Giáo án Sinh học 11 - Bài 38: Snh trưởng và phát triển ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Biết được tên, nguồn gốc, tác dụng sinh lí của các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.

- Giải thích được một số bệnh do thiếu hoặc thừa các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan

- Vận dụng những kiến thức để giải thích một số bệnh và một số hiện tượng ngoài thực tế liên quan đến hoocmon động vật

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8341Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 38: Snh trưởng và phát triển ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 38. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 
Tuần: 30
Tiết: 40
Ngày soạn: 20/03/13
Ngày dạy: 27/03/13
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Biết được tên, nguồn gốc, tác dụng sinh lí của các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.
- Giải thích được một số bệnh do thiếu hoặc thừa các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan
- Vận dụng những kiến thức để giải thích một số bệnh và một số hiện tượng ngoài thực tế liên quan đến hoocmon động vật
- Làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân
- Hứng thú trong học tập, tìm tòi giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Powerpoint.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(7’): 
 ? Phát triển ở động vật là gì? Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Tại sao trên thế giới lại có người cao gần 3m, có người chỉ cao 56cm? Nhờ đâu mà nhộng lại có thể biến thành bướm được? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng giải quyết các vấn đề trên. Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (20’) Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ảnh hưởng các nhân tố bên trong
1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
(Đáp án phiếu học tập 1).
- ? Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? đó là những loại nhân tố nào?
- ? Có những nhân tố bên trong nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?
- Bổ sung: đặc điểm di truyền, giới tính cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- ? Quan sát hình 38.1 SGK cho biết tên của các hoocmon ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Cho HS hoạt động nhóm trong 3 phút hoàn thành phiếu học tập 1.
- Gọi 4 nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập
- Nhận xét kết quả
- Cho HS quan sát hình 38.2 SGK . ? Trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmon GH vào giai đoạn trẻ em? Trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmon GH vào giai đoạn trẻ em?Tại sao?
- Bổ sung : Nếu thừa hoocmon GH ở giai đoạn trưởng thành sẽ gây ra hiện tượng to đầu ngón vì thừa GH ở giai đoạn trưởng thành làm tăng quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng và kích thước tế bào ở mặt, đầu xương.
- ? Nếu muốn chữa bệnh lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao?
- Cho HS biết cấu tạo của tiroxin. Hãy nêu những bệnh do thiếu iod?
- Hãy nêu những biện pháp phòng tránh những căn bệnh do thiếu iod?
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho HS.
- ? Thiếu iod tại sao gây bệnh bướu cổ?
- Nhấn mạnh: Thiếu iod thì tuyến giáp hoạt động quá mạnh làm phì đại tuyến giáp và gây ra bướu cổ
- ? Tại sao trong thức ăn và nước uống của trẻ em, nếu thiếu Iốt thì trẻ sẽ chậm lớn( ngừng sinh trưởng), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
- Khẳng định: Trong thành phần của tiroxin có Iot nếu thiếu Iot thì tiroxin không tiết ra làm giảm quá trình chuyển hóa và sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém và làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào hậu quả làm cho trẻ em và động vật còn non chậm lớn hoặc ngừng lớn.
- Lồng ghép giáo dục cho HS có thái độ đúng khi sử dụng muối Iot nhằm: Bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ thế hệ trẻ có sự phát triển trí não tốt nhất.
- Đặc điểm sinh dục thứ cấp là gì? Cho ví dụ.
- ? Tại sao con gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường( mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục) ?
- Nhận xét.
- Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
- Hoocmon, đặc điểm di truyền.
- Hoocmon sinh trưởng, Tiroxin, Ostrogen, Testosteron.
- Trao đổi
- Đại diện của 4 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- Người bé nhỏ là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmon GH vào giai đoạn trẻ em. Người khổng lồ là do tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmon GH vào giai đoạn trẻ em 
- Lắng nghe.
- Cần tiêm GH vào giai đoạn trẻ em. Vì khi tuổi trưởng thành thì tốc độ sinh trưởng chậm lại và dừng, hoocmon không còn tác dụng.
- Những bệnh do thiếu iod như: bướu cổ.
- Trả lời: Dùng iod vào khẩu phần ăn hàng ngày 1 cách hợp lí.
- Trả lời.
- Trong thành phần của tiroxin có Iot nếu thiếu Iot thì tiroxin không tiết ra làm giảm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào
- Đặc điểm sinh dục thứ cấp là những tính trạng, hình thái hoặc tập tính khác nhau giữa con đực và con cái.
Ví dụ: Sư tử đực có bườm, gà trống có cựa và có màu,
- Vì cắt bỏ tinh hoàn con gà trống không còn khả năng tiết Testosteron.
F Hoạt động 2: (10’) . Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống
(Đáp án phiếu học tập 2)
- Hãy kể tên các loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở côn trùng.
- Dựa vào hình 38.3 và nội dung SGK hoàn thành phiếu học tập 2 trong 1 phút 30s.
- Nhận xét. Diễn giảng 
- Nêu ứng dụng trong ngành nông nghiệp.
- Juvenin, Ecdixon.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
4. Củng cố( 6’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Ơstrôgen được sinh ra ở: 
A. Tuyến giáp. 	B. Buồng trứng. 	C, Tuyến yên. 	D. Tinh hoàn.
Câu 2: Ơstrôgen có vai trò: 
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát tirển các đặc điểm sinh dục ở con đực.
B.Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con gái.
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triên bình thường của cơ thể.
Câu 3: Hoocmôn sinh trưởng (GH) đựơc sản sinh ra ở.
A. Tinh hoàn. 	B. Tuyến giáp.	C. Tuyến yên. 	D. Buồng trứng.
Câu 4: Tirôxin được sinh ra ở:
A. Tuyến giáp. 	B. Tuyến yên. 	C. Tinh hoàn. 	D. Buồng trứng.
Câu 5: Tirôxin có tác dụng:
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin,do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào, quá trình sinh trường và phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc bài 39: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? Tìm thêm vài ví dụ thực tế chứng minh các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
* CHÚ THÍCH:
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP 1
Loại hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng sinh lí
Sinh trưởng( GH) 
Tuyến yên
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp protein
- Kích thích phát triển xương
Tiroxin
Tuyến giáp
- Kích thích chuyển hóa ở tế bào
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
* Riêng lưỡng cư, tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Ostrogen
Buồng trứng
- Kích thích sinh trưởng và tăng trưởng mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Testosteron
Tinh hoàn
- Kích thích sinh trưởng và tăng trưởng mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
+ Tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP 2
Loại hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng sinh lí
Juvenin
Tuyến trước ngực
- Gây lột xác ở sâu bướm
- Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Ecdixon 
Thể allata
- Gây lột xác ở sâu bướm
- Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 38S11.doc