Giáo án Sinh học 11 - Bài 3: Thoát hơi nước

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.

- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ :

- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi nước dễ dàng.

- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 3: Thoát hơi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Tiết 3
Ngày soạn: 27/8/2015
Ngày dạy: 31/8 đến 5/9/2015
Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước..
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi nước dễ dàng.
- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK.
- Thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 + Trình bày động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
 + Chứng minh lực hút của dòng mạch gỗ do thoát hơi nước gây ra.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Gv: 98% lượng nước mà cây hấp thụ được sẽ bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. Chỉ có 2% nước được giữ lại để tạo môi trường cho các hoạt động trong đó có chuyển hóa vật chất, tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.
Gv: hình 3.1
Gv: Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
Gv: Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nói “ thoát hơi nước là thảm họa tất yếu của thực vật”.
Gv: Cấu tạo của lá cây phù hợp với chức năng thoát hơi nước.
 + diện tích phiến lá rộng → thoát hơi nước nhanh.
 + mặt trên lá phủ cutin (độ dày của lớp cutin dày hay mỏng tùy loài) → bảo vệ lá.
 + mặt trên lá có không có khí khổng→ bảo vệ khí khổng, hạn chế tác động của ánh sáng tới cấu trúc của khí khổng.
 + mặt dưới lá có nhiều khí khổng → nơi thoát nước chủ yếu của khí khổng.
Gv: Thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt của cutin.
Gv: hình 3.3
Gv: mặt trên lá không có khí khổng nhưng vẫn có 1 lượng hơi nước thoát ra dù ít hơn mặt dưới của lá có khí khổng. Điều này chứng minh gì về con đường thoát hơi nước ở lá.
 + con đường thoát hơi nước ở lá.
 + vận tốc thoát hơi nước qua các con đường.
Gv: Tại sao buổi trưa 1 số cây cây héo trong khi các cây khác vẫn bình thường ?
Hs: buổi trưa nhiệt độ và ánh sáng mạnh, cây tăng cường thoát hơi nước. Những loài thực vật có số lượng khí khổng lớn thì quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh cây chưa kịp hút nước bù vào lượng nước đã mất nên có hiện tượng héo lá.
Gv: thoát hơi nước được thực hiện chủ yếu qua khí khổng nên cơ chế đóng, mở khí khổng cũng là cơ chế của quá trình thoát hơi nước.
Gv: hình 3.4
Gv: Hãy trình bày cơ chế đóng mở khí khổng ?
Gv: có 2 loại tác nhân (nhân tố) ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
- Thứ 1 là tác nhân sinh lí như cơ chế đóng mở khí khổng, chất tan, hoocmon.Quan trọng nhất là nước.
- Thứ 2 là tác nhân môi trường gồm ánh sáng, nhiệt, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng.
Trong đó tác nhân môi trường là quan trọng hơn vì ảnh hưởng trực tiếp lên áp suất hơi nước trong khí quyển
Gv: Hãy trình bày các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
Gv: yêu cầu học sinh giải thích 1 số hiện tượng:
1. Vì sao không nên tưới rau khi trời đang nắng to?
Hs: khi tưới nước nước bốc hơi do mặt đất nóng cây không lấy được nước mà còn bị nóng do hơi nước bốc lên
Nếu có những giọt nước đọng lại trên lá cây đó như 1 thấu kính hội tụ hấp thu ánh sáng mặt trời → lá héo 
2. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vậy liệu xây dựng?
Gv: Trình bày sự hiểu biết của em về cân bằng nước trong cây.
Gv: Thời điểm tưới nước cho cây cà phê vào mùa nắng và lạnh khác nhau như thế nào?
Hs: khi cây ra hoa vào mùa nắng nên tưới khi sáng sớm và chiều tối để không thay đổi đột ngột nhiệt độ của cây vì hoa còn non yếu sẽ không chị được sự thay đổi đột ngột của nhiệt nên sẽ rụng nhiều (không có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ của đất và không khí).
Mùa lạnh không khí ôn hòa, độ ẩm đất cao không cần quá chú ý đến giai đoạn tăng trưởng của cây, tưới bất kì khi nào trong ngày nhưng nếu đêm có sương muối nhiều thì ngày hôm sau nhất thiết phải tưới nước cho cây đặc biệt là tưới lá để rử trôi chất độc hại trên lá.
Gv: Tưới nước hợp lí cho cây phụ thuộc vào những yếu tố nào?
I. Vai trò của thoát hơi nước
- Tạo ra sức hút nước ở rễ.
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước → tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hòa không khí.
II. Thoát hơi nước qua lá
1.Lá là cơ quan thoát hơi nước
Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá:
 + Tầng cutin (không đáng kể).
 + Khí khổng
2.Hai con đường thoát hơi nước
- Con dường qua khí khổng: vận tốc lớn, được điều chỉnh.
- Con đường qua tầng cutin: vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. 
* Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước:
- Qua khí khổng
 + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra → thành dày cong theo → lỗ khí mở ra.
 + Khi mất nước, thành mỏng hết căng → thành dày duỗi → lỗ khí đóng.
- Qua cutin: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
III. Tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nước: điều tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: tác nhân gây đóng mở khí khổng.
- Nhiệt độ : ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).
- Độ ẩm: độ ẩm đất tỉ lệ thuận với quá trình hấp thụ nước, độ ẩm không khí tỉ lệ nghịch với quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Dinh dưỡng khoáng: hàm lượng dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến áp suất dung dịch đất, do đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ.
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
- Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B).
 + Nếu A = B → cây đủ nước.
 + Nếu A > B → cây dư nước
 + Nếu A < B → cây thiếu nước
- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
 + Thời điểm tưới nước.
 + Lượng nước cần tưới.
 + Cách tưới.
4. Củng cố: bài tập SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Thoat_hoi_nuoc.doc