thái độ.	
- Giáo dục học sinh độc lập suy nghĩ khi làm bài.
2. Nội dung đề.
- Hình thức kiểm tra: Tự luận 
a. Khung ma trận 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn bản:
- Văn bản: “Bài toán dân số”
- Truyện kí Việt Nam.
- Câu 1: Nêu được nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài toán dân số”
 Câu 4: Kể tên các truyện kí Việt Nam.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
2.Tiếng Việt:
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Dấu ngoặc kép.
 Câu 2: Nêu được công dụng của dấu ngoặc kép.
 Câu 5: Tìm được 2 từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “giáo viên” và “kim loại”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
3. Tập làm văn:
- Bố cục của văn bản
- Văn thuyết minh
 Câu 3: Nêu được bố cục và nhiệm vụ của từng phần trong 1 văn bản
- Giới thiệu khái quát về chiếc bút bi.
- Trình bày cấu tạo, đặc điểm, công dụng của chiếc bút bi.
- Nêu được cách bảo quản chiếc bút bi
- Nêu cảm nghĩ về chiếc bút bi.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 
Số điểm:0,5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 4,5 
Tỉ lệ: 45%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm:0,5 
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Nội dung đề
Câu 1: (2 điểm)
	Nêu nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong văn bản “Bài toán dân số”?
Câu 2: (1,5 điểm)
	Dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
Câu 3: (1,5 điểm)
	Bố cục của văn bản thường gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Câu 4: (1 điểm)
	Kể tên các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã được học trong học kì I lớp 8?
Câu 5: (1 điểm)
	Tìm 2 từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau:
	a) Giáo viên
	b) Kim loại
Câu 6: (3 điểm)
	Thuyết minh về chiếc bút bi.
3.Đáp án – biểu điểm
Câu 1: (2 điểm)
 - Nội dung:
+ Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. (0,5 điểm) + Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. 
 (0,5 điểm) - Nghệ thuật:
+ Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. (0,5 điểm) + Văn bản nhật dụng – thuyết minh, sử dụng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, so sánh. (0,5 điểm) 
Câu 2: (1,5 điểm)
 - Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. (0,5 điểm)
 + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
 - Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần:
 + Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản. 	(0,5 điểm)
 + Thân bài: Trình bày các khía cạnh của vấn đề.(0,5 điểm)
 + Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 4: (1 điểm) 	
 - Các tác phẩm truyện kí Việt Nam được học trong học kì I lớp 8:
	+ Tôi đi học.(0,25 điểm)
	+ Trong lòng mẹ (0,25 điểm)
	+ Tức nước vỡ bờ.	(0,25 điểm)
	+ Lão Hạc.	(0,25 điểm)
Câu 5: (1 điểm)
a) Giáo viên:
	+ Thầy giáo (0,25 điểm)
	+ Cô giáo. (0,25 điểm)
b) Kim loại:
 	+ Vàng. (0,25 điểm)
 	+ Bạc (0,25 điểm)
Câu 6: (3 điểm)
a) Yêu cầu chung:
	- Thể loại: Văn thuyết minh.
	- Nội dung: Thuyết minh về chiếc bút bi.
 	- Hình thức:
+ Bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 + Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp
b) Dàn bài - Biểu điểm:
	 * Mở bài: (0,5 điểm) 
 Giới thiệu khái quát về bút bi. (0,5 điểm) 
 	 * Thân bài: (2 điểm)
Trình bày cấu tạo, đặc điểm, công dụng của chiếc bút bi.
b.1. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận vỏ bút và ruột bút: (1 điểm)
* Vỏ bút: (0,5 điểm)
- Chất liệu: nhựa, sắt. 	 
- Các bộ phận: nắp đậy, nắp trước, nắp sau, thân bút (hình trụ). 
- Màu: trắng, xanh, đen, pha màu...	 
 	- Bên ngoài vỏ thường in nhãn mác, nơi sản xuất, tên bút, năm sản xuất, mã đăng ký chất lượng sản phẩm...	 
* Ruột bút: (0,5 điểm)
 - Nằm trong vỏ bút.
 - Có cấu tạo là một ống nhựa nhỏ, dài đựng mực, một đầu làm bằng kim loại có gắn đầu bi để viết.
 - Mực viết là loại mực dầu có màu xanh, đỏ, đen...
 - Bút bi có nhiều loại nhưng phổ biến là hai loại: 
+ Bút bi có nắp đậy 
+ Bút bi có chốt quay, chốt quay có thể bật, mở ngòi bút.
b.2: Công dụng: (0,5 điểm)
 - Dùng để viết, vẽ, kẻ, sử dụng rất gọn nhẹ thuận tiện, sạch sẽ, không gây bẩn, khi hết mực có thể tháo ra thay ngòi khác. (0,25 điểm)
 - Giá cả hợp hợp lí với nhiều đối tượng tiêu dùng. (0,25 điểm)
b.3: Bảo quản: (0,5 điểm)
 - Để nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao. (0,25 điểm) 
 - Khi viết xong nên đậy nắp hoặc dùng chốt quay để đóng ngòi bút, tránh khô mực và giây bẩn. (0,25 điểm) 
 	 * Kết bài: (0,5 điểm) 
 	Nêu cảm nghĩ của mình về chiếc bút bi. (0,5 điểm)
	Lưu ý:
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục là 0,5 điểm.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 0,5 điểm.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 0,5 điểm.
* Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài: “hoạt động ngữ vănlàm thơ bảy chữ”
4.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 - Thời gian cho từng phần, từng hoạt động:............................................
- Nội dung kiến thức:...........................................................................
- Phương pháp giảng dạy:............................................................ ......
 **************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_17_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_hoc_ki_I.doc