Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính

- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Nêu được ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính

- Nêu được các phương pháp nhân giống vô tính

- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5721Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Nêu được ưu, nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính
- Nêu được các phương pháp nhân giống vô tính
- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người
2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, tổng hợp
- Liên hệ trong thực tiễn và trong sản xuất
3. Thái độ
- Ứng dụng được các phương pháp nhân giống vô tính vào thực tiễn.
II. Phương tiện dạy học:
- Hình 41.1 SGK phóng to, hình 41.2, 43 SGK.
- Tranh ghép
PP
Đặc điểm
Ví dụ
1Giâm
A. Lấy 1 đoạn thân, cành, chồi ghép lên thân hay gốc của 1 cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng và ăn khớp với nhau, chỗ ghép sẽ liền lại, chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.
D. Mía, sắn, khoai lang, dâu
2.Chiết
B. Tạo cây mới từ 1 đoạn thân, cành, 1 đoạn rễ, 1 mảnh lá
E.Đào,chanh, táo
3.Ghép
C. Trên cây mẹ lấy đất bọc quanh 1 đoạn thân hay cành đã bóc lớp vỏ, khi chỗ đó mọc rễ cắt rời đi trồng thành cây mới.
G.Cam,chanh, bưởi
Đáp án: 1- B,D 2- C,G 3- A,E
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan
- Vấn đáp tìm tòi
- Giảng giải
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Bài mới:
Trọng tâm: Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Đặt vấn đề:
Để duy trì và phát triển nòi giống, bất kỳ một sinh vật nào cũng phải trải qua quá trình sinh sản. Đây cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của sự sống. Vậy sinh sản là gì? Có những hình thức nào? Đặc trưng của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
GV cho VD:
+ Lợn mẹ đẻ đàn con.
+ Khoai lang mọc mầm thành cây con mới.
+ Mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc.
+ Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm thành cây mới.
GV: Theo các em, ví dụ nào thể hiện sự sinh sản? Tại sao?
HS: Ví dụ 1, 2, 4 thể hiện sự sinh sản vì đều tạo ra cơ thể mới để duy trì phát triển nòi giống.
GV: Đó cúng chình là khái niệm sinh sản. Vậy sinh sản là gì? Nó có những hình thức nào ?
HS: 
+ Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
+ Có 2 hình thức sinh sản:
 Sinh sản vô tính
 Sinh sản hữu tính
GV: Bài học hôm nay chúng ta chỉ nghiên cứu hình thức sinh sản vô tính, còn sinh sản hữu tính sẽ được nghiên cứu kĩ ở bài sau→II. Sinh sản vô tính ở thực vật.
GV: Nghiên cứu ví dụ 2, 4, nêu đặc điểm chung của cây con mọc ra từ 2 cây trên?
HS: Đều mọc ra từ một phần của cơ thể mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Cây con tạo ra giống với cây mẹ ban đầu do cơ chế nguyên phân, sau nguyên phân bộ NST của cơ thể không thay đổi, do vậy con sinh ra giống nhau mà giống với cây mẹ.
GV: Đây chính là đặc trưng của hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Vậy sinh sản vô tính là gì?
HS: Sinh sản vô tính là hình thức không có sự hợp nhất của giao tử đực và cái, con cái giống nhau và giống mẹ 
GV: Bản chất của quá trình sinh sản vô tính là gì?
HS: Quá trình nguyên phân
GV bổ sung: Do cơ chế nguyên phân từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra các tế bào con giống nhau và giống mẹ => tạo cơ thể con giống nhau và giống mẹ.
GV nhấn mạnh đặc điểm của sinh sản vô tính là không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
GV yêu cầu học sinh lấy thêm VD về sinh sản vô tính.
VD: Củ khoai, củ gừng mọc mầm phát triển thành cây mới; 1 khúc mía phát triển thành cây mới;
GV: Còn rất nhiều VD về sinh sản vô tính nữa về nhà chúng ta tự tìm hiểu thêm. 
Vậy chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm sinh sản vô tính. Tiếp theo chúng ta sang phần 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
GV: Dựa vào tên gọi cơ quan tạo thành cá thể mới mà người ta chia sinh sản vô tính ở thực vật thành 2 hình thức là sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. Trước hết chúng ta tìm hiểu hình thức sinh sản bào tử.
-Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: Sinh sản bào tử có ở những loài thực vật nào? Lấy VD?
