Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 M.đích, yêu cầu, n.dung của biên bản & các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

 2. Kĩ năng:

 Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

 3. Thái độ:

Có ý thức học tập & vận dụng trong đời sống thực tế.

 II. Chuẩn bị:

 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo

 HS: sgk, bài soạn

 III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1651Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên bản ghi lại những sự việc gì?
- N3: Những yc của một biên bản?
GV nhận xét chung: biên bản ghi lại n.dung diễn biến, thành phần tham dự...
? Văn bản là 1 biên bản hội nghị, văn bản 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên 1 số loại biên bản thường gặp trong cuộc sống?
Hoạt động 2: HD HS xác định cách viết biên bản
GV yc HS xem lại 2 biên bản ở n.dung mục I.1 trong sgk
GV t.chức cho HS trao đổi nhóm
- N1: Câu hỏi 1 trong sgk
- N2: Câu hỏi 2 trong sgk
- N3: Câu hỏi 3 trong sgk
- N4: Câu hỏi 4 trong sgk
GV tổng hợp, nhận xét chung:
GV cho HS rút ra nhận xét về cách thức viết biên bản
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
Hoạt động 3: HD HS luyện tập
GV nêu 1 số điểm cần lưu ý khi viết biên bản:
- Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
- Cách trình bày các mục trong trong biên bản (khoảng cách giữa các mục, lề trên, lề dưới...)
- Cách trình bày kq bằng số liệu
- Cách trình bày họ tên, chữ kí của những người có liên quan
GV HD & yc HS làm bài tập 1 trong sgk
GV gợi ý cho HS: dựa vào m.đích của việc viết biên bản
GV nhận xét
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập 2 trong sgk
HS để vở ra cho GV kiểm tra
HS đọc
HS trao đổi, trả lời:
- Viết biên bản để ghi chép lại 1 cách trung thực, chính xác đầy đủ 1 sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra.
- Biên bản ghi lại diễn biến nd hội nghị, biên bản sự vụ
- Yc: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép phải trung thực đầy đủ không suy diễn chủ quan, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác...
+ Không trang trí họa tiết, tranh ảnh minh họa
HS nêu
- Biên bản sinh hoạt lớp
- Biên bản bàn giao tài sản
- Biên bản về việc vi phạm hành chính trong y tế
- Biên bản ĐH chi đoàn
- Biên bản bàn giao công tác
HS đọc
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS nhận xét, bổ sung:
(1) Phần mở đầu của biên bản gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản
- Tên biên bản ghi rõ n.dung chính của biên bản
(2) Phần n.dung:
- Ghi lại diễn biến & kq sự việc
- Cách ghi phải trung thực, khách quan không thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra kết luận đúng đắn.
(3) Phần kết thúc:
- T.gian kết thúc
- Họ, tên, chữ kí chủ tọa, thư kí các bên tham gia lập biên bản
- Chữ kí -> tư cách của những người có trách nhiệm lập biên bản
HS rút ra nhận xét
HS đọc
HS lắng nghe, ghi nhớ
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Đặc điểm của biên bản:
- Viết biên bản để ghi chép lại 1 cách trung thực, chính xác đầy đủ 1 sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra.
- Biên bản ghi lại diễn biến nd hội nghị, biên bản sự vụ
- Yc: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép phải trung thực đầy đủ không suy diễn chủ quan, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác...
II. Cách viết biên bản:
 Biên bản gồm các mục sau:
- Phần mở đầu
- Phần n.dung
- Phần k.thúc
-> Lời văn cần ngắn gọn, chính xác
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
 Các trường hợp cần viết biên bản là: a, c, d.
 4. Củng cố:
 - Biên bản là gì? Biên bản ghi lại sự việc gì?
 - Yc của một biên bản?
 - Cách viết một biên bản?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, làm bài tập về nhà.
 - Chuẩn bị bài mới “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31 Ngày soạn: 20 / 03 /14
Tiết 147 Ngày dạy: / 03 /14
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
 (Trích Rô-bin-xơ Cru-xô) – Đ. Đi-phô.
