I. Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn khái quát về thế giới sống
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên sự sống
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống và sự tương tác giữa chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
- Rèn kĩ năng tư duy logic, khoa học và hệ thống
- Nâng cao phương pháp tự học môn sinh học
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh về tính logic trong đời sống thực tiễn. Từ đó, có những ứng dụng vào thực tiễn nhất là trong phương pháp học tập.
Ngày soạn : Người soạn : Tiết 1 : CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn khái quát về thế giới sống - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên sự sống - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống và sự tương tác giữa chúng. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm - Rèn kĩ năng tư duy logic, khoa học và hệ thống - Nâng cao phương pháp tự học môn sinh học 3. Thái độ - Giáo dục cho học sinh về tính logic trong đời sống thực tiễn. Từ đó, có những ứng dụng vào thực tiễn nhất là trong phương pháp học tập. II. Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Tranh vẽ hình 1 SGK (trang 7) và những hình ảnh liên quan đến bài học - Bài tập vận dụng III. Tiến trình bài giảng Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị bài trước của học sinh Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì bài đầu tiên của chương Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống GV: Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào? GV: Lấy ví dụ, gợi ý HS tìm câu trả lời: So sánh chiếc bàn HS và cây phượng HS: Vật sống được tổ chức theo thứ bậc, có khả năng trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi sau: Hãy cho biết thế giới sống có các cấp tổ chức nào? Trong đó cấp nào là cơ bản? HS: Đọc SGK và trả lời GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức GV: Cấp độ nào là đơn vị cơ bản của thế giới sống? Giải thích? HS: Đơn vị cơ bản của thế giới sống là “ Tế bào” GV: Đưa ra ví dụ yêu cầu HS sắp xếp theo đúng thứ tự các cấp tổ chức từ thấp lên cao: Phân tử nước, nguyên tử ôxi, bộ não, con cá, tế bào thần kinh, ti thể, quần thể cá trắm, ao cá, trái đất. HS: Nguyên tử ôxi-> phân tử nước-> tế bào thần kinh-> bộ não-> con cá-> quần thể cá trắm-> ao cá-> trái đất GV: Có thể đổi vị trí của các tổ chức trên được không? Tại sao? HS: Ngiên cứu SGK và hiểu biết của mình để trả lời GV: Rút ra nhận xét GV: Giải thích tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống? HS: Nghiên cứu SGK trả lời GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK HS: Tìm hiểu thông tin SGK để trả lời lệnh GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức * Hoạt động 2 (15’): Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức trong thế giới sống GV: Nguyên tắc thứ bậc là gì? HS: Trả lời GV: Thế nào là tính nổi trội? Cho ví dụ? HS: Trả lời GV: Đặc điểm nổi trội đặc trưng của sự sống là gì? HS: Trả lời GV lấy ví dụ và hỏi: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim, hệ tuần hoàn bị tách rời khỏi cơ thể chúng có hoạt động được không? Tại sao? HS: Không, vì: Thiếu sự phối hợp, điều chỉnh của các hệ cơ quan khác như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa...trong cơ thể toàn vẹn. GV: Lấy ví dụ để chuyển sang mục 2 : + Cây đậu sau khi nảy mầm sẽ lớn lên nhờ chất dinh dưỡng từ đất + Khi cây quang hợp nó sẽ sử dụng khí CO2 và nước từ môi trường để tạo tinh bột và khí O2 Từ 2VD trên, cho biết: Đặc điểm chung của thế giới sống? HS: Thế giới sống là hệ thống mở GV: Hệ thống mở là gì? Phân tích mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường? HS: Nghiên cứu SGK kết hợp với thực tế để trả lời GV: Khả năng tự điều chỉnh là gì? Lấy ví dụ? HS: Nghiên cứu SGK để trả lời GV: Nhờ đâu mà thế giới sống tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác? HS: Nghiên cứu SGK để trả lời GV: Cây xương rồng sống trên sa mạc lá tiêu giảm thành gai nhọn. Do đâu mà có sự thích nghi đó? HS: Thảo luận và trả lời GV: Nhận xét và củng cố kiến thức I. Các cấp tổ chức của thế giới sống * Các cấp tổ chức trong thế giới sống: - Tổ chức dưới tế bào: Nguyên tử -phân tử - đại phân tử - bào quan - Tổ chức từ tế bào trở lên: Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể - quần thể - quần xã – hệ sinh thái – sinh quyển. - Trong đó các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái * Nhận xét: - Thế giới sinh vật được thể hiện theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức trong thế giới sống 1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc - Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên - Đặc điểm nổi trội: Hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành và không thể có được ở cấp độ nhỏ hơn - Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh - Sinh vật mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường - Sinh vật chịu tác động của môi trường và làm biến đổi môi trường - Khả năng tự điều chỉnh: Nhằm duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển 3.Thế giới sống liên tục tiến hóa - Nhờ cơ chế truyền thông tin trên phân tử ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác ...Duy trì và ổn định các đặc điểm vốn có qua các thế hệ - Sự đa dạng và thống nhất của thế giới sống nhờ quá trình phát sinh biến dị, tác động của quá trình chọn lọc. Củng cố và dặn dò (6’) * Củng cố: - Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất trong thế giới sống là gì? - Sinh quyển là hệ mở hay kín? - Virut là cở thể chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc, kích thước nhỏ bé... Vậy virut có phải là cơ thể sống hay không? Giải thích? * Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi SGK và học bài cũ - Chuẩn bị bài mới bằng cách trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1: Dựa vào đâu các nhà khoa học sắp xếp các sinh vật vào các bậc phân loại? + Câu 2: Điền dấu (+) nếu đúng và dấu (-) nếu sai vào ô trống của bảng sau đây đúng với các đặc điểm của mỗi giới sinh vật? Tên giới Đơn bào Đa bào Nhân sơ Nhân thực Tự dưỡng Dị dưỡng Số cố định Số di động Khởi sinh Nguyên sinh Nấm Thực vật Động vật Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt, kí ngày tháng năm 2015 Nhóm trưởng Phạm Thúy Quỳnh Tổ trưởng Trần Hùng Dũng
Tài liệu đính kèm: