Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài viết số 6 Ngữ văn 9

ĐỀ BÀI: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

ĐÁP ÁN

I. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Kim Lân (chuyên viết đề đề tài người nông dân). Khẳng định trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã thể hiện sự chuyển biến mới trong tư tưởng tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. Thân bài:

Sự chuyển biến ấy được thể hiện qua các nhân vật, trước hết là nhân vật ông Hai.

1. Nhân vật ông Hai: một người nông dân yêu làng tha thiết, là một người có tình yêu nước, yêu kháng chiến.

a. Tình yêu làng thể hiện ở “tật” hay khoe làng.

- Trước Cách mạng: ông khoe cái sinh phần viên tổng đốc làng, dinh cụ Thượng.

- Sau Cách mạng, ông khoe cái khí thế tấp nập, dồn dập ở làng ông trong những ngày khởi nghĩa. Như vậy, về tư tưởng, ông Hai đã có sự chuyển biến.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bài viết số 6 Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 6 NGỮ VĂN 9
(Làm ở nhà)
ĐỀ BÀI: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
ĐÁP ÁN
I. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Kim Lân (chuyên viết đề đề tài người nông dân). Khẳng định trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã thể hiện sự chuyển biến mới trong tư tưởng tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Thân bài:
Sự chuyển biến ấy được thể hiện qua các nhân vật, trước hết là nhân vật ông Hai.
1. Nhân vật ông Hai: một người nông dân yêu làng tha thiết, là một người có tình yêu nước, yêu kháng chiến.
a. Tình yêu làng thể hiện ở “tật” hay khoe làng.
- Trước Cách mạng: ông khoe cái sinh phần viên tổng đốc làng, dinh cụ Thượng.
- Sau Cách mạng, ông khoe cái khí thế tấp nập, dồn dập ở làng ông trong những ngày khởi nghĩa. Như vậy, về tư tưởng, ông Hai đã có sự chuyển biến.
b. Tình yêu làng được thử thách trong những hoàn cảnh đặc biệt.
- Kháng chiến bùng nổ, ông Hai cùng gia đình đi tản cư.
+ Ở nơi tản cư, ông vẫn ngày đêm nhớ về làng mình và vẫn khoe làng với mọi người.
+ Là người gắn bó gần cả đời với làng, hành động chấp nhận đi tản cư của ông đã thể hiện sự thay đổi trong suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của ông Hai.
- Nơi gia đình ông Hai tản cư rộ lên tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
+ Ông Hai xấu hổ, lảng tráng đám đông.
+ Ông dằn vặt, đau khổ, chỉ ru rú xó nhà.
+ Ông đấu tranh tư tưởng, giằng xé tâm can, cuối cùng đi đến quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
Quyết định này vừa thể hiện sự đau khổ tột độ của ông Hai vừa thể hiện sự chuyển biến trong tư tưởng tình cảm của ông: đã đặt tình cảm lớn lên trên tình cảm cá nhân (lòng yêu nước bao trùm lên tình yêu quê nhà).
+ Đau khổ, ông Hai tâm sự với thằng con út của mình. Trong lời tâm sự đó bộc lộ tình yêu đất nước (sự quyết tâm ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh).
- Tin đồn được cải chính, ông Hai vui mừng khôn xiết
+ Ông mặc diện, mua kẹo cho con, đi khắp nơi cải chính lại tin dữ
+ Tự hào khoe làng mình, nhà mình bị đốt. Chỉ có một lòng yêu nước theo kháng chiến thì ông Hai mới có lòng tự hào kì quặc đến thế: tự hào vì nhà mình bị Tây đốt.
* Ông Hai là nhân vật điển hình cho những người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp có tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước. Tình cảm ấy được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể, có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực.
2. Các nhân vật khác: vợ ông Hai, thằng con út của ông Hai, mụ chủ nhà trọ, người đàn bà con mọn ở chợ
Họ xuất hiện không nhiều nhưng qua họ, ta cũng nhận thấy sự chuyển biến về tư tưởng tình cảm của người nông dân trong thời kháng chiến chống Pháp: 
+ Họ đều là những người nông dân ít học song khi kháng chiến bùng nổ, nghe theo tiếng gọi của chính phủ, họ sẵn sàng rời bỏ quê hương đi tản cư.
+ Họ biết căm ghét quân Việt gian phản động, bán nước, biết mình nên ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ.
III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề: (“Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Một trong những điều làm nên thành công của tác phẩm là Kim Lân đã phản ánh chân thật sự chuyển biến mới về tư tưởng của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.)
KIỂM TRA VĂN 8
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Ông (1913 – 1996), quê gốc ở Hải Dương, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ông là ai?
A. Thế Lữ 	B. Vũ Đình Liên
C. Tế Hanh 	D. Tố Hữu
Câu 2: “Bài thơ này diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Đó là bài thơ nào của Phong trào Thơ mới?
A. Nhớ rừng (Thế Lữ) 	B. Khi con tu hú (Tố Hữu)
C. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) 	D. Đi đường (Hồ Chí Minh)
Câu 3: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh được in trong tập thơ nào?
A. Hai nửa yêu thương (1963) 	B. Tiếng sóng (1960)
C. Gửi miền Bắc (1955) 	D. Hoa niên (1945)
Câu 4: Tố Hữu sáng tác “Khi con tu hú” trong hoàn cảnh nào?
A. Năm 1939, khi bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo
B. Năm 1940, khi bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo 
C. Năm 1939, khi bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
D. Năm 1940, khi bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ (Huế)
Câu 5: Hang Pác Bó được nói đến trong bài “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh là địa danh thuộc tỉnh nào?
A. Cao Bằng 	B. Bắc Kạn
C. Hà Giang 	D. Tuyên Quang
Câu 6: Từ “thi gia” trong câu cuối bài “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh có nghĩa là gì?	A. Người tù 	B. Nhà thơ
C. Nhà văn 	D. Khách thơ
Câu 7: Tác phẩm nào được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta?
A. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) 	B. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
C. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 	D. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Câu 8: “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết bằng thứ ngôn ngữ nào?	A. Hán 	B. Pháp
C. Anh 	D. Quốc ngữ (Việt Nam)
II. TỰ LUẬN
Chép chính xác những câu thơ tiếp theo câu thơ sau:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
1. Cho biết đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? 
2. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ấy.
3. Cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu trong đó có sử dụng câu cảm thán.
4. Chủ đề bài thơ này là gì? Chép một số câu thơ, đoạn thơ có cùng chủ đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet so 6-van 9.doc