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
 - Vận dụng để viết văn tự sự có s.dụng yếu tố m.tả.
 3. Thái độ: 
 - GD thái độ sống lạc quan, có ý thức vươn lên vì tương lai đất nước.
 - Tích hợp GDKNS: nghị lực, tinh thần lạc quan vươn lên trong học tập, cuộc sống
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 - Qua đoạn trích ta rút ra được điều gì về triết lí sống?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện “Bến quê”?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Đ. Đi-phô?
GV giới thiệu thêm
? Văn bản được trích từ văn bản nào? G.thiệu đôi nét về tp’ Rô-bin-xơn Gru-xô?
GV nhận xét
Hoạt động 2: HD HS đọc, giải thích từ khó, thể loại, bố cục
GV HD & yc HS đọc văn bản: Giọng trầm, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt
GV nhận xét, sửa cách đọc của bạn.
GV k.tra phần giải thích từ khó trong sgk & từ đạn ghém, Ma-rốc.
? Đ.trích được viết theo thể loại nào? Kể ở ngôi thứ mấy?
? Đ.trích được chia làm mấy phần? Ý của từng phần?
Hoạt động 3: HD HS phân tích
? Nhân vật tôi đã cảm nhận về chân dung của bản thân mình ntn? Cảm nhận này chứng tỏ điều gì?
GV nhận xét:
GV giảng: đ.văn hé lộ giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu mình của n.vật -> Người đọc phải đọc tiếp
? Em có nhận xét gì về trang phục của Rô-bin-xơn? (h.dáng, chất liệu, công dụng)
GV nói thêm: Giọng văn kĩ càng & dí dỏm
? Trang bị của Rô-bin-xơn có gì kì quái? Tại sao như vậy?
? Rô-bin-xơn tự tả khuôn mặt của mình ntn? Tại sao anh chỉ nhận xét màu da & tả bộ ria?
? Vậy chúng ta thấy gì đằng sau bức chân dung?
GV p.tích thêm
Hoạt động 6: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện?
GV nhận xét
? Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
GV chốt
GV yc HS đọc n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập phần luyện tập trong sgk
HS đọc
HS trình bày
HS nêu
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích theo chú thích trong sgk
(1) Đạn dùng cho súng săn, nổ to, sức sát thương lớn
HS nghe, tóm tắt truyện
(2) 1 nước ở Bắc Phi
HS trả lời:
-> Đ.trích m.tả chân dung tự họa
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất đặt vào n.vật chính Rô-bin-xơn
HS trả lời: 
- P1: từ đầunhư dưới đây -> cảm giác chung khi tự ngắm bản thân & bộ dạng của chính mình 
- P2: tt bên khẩu súng của tôi
-> Trang phục & trang bị của Rô-bin-xơn
- P3 : diện mạo vị chúa đảo
HS trả lời:
-> chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn khắc nghiệt nơi đảo hoang mà Rô-bin-xơn đã trải qua hơn 10 năm buộc anh ăn vận & trang bị như vậy để tồn tại
HS trả lời : t.giả tả rất kĩ từ trên xuống dưới, từng bộ phận được tả rất tỉ mỉ... nét đặc sắc là đều do nhân vật tự chế tạo bằng da dê. Tuy lôi thôi, cồng kềnh nhưng tiện dụng.
HS trao đổi, trả lời:
- Trang bị & trang phục rất độc đáo, đặc biệt. No là kq của lao động sáng tạo, nghị lực tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống trong đk có thể.
HS p.tích, suy luận: đây là 2 nét thay đổi nổi bật nhất, dễ nhận ra nhất. Rô-bin-xơn không thể nhìn rõ mặt mình ông chỉ có thể tự hình dung như thế.
HS trình bày :
HS dựa vào n.dung ghi nhớ trả lời:
HS trả lời:
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 Đ.Đi-phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở TK XVIII
 2. Tác phẩm:
 Trích từ quyển tiểu thuyết Rô-bin-xơn
3. Đọc – chú thích:
4. Thể loại:
Tiểu thuyết phiêu lưu
5. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Cảm nhận chung về chân dung của mình:
 - Thái độ hoảng sợ, cười sằng sặc
-> Bộ dạng kì dị, quái đản.
