I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
– Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
– Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
– Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
– Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
3. Thái độ: Học sinh thêm tự hào, thành kính vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới: Nỗi mong chờ và ước ao của đồng bào Miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa. Người đã ra đi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Viễn Phương đã thay mặt nhân dân cả nước bày tỏ tình cảm của mình qua bài thơ Viếng lăng Bác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ.
Tuần 24 Tiết 117 VĂN BẢN: Viếng lăng Bác – Viễn Phương – I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: – Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. – Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ. 2. Kĩ năng: – Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. – Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. – Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. 3. Thái độ: Học sinh thêm tự hào, thành kính vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK. 2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Nỗi mong chờ và ước ao của đồng bào Miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa. Người đã ra đi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Viễn Phương đã thay mặt nhân dân cả nước bày tỏ tình cảm của mình qua bài thơ Viếng lăng Bác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài Hđ1: Tìm hiểu chung. – GV gọi HS đọc Chú thích é và yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Dựa vào chú thích, hãy cho biết đôi nét về tác giả Viễn Phương? + Ông có vai trò ntn đ/v văn học miền Nam? – GV gọi HS đọc bài thơ và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Cho biết h/c sáng tác của bài thơ? + Cho biết mạch cảm xúc (bố cục) của bài thơ? – GV gọi HS đọc từ khó. Hđ1: Tìm hiểu chung. – HS đọc. Yêu cầu: à HS đọc sách, trả lời (năm sinh, năm mất, tên thật, quê quán). à HS đọc sách, trả lời. – HS đọc. Yêu cầu: à HS đọc chú thích, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. – HS đọc. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Viễn Phương (1928-2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở huyện Tân Châu, tỉnh AG. – Là 1 trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng giải phóng ở miền Nam. 2. Tác phẩm. – H/c sáng tác: năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác. Trong lúc cảm xức dâng trào, VP đã sáng tác bài thơ này. – Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác: đến viếng lăng Bác, từ xa đã nhận ra khung cảnh nơi lăngà nhà thơ theo đoàn người từ từ vào viếng lăng Bácà vào trong lăng Bác, được thấy Bác, nhà thơ xúc động dâng tràoà ra khỏi lăng, trước khi ra về, nhà thơ quyến luyến không muốn xa rời. Hđ 2: Đọc – hiểu VB. – GV gọi HS đọc khổ thơ 1 và y/c trả lời các câu hỏi: + Câu thơ đầu đã miêu tả điều gì? + Trong niềm xúc động đó tác giả đã xưng hô như thế nào? Em nhận xét gì về cách xưng hô đó? + Hình ảnh hàng tre bát ngát có ý nghĩa gì? – GV gọi HS đọc khổ thơ 2 và y/c trả lời các câu hỏi: + Hình ảnh Bác Hồ được tác giả nhắc tới thông qua những hình ảnh nào? + Ngoài hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ còn h/ả nào gây ấn tượng? – GV gọi HS đọc khổ thơ 3 và y/c trả lời các câu hỏi: + Cảnh trong lăng được miêu tả như thế nào? + Khi vào trong lăng nhìn thấy Bác nhà thơ liên tưởng đến điều gì? + Câu thơ cuối gợi tả điều gì? – GV gọi HS đọc khổ thơ cuối và y/c trả lời các câu hỏi: + Cảm xúc của nhà thơ được miêu tả ở đoạn cuối ntn? + Trong khổ thơ cuối nhà thơ đã bày tỏ ước muốn của mình.Theo em đó là những ước muốn như thế nào? Hđ 2: Đọc – hiểu VB. – HS đọc. Yêu cầu: à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. – HS đọc. Yêu cầu: à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. – HS đọc. Yêu cầu: à HS suy nghĩ, trả lời. à HS đọc, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. – HS đọc. Yêu cầu: à HS suy nghĩ, trả lời. à HS suy nghĩ, trả lời. II. Đọc – hiểu VB. 1. Khổ thơ 1. – Giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác. à mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thường. – Xưng hô con lời xưng hô thân mật, gần gũi, cảm động. à coi mình là con xa cách lâu ngày mới được gặp lại người cha già của dân tộc. – Hình ảnh hàng tre bát ngát à biểu tượng cho làng quê VN, đất nước, cho sức sống của dân tộc. à Tâm trạng xúc động. 2. Khổ thơ 2. – Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên. – Ở câu thơ thứ hai mặt trời là hình ảnh ẩn dụ cho sự vĩ đại của Bác và lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác. à Ẩn dụ độc đáo. – Hình ảnh kết tràng hoa bảy mươi chín mùa xuân. à Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác. à Tình cảm khính yêu sâu sắc. 3. Khổ thơ 3. – Không gian bên trong lăng yên tĩnh, thiêng liêng, nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. – Liên tưởng đến vầng trăng. à Vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với Bác. – Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót vì sự ra đi của Bác. à Cảm xúc của nhà thơ khi được vào lăng thăm Bác. 4. Khổ thơ cuối. – Đến thăm Bác, nghĩ tới lúcmai về miền Nam, nhà thơ bịn rịn đến thương trào nước mắt. – Ước muốn hoá thân làm con chim, bông hoa, cây tre.... à Điệp ngữ. à Tâm trạng lưu luyến và những mong muốn ở mãi bên Bác. 5. Nghệ thuật. – Giọng thơ trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, tự hào. – Thể thơ 8 chữ có biến thể. –Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. – Ngôn ngữ biểu cảm, đạt hiệu quả. 6. Ý nghĩa VB: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Hđ3: Tổng kết GV gọi HS đọc Ghi nhớ. Hđ3: Tổng kết HS đọc. III. Tổng kết. Ghi nhớ (SGK/60) IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: – Học thuộc lòng bài thơ. – Suy nghĩ và tình cảm của em với Bác qua bài thơ. – Viết đoạn văn bình khổ 2 và 3 của bài thơ. 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích”.
Tài liệu đính kèm: