Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 75: Kiểm tra tiếng Việt lớp 9

Đề bài:

I. Phần trắc nghiệm : ( 2,5 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Chọn đáp án em cho là đúng.

Câu 1. Phương châm về lượng là:

A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.

B.Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 75: Kiểm tra tiếng Việt lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH TIẾT 75: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Thời gian: 45 phút 
Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm : ( 2,5 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Chọn đáp án em cho là đúng.
Câu 1. Phương châm về lượng là:
A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
B.Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 2: Các thành ngữ "nói dối như cuội", "nói hươu nói vượn" vi phạm phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm cách thức B. Phương châm về lượng. 
 C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ
Câu 3: Trong câu thơ: "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
 Để cả mùa xuân cũng lỡ làng"
 Từ "xuân" được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá 
Câu 4 . Từ nào dưới đây là từ tượng hình: 
Ha hả  B. Thì thầm  C. Thánh thót  D. Mảnh khảnh 
Câu 5 . Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
 A. So sánh, ẩn dụ  C. So sánh, nhân hóa. 
 B. Nhân hóa, ẩn dụ.  D. So sánh, hoán dụ.
Câu 6: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?
 A.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C.Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
 B. Được voi đòi tiên. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Màu mỡ B. Gần gũi C. Bờ bãi D. Xó xỉnh 
Câu 8: Để vốn từ vựng không ngừng phát triển người Việt Nam ta đã làm gì?
A. Phát triển nghĩa gốc của từ C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
B. Tạo Từ mới D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Lời dẫn trực tiếp là gì?
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật. 
B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. 
C. Miêu tả lại nhân vật.
D. Trình bày suy nghĩ về nhân vật
Câu 10: Câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hoá D. Hoán dụ.
II.Tự luận ( 7,5 điểm)
Câu 1. ( 4 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về anh thanh niên (“Lặng lẽ Sa Pa”– Nguyễn Thành Long ) trong đó có dung lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán? 
 Câu 2. (3,5điểm) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 
 (Bếp lửa, Bằng Việt – SGK Ngữ văn 9 tập 1 trang 144)
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH TIẾT 75: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM 
I. Trắc nghiệm (2,5điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
A
D
C
B
C
D
A
B
II.Tự luận ( 7,5điểm)
Câu1: (4điểm)
 Viết đoạn văn có nội dung phù hợp: 2,5đ
 Lời dẫn trực tiếp chính xác, hợp lí : 0,75đ 
 Câu cảm thán 0,5đ
 Chỉ ra được câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp 0,25đ
 Câu 2: (3,5điểm)
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ đan kết với những chi tiết rất thực làm toả sáng hơn nét kì lạ của bếp lửa có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà. Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Tình cảm của bà bao la giản dị như khoai sắn và cũng đậm đà như khoai sắn.
+ Bếp lửa bà nhóm lên mỗi ngày đâu chỉ bằng nhiên liệu bình thường mà bếp lửa ấy được bà nhóm lên bằng tình yêu thương cháu vô bờ bến . Bà nhóm lên trong lòng cháu tình cảm gia đình , tình yêu quê hương , nhóm lên trong trong những ước mơ , niềm tin và nghị lực . Với cháu bà là người nhóm lửa , giữ lửa , truyền lửa .

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 75 KIEM TRA TIENG VIET LOP 9.doc