=> Cuộc sống thiếu thốn, khắc nghiệt
2. Trang phục & trang bị của chúa đảo:
- Trang phục: lôi thôi, cồng kềnh nhưng tiện dụng
- Trang bị: lỉnh kỉnh, cồng kềnh -> tương xứng với trang phục
3. Diện mạo của Rô-bin-xơn.
- Màu da: đen cháy
- Ria mép: dài & to
-> Vì Rô-bin-xơn không thể nhìn rõ gương mặt mình.
=> c.sống gian nan, vất vã một mình phải chóng chọi bằng nghị lực & trí thông minh, khéo léo, quyết tâm sống
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuât:
- S.tạo trong việc lựa chọn ngôi kể & nhân vật kể chuyện
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
 2. N.dung:
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
 4. Củng cố:
 - Qua đoạn trích tác giả cho ta thấy điều gì?
 - Nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Tổng kết ngữ pháp” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31 Ngày soạn: 20 / 03 /14
Tiết 148 Ngày dạy: / 03 /14
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7 –NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
 - Nhằm hệ thống kiến thức cho HS.
 - Các em nắm vững hơn các thao tác làm bài văn nghị luận văn học 
 2. Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận VH.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm của mình 
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án (đề + đáp án), tài liệu tham khảo
 HS: kiến thức đã học
 III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu lại đề bài & yc HS lập ý, bố cục, lập dàn ý
GV yc HS nêu lại đề bài & yc của bài viất
? Muốn viết 1 bài nghị luận về một tác phẩm VH phải trải qua mấy bước? Hãy kể ra.
GV nhận xét:
? Đọc kỹ đề văn và cho biết đề yc gì?
GV nhận xét:
? Vậy bố cục bài văn gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần?
GV nhận xét:
GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận nhóm (2 nhóm) 5’
? Lập dàn ý cho đề văn trên?
GV tổng hợp, nhận xét, bổ sung:
GV đưa ra thang điểm từng phần cho HS nắm
GV nhận xét về luận điểm, luận cứ, dẫn chứng được sử dụng trong bài viết:
- Về cấu trúc & tính liên kết của văn bản đã viết
- Các mặt ưu điểm, khuyết điểm:
 + Nội dung:
 + Chính tả, bố cục của bài văn, cách dùng từ ngữ, đặt câu 
HS nêu
HS trả lời
HS phân tích đề
HS nêu
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS trình bày kq vào bảng phụ
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, sửa
HS nghe
HS nghe, sửa chữa, rút kinh nghiệm
I. Nhận xét, đánh giá chung:
 1) Mục đích, yc của bài viết:
 2) Nhận xét chung:
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh
Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
* Lập dàn ý:
Đề 1:
A. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu bài thơ “Sang thu” (05 đ)
- Nêu ý kiến khái quát của mình về sự biến chuyển của đât trời cuối hạ đầu thu trong bài thơ(0.5 đ)
B.Thân bài: (8 điểm)
 Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
 - Hình ảnh, tín hiệu của mùa thu: khổ thơ 1 (2 đ)
 - Tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. (2 đ)
 - Quang cảnh đất trời khi sang thu: nghệ thuật độc đáo thể hiện sự cảm nhận tinh tế. (2 đ)
 - Dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên và ý nghĩa của hai câu thơ kết bài. (2 đ)
C. Kết bài: (1 điểm)
 Khẳng định vấn đề: với sự cảm nhận tinh tế,bằng nhiều giác quan nhà thơ đó cho ta thấy rõ sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời cuối hạ đầu thu. 
Đề 2: 	
A. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác" (0.5 đ)
- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác. (0.5 đ)
B. Thân bài: (8 điểm)
 Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.
- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi... (1.5 đ)
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam. (1.5 đ)
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. (1.5 đ)
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối. (2 đ)
+ Tình cảm lưu luyến.
+ Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác. (1.5 đ)
 => Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu người Việt Nam đối với Bác. 
