A. MỤC TIÊU.
Giúp hs : Cảm nhận được các nhân vật trong đoạn trích đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống va trong suy nghĩ của anh thanh niên.
Giáo dục được học sinh về cách sống và cách suy nghĩ của mình qua các nhân vật trong chuyện.
B. CHUẨN BỊ.
GV : Một số tranh ảnh về Sa Pa.
HS : Sgk, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
1, On định lớp .(1’)
2, Kiểm tra bài cũ .(5’)
? Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “ Lặng lẽ Sa Pa” . Nêu tình huống truyện, nhân vật chính ?
HS : Dựa vào tiết học trước để trả lời.
3, Bài mới.
(1’) Nhan đề của tác phẩm đã gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ , vậy muốn biết Sa Pa có phải thực sự là lặng lẽ như tiêu đề của tác phẩm hay không, tiết học này cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học này.
Ngày soạn :15/11/2009 Ngày dạy : 18/11/2009. BÀI 14 TIẾT 67 : LẶNG LẼ SA PA ( trích) ( Nguyễn Thành Long ) A. MỤC TIÊU. Giúp hs : Cảm nhận được các nhân vật trong đoạn trích đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống va trong suy nghĩ của anh thanh niên. Giáo dục được học sinh về cách sống và cách suy nghĩ của mình qua các nhân vật trong chuyện. B. CHUẨN BỊ. GV : Một số tranh ảnh về Sa Pa. HS : Sgk, vở ghi. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC : 1, On định lớp .(1’) 2, Kiểm tra bài cũ .(5’) ? Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “ Lặng lẽ Sa Pa” . Nêu tình huống truyện, nhân vật chính ? HS : Dựa vào tiết học trước để trả lời. 3, Bài mới. (1’) Nhan đề của tác phẩm đã gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ , vậy muốn biết Sa Pa có phải thực sự là lặng lẽ như tiêu đề của tác phẩm hay không, tiết học này cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học này. Slide HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 3 4 5 6 7 8 9 10 ? Anh thanh niên xuất hiện trong hoàn cảnh nào ? HS: trả lời. GV chốt và có tranh minh hoạ. ? Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên có gì đặc biệt ? HS: trả lời. GV chốt và có tranh minh hoạ. ? Em có nhận xét gì về tính chất của công việc ? HS: trả lời GV chốt lại vấn đề ? Qua cuộc trò chuyện với ông hoạ sĩ , anh thanh niên đã bộc lộ suy nghĩ gì ? Tìm đoạn văn thể hiện và cho biết phương thức đặc trưng của đoạn văn ? HS: trả lời GV : Trình chiếu đoạn văn và bình . ? Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh và hoàn thành công việc của mình? HS : Yêu nghề, ý thức được công việc của mình làm. GV chuyển ý ? Sống một mình trên đỉnh núi cao, làm công việc thầm lặng nhưng cuộc sống của anh thanh niên như thế nào? HS: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, GV : bình và chốt lại vấn đề. ? Ngoài ra anh thanh niên còn có phẩmchất đáng quý nào? HS: trả lời. ? Qua nội dung câu chuyện em có nhận xét anh thanh niên là người như thế nào? HS: Là một cháng trai dễ mến, sống có lí tưởng, dũng cảm, yêu nghề. GV chuyển ý ? Trong truyện còn có nhân vật nào khác ? Họ có tính cách ra sao? HS: + Bác hoạ sĩ già –sâu sắc + Bác lái xe- vui tính + Cô kĩ sư - trẻ trung ? Em có nhận xét gì về các nhân vật này ? ( so sánh điểm giống và khác với nhân vật anh thanh niên) HS: Họ cùng làm công việc thầm lặng, nhưng mỗi người lại làm một công việc khác nhau. GV bình :Qua các nhân vật này chúng ta mới thấy Sa Pa có lặng lẽ như nhan đề của nó không? Rõ ràng nó không hề lặng lẽ , mỗi người một công việc, làm việc hết sức khẩn trương . GV cho hs thoả luận nhóm đôi(2’) Câu hỏi : ? Vì sao các nhân vật không được gọi tên riêng mà lại được gọi tên bằng các nghề nghiệp của nhân vật ? HS: trả lời GV : gọi một vài nhóm trả lời và gv nhận xét và trình chiếu nội dung thảo luận. GV cho hs thảo luận theo hai nhóm (4’) N1: ? Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” như một bài thơ giàu chất trữ tình .vậy chất trữ tình được tạo bởi những yếu tố nào? N2:?Trình bày nội dung tư tưởng và nét nghệ thuật của truyện ngắn mà em cảm nhận được? HS: Thảo luận và trả lời GV chốt` và rút ra nội dung của chất trữ tình và ghi nhớ sgk/ Cho hs sinh xem một số hình ảnh. Cho hs xem một đoạn phim ngắn về Sa Pa ? Từ những việc quan sát những bức tranh, và xem đoạn phim,bằng hiểu biết của mình , em hãy nhận xét về Sa Pa ngày nay? Từ đó em hãy nêu những suy nghĩ của em về những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa” và thế trẻ ngày nay? HS: trả lời GV chốt và gd hs về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. 