Giáo án Sinh học 11 - Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Phân tích được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.

- Phân tích hoạt động của hệ thần kinh dạng ống thông qua phân tích các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

- Trình bày được sự tiến hoá của hệ thần kinh.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, thích nghiên cứu khoa học, bảo vệ cây trồng.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 26- 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tuần: 25
Tiết: 29
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
- Phân tích được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.
- Phân tích hoạt động của hệ thần kinh dạng ống thông qua phân tích các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
- Trình bày được sự tiến hoá của hệ thần kinh.
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, thích nghiên cứu khoa học, bảo vệ cây trồng.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Hình. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh, Phiếu học tập
Hệ thần kinh
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Hệ thần kinh dạng ống
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(2’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(10’):
Câu 1: Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm các bộ phận nào?.
	Câu 2: Động vật có TK dạng lưới có đặc điểm cơ thể như thế nào? Cấu tạo và hoạt động của TK dạng lưới?
	Câu 3:Động vật có TK dạng chuỗi hạch có đặc điểm cơ thể như thế nào? Cấu tạo và hoạt động của TK dạng chuỗi hạch?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(2’): Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức cảm ứng ở ĐV có tổ chức TK dạng lưới và chuỗi hạch. Vậy trong quá trình tiến hoá thì HTK sẽ tiến hoá lên dạng TK có cấu tạo như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của HTK này.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 2: (25’) III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
- Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển.
- Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
 Có thế thực hiện phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
- ? Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài ĐV có giống nhau không?
- Yêu cầu HS hoàn thành PHT trong 2 phút.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét và bổ sung và hoàn thành nội dung.
- ? Cho biết con thuỷ tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một kim nhọn đâm vào?
- ? Phản ứng của thuỷ tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
-? Hoạt động của HTK dạng ống như thế nào?
(Các phản ứng của động vật có HTK dạng ống thực hiện theo nguyên tắc gì?)
- ? Có mấy loại phản xạ?
- ? Phân tích cung phản xạ tự vệ ở người trong SGK?
- ? Tại sao khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại ?
- ? Phản xạ co ngón tay là phản xạ có diều kiện hay không có điều kiện ? Vì sao ?
- ? Thế nào là phản xạ có điều kiện? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó chạy ngang trước mặt:
- ? Bạn sẽ có phản ứng như thế nào ?
- ? Cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích và xử lí thông tin, bộ phận quyết định hành động , bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại. 
- ? Ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu bạn khi đó ?
- ? Đây là phản xạ có ĐK hay không ĐK ?
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
→ Hình thức và mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật không giống nhau và phụ thuộc vào tổ chức thần kinh của chúng.
- Cử đại diện trả lời nội dung yêu cầu.
- Các nhóm khác lăng nghe và bổ sung.
- Chỉnh sữa đáp án PHT cho đúng.
- Con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại để tráng kích thích.
- Phản ứng của thuỷ tức là phản xạ vì: đây là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích có sự tham gia của hệ thần kinh.
- Phản ứng của ĐV có HTK dạng ống thực hiện theo nguyên tắc phản xạ.
- Chia làm hai loại: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- Cung phản xạ ở người gồm gồm 5 bộ phận: Thụ quan đau ở da; sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ; tuỷ sống; sợi vận động của dây thần kinh tuỷ; các cơ ở ngón tay. 
- Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ ( có cả ở động vật). Khi kim đâm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tuỷ sống và từ đây lệnh đi các ngón tay làm các ngón tay co lại.
- Đó là phản xạ không điều kiện, vì đây là phản xạ có tính di truyền,sinh ra đã có, đặc trưng cho loài , rất bền vững và sinh ra đã có. 
- Trả lời.
- Có thể sẽ bỏ chạy, đứng im, tìm gậy để đánh đuổi, nhặt gạch hoặc đá để ném. 
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt,bộ phận xử kí thông tin va quyết định hành động là não bộ , bộ phận thực hiện là cơ chân, tay. 
- Các suy nghĩ có thể là: Làm thế nào bây giờ? Chó dại cắn sẽ bị nhiễm vi trùng dai?có thể chết? bỏ chạy hay đồi phó, nếu chạy thì chó sẽ đuổi theo?...
→ Đó là phản xạ có ĐK vì phải qua học tập, rút kinh ngiệm mới biết chó có dấu hiệu như thế nào là dại? từ đó có cach hành động sáng súot và thông minh nhất
- Chú ý lắng nghe.
 4. Củng cố( 5’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Ý nào không đúng với sự tiến hoá của hệ thần kinh?
A. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
B. Tiến hoá theo hướng: dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống
C. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
D. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường
Câu 2: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là
A. Co toàn bộ cơ thể	B. Di chuyển đi chỗ khác 
C. Duỗi thẳng cơ thể	D. Co ở phần cơ thể bị kích thích
5. Dặn dò (1’): 
- Đọc mục “ em có biết”.
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 113.
- Chuẩn bị bài 28. I. Khái niệm điện thế nghỉ; Bài 29.
* Chú thích: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 
Hệ thần kinh
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Hệ thần kinh dạng ống
Hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển.
Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn.
 Có thế thực hiện phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 26- 27TTS11.doc