C. Kết bài: (1 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân.
GV dựa trên những sai sót, làm được và chưa làm được của HS phân tích nguyên nhân
GV đưa ra hướng phấn đấu sắp tới
- Về phía thầy:
- Về phía trò: 
Hoạt động 2: Trả bài và sửa bài kiểm tra
GV trả bài kiểm tra cho HS
GV yc HS đổi bài cho nhau để sửa chữa
GV lưu ý HS khi sửa chữa: các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu diễn đạt, trình bày
GV đọc 1 số bài viết khá cho HS nghe
HS nghe
HS nghe
HS nhận bài kiểm tra
HS đổi bài cho nhau và sửa chữa
HS nghe
II. Trả bài và sửa bài kiểm tra
 4) Củng cố: 
 5) Dặn dò:
- Về nhà viết lại bài văn cho hoàn chỉnh, xem lại bài kiểm tra
- Chuẩn bị bài mới “Biên bản” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31 Ngày soạn: 20 / 03 /14
Tiết 149 Ngày dạy: / 03 /14
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP 
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Hệ thống hoá kiến thức về từ loại
 2. Kĩ năng: 
 - Tổng hợp kiến thức về câu.
 - Nhận biết và sử dụng thành thạo từ loại đã học.
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập & ý thức vận dụng một cách đúng đắn trong văn bản
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động1: HD HS ôn tập về thành phần chính & thành phần phụ
GV yêu cầu HS cho biết ba từ loại chính và nêu định nghĩa các loại từ loại chính đó.
GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu sách giáo khoa.
? Trong số các từ in đậm sau đây từ nào là danh từ (dt), động từ (đt), tính từ (tt) ?
? Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong 3 cột bên dưới cho biết từ loại mỗi từ ?
 a. Những, các, một
 b. Hãy, đã, vừa
 c. Rất, hơi, quá
? Từ kết quả ở bài tập 1,2 cho biết dt, đt, tt đứng sau những từ nào trong những từ nêu trên ?
 ? Điền các từ có thể kết hợp với dt, đt, tt vào những cột để trống.
? Trong đoạn trích sau từ in đậm thuộc từ loại nào ?
Hoạt động 2: HD HS ôn tập các từ ngữ khác
? Hãy xếp các từ in đậm trong những câu sau vào cột thích hợp.
? Từ ngữ chuyên dùng ở cuối câu tạo câu nghi vấn thuộc từ loại nào?
GV nhận xét chung:
Hoạt động 3: HD HS ôn tập cụm từ
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 1 trong sgk
GV nhận xét chung:
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 2 trong sgk
GV nhận xét chung:
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 3 trong sgk
GV nhận xét chung:
HS xác định từ loại và nêu định nghĩa.
-Danh từ: chỉ người, sự vật hiện tượng, khái niệm.
-Động từ: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
-Tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái.
HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
HS xác định từ loại.
HS trả lời câu hỏi.
 HS điền các từ ở bài tập 1,2 vào những cột để trống. 
HS xác định từ loại.
HS xác định từ loại.
HS sắp xếp các từ in đậm vào bảng tổng kết về các loại từ khác ngoài 3 từ loại chính.
HS trả lời câu hỏi.
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
A. Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ.
 1. Danh từ: Lần, lăng, làng
 Động từ: Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
 Tính từ: Hay, đột ngột, phải sung sướng.
2. (c) hay (tt)
 (b) đọc (đt)
 (a) lần (dt)
 (b) nghĩ ngợi (đt)
 (a) cái (làng) (dt)
 (b) phục dịch (đt)
 (a) làng (dt)
 (b) đập (đt)
 (c) đột ngột (tt)
 (a) Ông (giáo) (dt)
 (c) phải (tt)
 (c) sung sướng (tt)
 3. 
 - Danh từ đứng sau: Những, các, một
 - Động từ: Hãy, đã, vừa.
 - Tính từ: Rất, hơi, quá
 4. Kẻ bảng theo mẫu (SGK 131).
 5. Xác định từ loại.
 a. Tròn (tt) dùng như (đt)
 b. Lý tưởng (dt) dùng như (tt)
 c. Băn khoăn (tt) dung như (dt)
II. Các từ ngữ khác
 1. Sắp xếp các từ in đậm vào cột
 Số từ: Ba, năm
 Đại từ: Tôi, bao nhiêu, bao giờ.
