I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm năng lượng.
- Phân biệt được các loại năng lượng trong tế bào.
- Nêu được khái niệm, cấu trúc và chức năng của ATP.
- Nêu được khái niệm chuyển hóa vật chất.
- Phân biệt được các mặt của chuyển hóa vật chất trong tế bào.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
Ngày soạn: 01/08/2015 Ngày dạy: Lớp: Tuần: 13 Tiết PPCT: 13 CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT @&? I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm năng lượng. - Phân biệt được các loại năng lượng trong tế bào. - Nêu được khái niệm, cấu trúc và chức năng của ATP. - Nêu được khái niệm chuyển hóa vật chất. - Phân biệt được các mặt của chuyển hóa vật chất trong tế bào. 2. Kĩ năng, thái độ: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập. - Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp. - Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi. IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Phân biệt được các loại năng lượng trong tế bào. - Nêu được khái niệm, cấu trúc và chức năng của ATP. - Phân biệt được các mặt của chuyển hóa vật chất trong tế bào. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3. Hoạt động dạy - học bài mới: (40 phút) BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào – (25 phút) - Nêu được khái niệm năng lượng. - Phân biệt được các loại năng lượng trong tế bào. - Nêu được khái niệm, cấu trúc và chức năng của ATP. - GV mở rộng: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: ? Năng lượng là gì? ? Năng lượng gồm có mấy loại? ? Động năng là gì? ? Thế năng là gì? 6 Nêu ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào? ? Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là gì? - GV treo hình phóng to 13.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: ? ATP là gì? ? ATP có cấu trúc như thế nào? ? Vì sao nói ATP là hợp chất cao năng? ? ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách nào? ? Chức năng của ATP là gì? - HS lắng nghe và ghi chú. - HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: + Khả năng sinh công. + 2 loại. + Năng lượng sẵn sàng sinh công. + Năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. + Cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, quang năng + Hóa năng. - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: + (Ađênôzin triphôtphat), hợp chất cao năng – Đồng tiền năng lượng của tế bào. + Đường ribôzơ, bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm phôtphat. + Bởi vì, các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm, nằm gần nhau nên có xu hướng đẩy nhau, nên liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng. + Thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. + Được sử dụng để tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào, vận chuyển các chất qua màng, sinh công cơ học. I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào: 1. Khái niệm năng lượng: - Năng lượng: Khả năng sinh công. Gồm có 2 loại: + Động năng: Năng lượng sẵn sàng sinh công. + Thế năng: Năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. - Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào: Hóa năng. 2. ATP – Đồng tiền năng lượng của tế bào: - ATP: (Ađênôzin triphôtphat), hợp chất cao năng – Đồng tiền năng lượng của tế bào. - Cấu trúc: Đường ribôzơ, bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm phôtphat. - ATP là hợp chất cao năng: Bởi vì, các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm, nằm gần nhau nên có xu hướng đẩy nhau, nên liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng. - Chức năng của ATP: Được sử dụng để tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào, vận chuyển các chất qua màng, sinh công cơ học. Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hóa vật chất – (15 phút) - Nêu được khái niệm chuyển hóa vật chất. - Phân biệt được các mặt của chuyển hóa vật chất trong tế bào. - GV treo hình phóng to 13.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: ? Chuyển hóa vật chất là gì? ? Chuyển hóa vật chất gồm có mấy mặt? ? Đồng hóa là gì? Ví dụ? ? Dị hóa là gì? Ví dụ? - GV mở rộng: Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: + Tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. + 2 mặt. + Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Ví dụ: Quang hợp. + Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Ví dụ: Hô hấp. - HS lắng nghe và ghi chú. II. Chuyển hóa vật chất: - Chuyển hóa vật chất: Tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Gồm có 2 mặt: + Đồng hóa: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Ví dụ: Quang hợp. + Dị hóa: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Ví dụ: Hô hấp. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. 4. Củng cố: (3 phút) Câu 1: Năng lượng là gì? Động năng là gì? Thế năng là gì? Câu 2: ATP có cấu trúc như thế nào? Vì sao nói ATP là hợp chất cao năng? Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 56. - Đọc mục: “Em có biết ?”. - Xem trước bài mới: Bài 14 - “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất”.
Tài liệu đính kèm: