Giáo án Sinh học lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 17

Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Tiết 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống, đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

2. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Giáo dục cho học sinh về cơ sở khoa học về các cấp độ tổ chức sống trong sinh giới.

II. Trọng tâm:

- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.

- Đặc điểm chung của các cấp tổ chức thế giới sống.

III. Phương pháp – phương tiện:

- Vấn đáp + trực quan, hoạt động nhóm.

- Hình 1 sgk phóng to.

 

doc 41 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo của một nuclêôtit:
+ Đường pentôzơ(C5H10O4)
+ Nhóm phôtphat(H3PO4)
+ Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, T, G, X)
- Các nuclêôtit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết hóa trị) theo một chiều xác định(5’ – 3’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.
+ 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:
+) A - T bằng 2 liên kết hiđrô.
+) G - X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit
- Cấu tạo của một ribônuclêôtit:
+ Đường ribôzơ (C5H10O5)
+ Nhóm phôtphat(H3PO4)
+ Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, U, G, X)
- Các ribonuclêôtit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết hóa trị) theo một chiều xác định(5’ – 3’) tạo thành chuỗi pôlyribônuclêôtit
2. Cấu trúc không gian của ADN và ARN:
ADN
ARN
- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên mạch xoắn kép đều đặn và giống 1 cái cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, 
- Đường kính vòng xoắn là 20A0
- Gồm một mạch pôlyribônuclêôtit.
 gồm có 3 loại ribônuclêôtit(mARN, tARN, rARN)
+ mARN: chuỗi poliribonu dạng mạch thẳng.
+ tARN: 
+ rARN:
3. Chức năng của ADN:
- Mang, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
ADN 	ARN	Prôtein	Tính trạng
Tự sao
II. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
Loại ARN
Cấu trúc
Chức năng
ARN thông tin(mARN)
Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôlyribônuclêôtit.
Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.
ARN vận chuyển(tARN)
Có cấu trúc với 3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết a.a -> giúp liên kết với mARN và ribôxôm.
Vận chuyển a.a đến ribôxôm để tổng hợp prôtein.
ARN ribôxôm(rARN)
Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ. 
Cùng prôtein tạo nên ribôxôm.
Là nơi tổng hợp prôtein.
4. Củng cố:
Câu 1: Đơn phân của axit nuclêic là:
A. Nuclêôtit. x	C. Axit phôtphoric.
B. Phôtphođieste	D. đường C5H10O5.
Câu 2: Trong phân tử ADN có các loại nuclêôtit nào ?
A. A, T, G, U.	C. A, G, U, X.
B. A, T, G, X. x	D. G, T, X, U.
Câu 3: AND vừa đa dạng vừa đặc thù là do:
A. AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. AND có bậc cấu trúc không gian khác nhau.
C. Số lượng các nuclêôtit khác nhau.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. x
Câu 4: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit. Nếu chỉ tính riêng cấu tạo này thì chức năng tương ứng của ADN là: 
A. Mang thông tin di truyền. x
B. Bảo quản thông tin di truyền.
C. Truyền đạt thông tin di truyền.
D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk
+ Nêu đặc điểm của tế bào nhân sơ. 
+ Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
V. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:	06.10.2016
Chương II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 7 – Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS sinh nắm và nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kĩ năng: HS phân tích và so sánh đặc diểm cơ bản của tế bào nhân sơ.
3. Thái độ: HS biết được ý nghĩa của sự biến đổi cấu tạo ở cơ thể phù hợp với chức năng và điều kiện môi trường.
II. Nội dung trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ.
III. Phương pháp – phương tiện:	
- Vấn đáp + Trực quan.
- Tranh phóng to hình sgk.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp:
Lớp
Ngày
Sĩ số
Kiểm tra
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN ?
H: Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Mọi sinh vật đều sinh ra từ tế bào. Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào(Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực)
Hoạt động : Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
H: Tế bào gồm những thành phần nào ?
HS:
H: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có những lợi ích gì ?
HS
H: Cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành phần nào ?
HS:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
H: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào và có vai trò gì ?
HS:
H: Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải dùng loại thuốc kháng sinh khác nhau ?
HS: so sánh đặc điểm của 2 loại vi khuẩn ?
H: Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ có đặc điểm gì ?
HS:
H: Lông và roi có chức năng gì ?
HS:
H: Tế bào chất có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
HS
H: Tại sao gọi là vùng nhân ?
HS:
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
a. Thành tế bào:
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican(Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.
Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ VK Gram dương: có màu tím, thành dày.
+ VK Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng. 
-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
b. Màng sinh chất:
- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp và prôtein.
- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
c. Lông và roi:
- Roi(Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào người.
2. Tế bào chất: gồm
- Bào tương(dạng keo bán lỏng) không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.
- Ribôxôm(Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtein.
3. Vùng nhân:
- Không có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và không quan trọng.
4. Củng cố:
Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là:
A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. x
B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.
D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.
Câu 2: Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bậc gì ?
A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein và histôn.
B. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm nhưng không có các bào quan khác. x
C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có ribôxôm.
D. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan.
Câu 3: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:
A. Phôtpholipit và ribôxôm.	C. Ribôxôm và peptiđôglican.
B. Peptiđôglican và prôtein.	D. Phôtpholipit và prôtein. X
Câu 4: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
A. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.
B. Dễ phát tán và phân bố rộng.
C. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh. x
D. Thích hợp với đời sống kí sinh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk.
+ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 	06. 10. 2016
Tiết 8 Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.
2. Kĩ năng: HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
3. Thái độ: HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
II. Trọng tâm bài giảng:
Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, nhân và bộ máy Gôngi.
III. Phương pháp – phương tiện:	
- Nêu vấn đề + vấn đáp + Trực quan.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp:
Lớp
Ngày
Sĩ số
Kiểm tra
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ? Cấu tạo và chức năng của thành tế bào ?
(?) Trình bày cấu trúc và chức năng màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Đặc điểm của tế bào nhân thực:
GV: Tế bào nhân thực là loại tế bào có nhân chính thứcvà vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân
(?) Hãy quan sát hình vẽ sgk và so sánh đặc điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
Hoạt động 2: Cấu trúc và chức năng của nhân và ribôxôm:
HS nghiên cứu sgk.
(?) Nhân tế bào có cấu trúc như thế nào ?
HS:
(?) Dựa vào cấu trúc nhân có chức năng gì ?
GV nêu thí nghiệm sgk-> Con ếch con được tạo ra có đặc điểm của loài nào ?
GV: Qua thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì ? 
HS: Con ếch có đặc điểm của loài B -> chứng minh được chức năng của nhân tế bào.
GV: Hãy quan sat về cấu trúc của ribôxôm -> gồm có những thành phần nào ?
Hoạt động 3
(?) Hãy quan sát và so sánh cấu trúc và chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn ?
HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến chung của nhóm.
Hoạt động 4
(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết Bộ máy Gôngi có cấu tạo như thế nào ?
HS 
(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết Gôngi có chức năng gì ?
HS:
GV:
 Tế bào gan ở người có khoảng 2500 ti thể.
Tê bào cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa có khoảng 2800 ti thể.
Hoạt động 1
GV cho HS quan sát hình vẽ cấu trúc của ti thể (hình câm).
YC: HS điền vào các chú thích  
H: Hãy mô tả cấu trúc của ti thể?
HS: 
- Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng: Màng ngoài trơn không gấp khúc; Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
H: So sánh diện tích bề mặt màng ngoài và màng trong của ti thể, theo em màng nào có diện tích lớn hơn? Vì sao? 
HS: 
- Màng trong có diện tích lớn hơn nhờ có các nếp gấp 
- Vì màng trong có các enzim liên quan đến các phản ứng sinh hoá của tế bào.
YC: HS xác định, tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
a. Tế bào biểu bì.
b. Tế bào hồng cầu.
c. Tế bào cơ tim. (đáp án)
d. Tế bào xương.
Liên hệ: Trong thực tế, ở đâu cần nhiều năng lượng thì ở đó có nhiều nhà máy điện, mà ti thể được ví như nhà máy điện.
=> Trong cơ thể, tế bào ở cơ quan nào hoạt động nhiều thì số lượng ti thể tăng và tiêu tốn nhiều ATP.
Lưu ý: 
H: Tại sao ở các cơ quan này lại có số lượng ti thể nhiều ? Ti thể có chức năng gì?
I. Đặc điêm chung của tế bào nhân thực:
- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