 Lượng từ: Những
 Chỉ từ: Ấy, đâu.
 Phó từ: Đã, mới, đang.
 Quan hệ từ: Ở, của, nhưng, như.
 Trợ từ: Chỉ, cả, ngay.
 Tình thái từ: Hả.
 Thán từ: Trời ơi
 2. Các từ cuối câu tạo câu nghi vấn
 Từ: à, ư, hử, hở, hả.
Các từ trên thuộc từ loại tình thái từ.
B. Cụm từ :
Bài tập 1 : (sgk)
a. ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của cụm danh từ
- Dấu hiệu : lượng từ đứng trước những, một, một
b. Ngày (khởi ngữ)
- Dấu hiệu : những
c. Tiếng (cười nói)
- Dấu hiệu : có thể thêm những vào trước
Bài tập 2 : (sgk)
a. đến, chạy, ôm
- Dấu hiệu : đã, sẽ, sẽ
b. lên (cải chính)
- Dấu hiệu : vừa
Bài tập 3 : (sgk)
a. VN, bình dị, Vn, P.Đông, mới, hiện đại là phần trung tâm của các cụm từ in đậm
- Dấu hiệu là rất 
 Các từ VN, P.Đông được dùng làm tính từ
b. êm ả : dấu hiệu có thể thêm rất vào phía trước
c. Phức tạp,phong phú, sâu sắc
- Dấu hiệu : có thể thêm rất vào phía trước
 4. Củng cố:
 GV yc HS nhắc lại đặc điểm chính của từ loại.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài mới “Luyện tập viết biên bản” (đọc định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31,32 Ngày soạn: 20 / 03 /14
Tiết 150,151 Ngày dạy: / 03 /14
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
 2. Kĩ năng: 
 Viết được một biên bản hoàn chỉnh
 3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập & ý thức vận dụng một cách đúng đắn trong giao tiếp.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn
 III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
Kiểm tra bài cũ: 
 Biên bản là gì? Biên bản gồm các mục nào?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HD ôn tập phần lí thuyết
 GV gợi dẫn để HS nhớ lại những vấn đề liên quan đến biên bản.
 - Biên bản là loại ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức chính trị
 - Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu làm chứng cứ, kết luận và quyết định xử lý
 - Đặc điểm biên bản là ghi chép các sự việc, hiện tượng một cách kịp thời đầy đủ, khách quan.
Hoạt động 2: HD HS luyện tập
 GV hướng dẫn HS viết biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn
 GV yêu cầu HS trả câu hỏi SGK
 ? Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa?Cần thêm bớt những gì?
 ? Cách sắp xếp nội dung đó phù hợp với nội dung biên bản không? Cần sắp xếp như thế nào?
 GV nhận xét phần trả lời của HS, sau đó hướng dẫn HS lập biên bản sau.
GV hướng dẫn HS viết biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
 ? Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
 ? Nội dung bàn giao như thế nào? (Nội dung và kết quả công việc trong tuần, nội dung thực hiện trong tuần tới)
 GV cho HS xem bảng phụ một biên bản bàn giao tài sản. 
HS cùng GV nhắc lại kiến thức có liên quan đến biên bản.
HS nghe, ghi nhớ
HS nghe hướng dẫn viết biên bản trao đổi kinh nghiệm học môn Ngữ Văn
HS trả lời câu hỏi SGK
HS nghe GV hướng dẫn viết biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần và trả lời câu hỏi GV nêu
HS xem biên bản bàn giao tài sản về viết tương tự
I. Ôn tập phần Lí thuyết:
II. Luyện tập
1. Hướng dẫn lập biên bản
 - Quốc hiệu và tiêu ngữ
 - Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị
 - Tên biên bản
 - Thành phần tham dự
 - Diễn biến và kết quả hội nghị.
 - Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
 2. Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
 (HS về nhà làm theo hướng dẫn của GV)
 4. Củng cố:
 GV yc HS nhắc lại đặc điểm chính của biên bản & cách viết một biên bản.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_31_Luyen_tap_viet_hop_dong.doc