Giáo án Sinh học 10 - Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được cấu trúc và chức năng của enzim.

- Nêu được cơ chế tác động của enzim với cơ chất.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

- Nêu được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/08/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 14	Tiết PPCT: 14
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu trúc và chức năng của enzim.
- Nêu được cơ chế tác động của enzim với cơ chất.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- Nêu được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Nêu được cơ chế tác động của enzim với cơ chất.
- Nêu được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Năng lượng là gì? Động năng là gì? Thế năng là gì?
Câu 2: ATP có cấu trúc như thế nào? Vì sao nói ATP là hợp chất cao năng?
Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì?
	3. Hoạt động dạy - học bài mới: (37 phút)
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu enzim – (20 phút)
- Nêu được cấu trúc và chức năng của enzim.
- Nêu được cơ chế tác động của enzim với cơ chất.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
6 Vì sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng không tiêu hóa được xenlulôzơ?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Enzim là gì? Ví dụ?
? Enzim có cấu trúc như thế nào?
- GV treo hình phóng to 14.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu cơ chế tác động của enzim với cơ chất?
- GV mở rộng: Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.3 SGK và trả lời câu hỏi:
? Cơ sở xác định hoạt tính của enzim là gì?
? Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
 + Bởi vì, cơ thể người không có chứa enzim xenlulaza.
- HS nghiên cứu mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Ví dụ: Pepsin, tripsin, amilaza, catalaza
 + Thành phần: Prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác. Trên bề mặt enzim có các trung tâm hoạt động là các chỗ lõm hoặc khe nhỏ. Tại đây, cơ chất sẽ liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi: Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo ra phức hợp enzim – cơ chất. Enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS nghiên cứu mục I.3 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
 + Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
 I. Enzim:
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Ví dụ: Pepsin, tripsin, amilaza, catalaza
 1. Cấu trúc:
- Thành phần: Prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác.
- Trên bề mặt enzim có các trung tâm hoạt động là các chỗ lõm hoặc khe nhỏ. Tại đây, cơ chất sẽ liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.
 2. Cơ chế tác động:
- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo ra phức hợp enzim – cơ chất.
- Enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm.
 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
- Cơ sở xác định hoạt tính của enzim: Được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất – (17 phút)
- Nêu được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
? Vai trò xúc tác của enzim là gì?
- GV mở rộng: Cần ăn thịt kèm với rau quả để quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn vì trong một số rau quả có chứa enzim phân giải prôtêin.
? Vai trò ức chế hoặc hoạt hóa của enzim là gì?
- GV mở rộng: Một số côn trùng kháng được thuốc trừ sâu vì trong quần thể đã phát sinh các đột biến có khả năng tổng hợp enzim phân giải thuốc trừ sâu và vô hiệu hóa tác động của thuốc trừ sâu.
- GV treo hình phóng to 14.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: Ức chế ngược là gì?
- GV mở rộng: Khi enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sẽ không tạo ra sản phẩm, đồng thời cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc hại cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa thành các chất độc khác gây ra các triệu chứng bệnh lí. Ở người, chúng ta gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.
6 Dựa vào sơ đồ mô tả các con đường chuyển hóa giả định SGK, hãy cho biết nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
- HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
 + Làm tăng tốc độ phản ứng.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Các chất ức chế khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim, nên enzim không thể liên kết được với cơ chất. Các chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: Kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Chất G và F dư thừa sẽ ức chế phản ứng chuyển hóa làm chất C dư thừa, dẫn đến ức chế phản ứng chuyển hóa chất A thành B làm chất A dư thừa. Do đó, chất A chuyển hóa thành chất H nên nồng độ chất H tăng một cách bất thường và gây hại cho tế bào.
 II. Vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất:
- Vai trò xúc tác: Làm tăng tốc độ phản ứng.
- Vai trò ức chế hoặc hoạt hóa: Các chất ức chế khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim, nên enzim không thể liên kết được với cơ chất. Các chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
* Ức chế ngược: Kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1: Enzim là gì? Nêu cơ chế tác động của enzim với cơ chất?
Câu 2: Nêu vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất?
Câu 3: Ức chế ngược là gì?
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 59.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Xem trước bài mới: Bài 15 - “Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_14_Enzim_va_vai_tro_cua_enzim_trong_qua_trinh_chuyen_hoa_vat_chat.doc