- Có nhân và màng nhân bao bọc.
- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc.
II. Nhân tế bào và ribôxôm:
1. Nhân tế bào:
a. Cấu trúc:
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet.
- Phía ngoài là màng bao bọc(màng kép giống màng sinh chất) dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.
- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với prôtein) và nhân con.
b. Chức năng:
- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.
2. Ribôxôm:
a. Cấu trúc: 
- Ribôxôm không có màng bao bọc.
- Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.
b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.
III. Lưới nội chất:
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Cấu
 Trúc
 Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia. Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.
Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.
Chức năng
- Tổng hợp prôtein tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtein cấu tạo nên màng TB, prôtein dự trữ, prôtein kháng thể.
- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtein mới được tổng hợp.
- Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với cơ thể.
- Điều hoà trao đổi chất, co duỗi cơ.
IV. Bộ máy Gôngi:
1. Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau. 
2. Chức năng: 
- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.
- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp(prôtein, lipit. Gluxit) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.
- ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit cấu trúc nên thành tế bào.
V. Ti thể:
1. Câu trúc:
- Ti thể là bào quan có ở tế bào nhân thực.
- Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau là khác nhau.
* Cấu tạo:
- Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
+ Màng ngoài trơn không gấp khúc.
+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm (loại 70s).
2. Chức năng:
- Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.
4. Củng cố:
Câu 1: Sinh vật nào sau đây có tế bào nhân thực ?
A. Thực vật, động vật, nấm. x	C. Thực vật, vi khuẩn.
B. Động vật, nấm, vi khuẩn.	D. Nấm, vi khuẩn.
Câu 2: Màng nhân của tế bào nhân chuẩn gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày:
6 - 9nm. x	B. 9 - 50nm.	C. 50 - 80nm.	D. 80 - 100nm
Câu 3: Lỗ nhân trên màng nhân của tế bào nhân chuẩn được cấu tạo và che kín bởi:
Các enzim.	B. Prôtein. x	C. Nhiễm sắc thể.	D. Chất tế bào.
Câu 4: Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là gì ?
A. rARN và prôtein. x	C. mARN và prôtein.
B. tARN và prôtein.	D. Prôtein.
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk.
 + Vẽ cấu trúc của ti thể và lục lạp, nêu điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:15 .10 . 2016
Tiết 9 Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC(tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được các đặc điểm khác biệt của các bào quan về cấu tạo và chức năng.
3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của các bào quan trong tế bào.
II. Trọng tâm bài giảng:
Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.
III. Phương pháp + Phương tiện dạy học:
- Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ.
- Các hình vẽ sgk từ sgk.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày
Sĩ số
Kiểm tra
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể ?
(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm và các bào quan khác ? 
3. Giảng bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 2
(?) Tại sao lá cây lại có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan đến chức năng quang hợp không?
HS: Vì có chứa chất diệp lục, diệp lục không hấp thụ ánh sáng vùng xanh lục nên màu xanh lục phản chiếu lại mắt chúng ta do đó ta thấy lá cây có màu xanh lục. Vì vậy, màu xanh của lá cây không liên quan đến chức năng quang hợp.
(?) Lục lạp có cấu trúc như thế nào ?
HS: quan sat hình vẽ và thông tin sgk -> trả lời.
(?) Lục lạp có chức năng gì ?
Làm thế để biết lục lạp có chức năng quang hợp?
HS:
Hoạt động 2
(?) Không bào có cấu trúc như thế nào ?
HS:
(?) So sánh không bào ở TBTV và TBĐV ?
HS: quan sát hình vẽ và so sánh.
(?) Không bào có chức năng gì ?
HS:
(?) Lizôxôm có cấu trúc và chức năng gì ?
HS: TB bạch cầu có chức năng thực bào.
Hoạt động 1
GV: Khung xương tế bào là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực.
(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khung xương tế bào có cấu trúc như thê nào ?
HS: gồm hệ thống vi ống, vi sợi
(?) Dựa vào cấu trúc thì khung xương tế bào có chức năng gì ?
Nếu tế bào không có khung xương thì sẽ như thế nào ?
Hoạt động 2
 (?) Quan sát hình vẽ sgk và cho biết màng sinh chất cấu tạo gồm những thành phần nào ?
HS: thảo luận nhóm 
Hs: Prôtein có thể dịch chuyển trong phạm vi 2 lớp lipit. Prôtein xuyên màng tạo kênh dẫn một số chất vào, ra khỏi tế bào.
(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết màng sinh chất có chức năng gì ?
HS:
(?) Tại sao khi ghép mô cơ thể có thể nhận biết tế bào lạ và đào thải?
Hoạt động 3