2, Nhân vật anh thanh niên. a, Hoàn cảnh sống và công việc. Sống môt mình trên đỉnh núi cao với công việc là đo gió, đo mưa. -> Hoàn cảnh sống cô đơn, gian khổ. b, Tính chất và mục đích công việc. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. -> Yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm, biết được ý nghĩa to lớn của công việc ( làm việc phục vụ cho sản xuất và kháng chiến) c, Cuộc sống và tính cách. - Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động :trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,.. -> Không còn cảm giác cô đơn. - Yêu đời, cởi mở, chân thành, khiêm tốn, quan tâm đến người khác. -> Là một chàng trai dễ mến, say mê công việc, sống có lí tưởng, dũng cảm, chân thành. 3, Các nhân vật khác. - Bác hoạ sĩ - Cô kĩ sư - Bác lái xe - Ong kĩ sư vườn rau -> Họ là những người lao động bình thường, mỗi một công việc khác nhau nhưng đều vì lợi ích của đất nước , vì cuộc sống của mọi người. 4, Chất trữ tình trong “ Lặng lẽ Sa Pa”. - Chất thơ được toả ra từ vẻ đẹp thiên nhiên. - Từ vẻ đẹp tâm hồn con người. - Lời văn giàu chất trữ tình . Ghi nhớ SGK/ T189 4, Củng cố :( 3’) ? Em hãy nêu những nét đẹp của anh thanh niên ? 5, Dặn dò : ( 1’) Về nhà học bài theo hướng dẫn trên lớp, viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên . Xem và soạn bài “ Người kể chuyện trong văn tự sự”. Ngày soạn :15/11/2009 Ngày dạy : 18/11/2009. BÀI 14 TIẾT 53 : DẤU NGOẶC KÉP A. MỤC TIÊU. Giúp hs : - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép. - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. B. CHUẨN BỊ. GV : Một số bài tập. HS : Sgk, vở ghi. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC : 1, On định lớp .(1’) 2, Kiểm tra bài cũ .(5’) ? Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn ? ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong phần giới thiệu sau : Hai bài thơ “ Cảnh khuya” và Rằm tháng giêng” ( Nguyên tiêu ) được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). ( Sách giáo khoa ngữ văn 7 – tập 1 ) 3, Bài mới. (1’) Ngoài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, trong chương trình ngữ văn lớp 8 chúng ta còn được học thêm một loại dấu câu mới, rất phổ biến nữa là dấu ngoặc kép. Slide HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 GV: Cho đoạn văn (a) và đoạn văn (b) trong sgk/141 lên màn hình. Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi sau : ? Dấu ngoặc kép trong đoạn trích dùng để làm gì? HS: đánh dấu lời dẫn trực tiếp. ? Trong câu (b) từ “dải lụa” có ý nghĩa gì ? HS:”dải lụa” trên dùng để so sánh . “dải lụa” sau chỉ cây cầu. GV: tích hợp phần nghĩa gốc nghĩa chuyển và ẩn dụ. GV: Cho đoạn văn (c) và đoạn văn ( d) sgk/142 lên mà hình. Yêu cầu hs đọc ví dụ. ? Trong vd ( c) tại sao những từ “văn minh”, “khai hoá” lại đặt trong dấu ngoặc kép? HS: hàm ý mỉa mai. GV : Sự mỉa mai ở đây nói về những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị đối với Việt Nam . ? Ở ví dụ ( c) này nó có mấy công dụng? Em hãy chỉ ra ? HS: có hai công dụng. ? Trong ví dụ ( d) những từ trong dấu ngoặc kép có ý nghĩa chung là gì ? HS: đánh dấu tên các vở kịch. GV : dưa ra một số ví dụ với câu hỏi ? Dấu ngoặc kép trong vd sau có công dụng gì? VD1: “ Mực tím” là tờ báo mà tôi thích đọc nhất. VD2: Nam Cao và tác phẩm “ Lão Hạc”. HS: Ở vd1 là đánh dấu tên tờ báo. Ở vd2 là đánh dấu tên tác phẩm. ? Qua các vd, em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép? HS: Dựa vào vd để rút ra ghi nhớ . GV: trình chiếu ghi nhớ bằng sơ đồ GV sẽ nói một số điều lưu ý . GV : gd học sinh trong cách dùng dấu ngoặc kép. GV chuyển ý GV cho hs làm nhanh và sau đó gọi hs trả lời. GV: Cho hs làm theo nhóm. HS: Làm và nhận xét. GV: Sẽ nhận xét và trình chiếu kết quả. GV: cho hs làm theo từng bàn và sau đó sẽ trình bày. HS: Làm và sẽ trình bày. GV: Cho các em chơi trò chơi để các em tìm ra từ khoá. HS: làm theo sự hướng dẫn của gv. GV : dựa vào trò chơi này sẽ củng cố bài học cho các em. GV : Hướng dẫn hs làm bt4,5 /144 Dặn dò.(2’). I, Công dụng. *Xét các ví dụ SGK/ 141,142. a, Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. b, Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt. c, Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. ( cả công dụng a ) d, Đánh dấu tên các vở kịch. Ghi nhớ SGK/ 142 II, Luyện tập. Bài tập 1. Bài tập 2. Bài tập 3. Bài tập 4,5.
Tài liệu đính kèm: