Giáo án Sinh học 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- Nêu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9098Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/07/2015	Ngày dạy:	Lớp:

Tuần: 08	Tiết PPCT: 08
CHƯƠNG II:
CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
@&?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
2. Kĩ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
	3. Hoạt động dạy - học bài mới: (40 phút)
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ – (10 phút)
- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- GV treo hình phóng to 7.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi:
? Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là gì?
6 Kích thước nhỏ mang lại ưu thế gì?
- GV mở rộng: Tế bào vi khuẩn, khoảng 30 phút phân chia 1 lần. Tế bào người nuôi cấy ngoài môi trường, khoảng 24 giờ phân chia 1 lần
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi:
 + Chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc, độ lớn của tế bào khoảng 1 – 5 µm.
 + Kích thước nhỏ thì (S/V lớn), nên tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh
- HS lắng nghe và ghi chú.
 I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc.
- Độ lớn của tế bào khoảng 1 – 5 µm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ – (30 phút)
- Nêu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
- GV treo hình phóng to 7.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
? Cấu tạo của trực khuẩn gồm có các bộ phận nào?
? Tế bào nhân sơ gồm có các thành phần chính nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?
6 Nếu loại bỏ thành tế bào của vi khuẩn và cho vào dung dịch có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào, thì tất cả tế bào đều có dạng hình cầu. Vậy, chức năng của thành tế bào là gì?
- GV mở rộng: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 loại: Gram+ (Tím) và gram– (Đỏ). Sự khác biệt này giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để diệt các vi khuẩn gây bệnh.
? Màng sinh chất có cấu tạo như thế nào?
- GV mở rộng: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất sẽ được tìm hiểu rõ hơn ở mục IX bài 10 SGK.
? Chức năng của lông, roi là gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
? Trong tế bào, tế bào chất nằm ở vị trí nào?
? Tế bào chất gồm có các thành phần chính nào?
- GV mở rộng: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có thể có các hạt ribôxôm và các hạt dự trữ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi:
? Vùng nhân có cấu tạo như thế nào?
- GV mở rộng: Ngoài ADN ở vùng nhân, một số vi khuẩn còn có thêm các ADN vòng nhỏ khác (Plasmit). Tuy nhiên, chúng không phải là vật chất di truyền nên thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
? Chức năng của vùng nhân là gì?
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi:
 + Lông và roi, vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất có ribôxôm và vùng nhân nơi chứa ADN.
 + Gồm 3 thành phần chính: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
- HS nghiên cứu mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Gồm các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn (Peptiđôglican).
 + Bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Gồm 2 lớp phôtpholipit và các prôtêin màng.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Lông giúp bám vào bề mặt tế bào khác, roi giúp di chuyển.
- HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Giữa màng sinh chất và vùng nhân (Hoặc nhân).
 + Bào tương và ribôxôm.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Gồm 1 ADN vòng và không có màng bao bọc.
- HS lắng nghe và ghi chú.
 + Chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
 II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
* Gồm 3 thành phần chính: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
 1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
- Thành tế bào:
 + Cấu tạo: Gồm các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn (Peptiđôglican).
 + Chức năng: Bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào.
- Màng sinh chất: Gồm 2 lớp phôtpholipit và các prôtêin màng.
- Lông giúp bám vào bề mặt tế bào khác, roi giúp di chuyển.
 2. Tế bào chất:
- Vị trí: Giữa màng sinh chất và vùng nhân (Hoặc nhân).
- Thành phần chính: Bào tương và ribôxôm.
 3. Vùng nhân:
- Cấu tạo: Gồm 1 ADN vòng và không có màng bao bọc.
- Chức năng: Chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là gì?
Câu 2: Tế bào nhân sơ gồm có các thành phần chính nào?
Câu 3: Nêu cấu trúc và chức năng của vùng nhân?
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 34.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Xem trước bài mới: Bài 8 - “Tế bào nhân thực”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Te_bao_nhan_so.doc