(?) Hãy phân biệt thành tế bào thực vật và tế bào động vật ?
HS
(?) Chất nền nằm ở vị trí nào ? Chất nền có cấu trúc và chứ năng gì ?
HS 
VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):
1. Cấu trúc:
- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.
- Phía trong: +Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.
+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
2. Chức năng:
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
VII. Một số bào quan khác:
1. Không bào:
- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.
+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV).
+ ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.
2. Lizôxôm:
- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.
- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.
VIII. Khung xương tế bào (giảm tải – không dạy):
1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
- Vi ống là những ống hình trụ dài.
- Vi sợi là sợi dì mảnh.
2. Chức năng: 
- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.
- Tạo hình dạng của tế bào.
- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.
IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)
1. Cấu trúc:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein
- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.
- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm.
- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.
- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
2. Chức năng:
- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ. 
X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.
TBTV: Xenlulôzơ.
TB nấm: Kitin.
TB vi khuẩn: peptiđoglican.
2. Chất nền ngoại bào:
- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
4. Củng cố:
(?) Màng sinh chất được cấu tạo bởi:
Các phân tử prôtein.	c . Các phân tử prôtein và lipit.
Các phân tử prôtein, lipit và gluxit	d. Các phân tử lipit và axit nuclêic.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk.
+ Phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào
V. Rút kinh nghiệm
Ngµy so¹n: 30/10/2016
Tiết 10 : VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Phân biệt hiện tượng khuếch tán nói chung, khuếch tán qua kênh và thẩm thấu.
- Giải thích được các khái niệm về dung dịch nhược chương, ưu trương và đẳng trương.
- Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động.
- Mô tả được các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng ứng dụng và giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống thường gặp phải 
II. Trọng tâm: Phân biệt cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động
 Mô tả được hiện tượng thực bào và ẩm bảo
III. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
- Học sinh độc lập với SGK
- Vấn đáp tìm tòi bộ phận
2. Phương tiện
- Tranh vẽ minh hoạ các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Tranh vẽ các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào.
- Một số mô hình tự tạo và các dung dịch làm thí nghiệm minh hoạ về các hiện tượng khuyếch tán, thẩm thấu.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1.ổn định tổ chức lớp:
Lớp
Ngày
Sĩ số 
Kiểm tra
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ khung tế bào ?
- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ?
3. Bài mới:
Giáo viên dùng bút mục nhỏ 1 giọt vào cốc nước sạch để cho học sinh quan sát và nêu hiện tượng xảy ra!
Môc ®Ých vµ néi dung d¹y häc
Ho¹t ®éng cña GV vµ häc sinh
I. Vận chuyển thụ động:
- Là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lý:
+ Đối với các chất:Theo nguyên lý khuếch tán các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. 
+ Đối với nước: Theo nguyên lý thẩm thấu, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
*. Khái niệm các loại môi trường;
+ Ưu trương: MT ngoài > MT trong.
+ Nhược trương:MT ngoài < MT trong
+ Đẳng trương: MT ngoài = MT trong.
- Cách thức:
+ Trực tiếp qua lớp phốtpholipít.
+ Qua kênh prôtêin trên màng tế bào.
II. Vận chuyển chủ dộng:
- Là quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược dốc nồng độ)
- Cần tiêu tốn năng lượng.
III. Nhập bào và xuất bào.
- Nhập bào: Tế bào ĐV cho vào những chất ngược dốc, không có kênh và kích thức lớn bằng hai hình thức:
+ Thực bào:Tế bào động vật có thể " ăn" các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các chất có kích thước lớn bằng cách thực bào.
+ ẩm bào Những chất có kích thước nhỏ hơn hoặc dạng lỏng đưa vào tế bào gọi là "ẩm bào".
- Xuất bào: Là quá trình chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với thực bào và ẩm bào gọi là quá trình xuất bào. ( dùng để tiết các prôtêin và đại phân tử ra khỏi tế bào ).
- GV: Hướng dẫn hs đọc mục I và hình vẽ trong SGK để trả lời :
-> Thế nào là vận chuyển chủ động.
-> Cỏc chất tan, nước võn chuyển qua màng TB theo nguyờn lý nào ?
- GV: Thực tế nước khụng cú sự chờnh lệch về nồng độ, sự chờnh lệch đú là do cú chất tan.
=> Tại sao trong thực tế: Ta trẻ cuộng rau muống, ớt ngõm trong nước thỡ cong theo 1 chiều .
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12233043.doc