HS: Có ở thực vật bào tử ( Rêu, dương xỉ,).
GV: Yêu cầu HS quan sát H. 41.1 SGK và trả lời các câu hỏi: Hãy mô tả chu trình sống (vòng đời) của cây rêu? Từ đó cho biết đặc điểm di truyền của cây rêu là gì? 
HS: Tinh dịch được phóng ra từ túi giao tử của cây rêu đực kết hợp với trứng của cây rêu cái thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành thể bào tử sống trên cây rêu trưởng thành (thể giao tử). Thể bào tử giảm phân hình thành bào tử, bào tử nguyên phân phát triển thành cây rêu. 
GV: Sơ đồ hóa lại vòng đời của cây rêu ở bảng nháp.
 Tinh trùng
 NP (n)
Bào tử Cây Rêu 
 (n) (n) Noãn 
 (n)
 GP NP
Túi bào tử Hợp tử 
 (2n) (2n) 
Như vậy đặc điểm di truyền của cây rêu là gì?
HS: Ở rêu có sự xen kẽ thế hệ giữa thể giao tử và thể bào tử. 
GV: Trong chu trình sống của cây rêu có sự xen kẽ giữa bào tử và thể giao tử, trong đó thể giao tử chiếm ưu thế. Quá trình phát tán của bào tử có thể nhờ gió, nước, động vật, con người.
GV: Giai đoạn nào sinh sản bằng bào tử?
HS: Bào tử→ thể giao tử
GV: Thể giao tử đây chính là các cây rêu đơn bội. Giai đoạn này đã đảm bảo các tiêu chí của sinh sản vô tính chưa? (Rồi)
GV: Tại sao cây rêu có quá trình thụ tinh tạo hợp tử nhưng vẫn thuộc sinh sản vô tính?
HS: Vì rêu có sự xen kẽ thế hệ.
GV: Trong chu trình sinh sản của rêu có sự xen kẽ thế hệ, nghĩa là có cả sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính nhưng bài này chúng ta chỉ nghiên cứu sinh sản vô tính (1 phần trong đó).
GV: Yêu cầu HS nêu lại khái niệm sinh sản bằng bào tử.
HS: là 1 hình thức sinh sản vô tính mà cá thể mới được tạo ra từ bào tử.
GV: Sinh sản sinh dưỡng như thế nào→ b.
Từ những VD chúng ta đã lấy ở đầu bài đồng thời hãy quan sát hình 41.2 cho biết: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng nào ở thực vật? 
HS:+ Sinh sản sinh dưỡng là 1 hình thức sinh sản vô tính mà cơ thể con được tạo ra từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
+ Các hình thức:
Thân củ ( Khoai lang, khoai tây)
Thân rễ ( Cỏ tranh, cỏ gấu)
Thân bò ( rau má)
Lá ( Thuốc bỏng)
GV: Em có nhận xét gì về số lượng cá thể mới tạo ra của sinh sản sinh dưỡng so với sinh sản bào tử?
HS: ít hơn.
GV: Sinh sản sinh dưỡng có những ưu, nhược điểm gì?
HS: 
- Ưu điểm:+ Giữ được các gen quý của mẹ (VD: giống khoai đỏ, ruột vàng có vị ngọt, bùi, thơm)
+ Cá thể độc lập cũng có khả năng sinh sản (Do vô tính)
+ Làm tăng nhanh số lượng loài trong một thời gian ngắn.
+ Có khả năng thích nghi cao trong điều kiện môi trường ổn định.
- Nhược điểm: 
+ Thế hệ con kém đa dạng, phong phú (Do bản chất là nguyên phân nên con giống nhau, giống mẹ).
+ Cá thể con kém thích nghi khi điều kiện môi trường thay đổi, gây thoái hoá giống → ảnh hưởng đến năng suất.
GV: Dựa vào những ưu điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng con người ta đã có những phương pháp nhân giống vô tính nhằm nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện đời sống→3. Phương pháp nhân giống vô tính.
GV: Hãy nêu các phương pháp nhân giống vô tính mà em biết?
HS: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật.
GV: Giâm, chiết, ghép là những phương pháp truyền thống từ lâu mà chúng ta đã được học và thấy nhiều. Còn nuôi cấy mô tế bào thực vật chỉ đến khi công nghệ tế bào phát triển mới được ứng dụng→a. phương pháp truyền thống.
GV: yêu cầu HS nối để chính xác hóa nội dung của 2 cột trên bảng.
HS: hoàn thành bảng
GV: cho nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
GV: Có phải cành nào cũng được chọn để giâm, chiết, ghép không? Nên chọn những cành như thế nào?
HS: Không. Chọn những cành khỏe, không sâu bệnh, có những đặc tính tốt, phù hợp với yêu cầu
GV: VD: có 2 cây cam bù trong đó 1 cây cho quả chua, sâu hay đục thân và 1 cây cho quả ngọt, xanh tốt thì không thể chiết cây cho quả chua, đục thân đem đi trồng được vì như vậy không có năng suất, không có kinh tế.
GV: Vì sao khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá?
HS: Giảm thoát hơi nước ở cành ghép đồng thời dồn chất dinh dưỡng nuôi lá để nuôi cành ghép.
GV: Ưu điểm của cành chiết, cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt?
HS: Cành chiết và cành giâm có ưu điểm: Rút ngắn thời gian sinh trưởng và sớm được thu hoạch quả, biết sớm đặc tính của quả.Cây trồng mọc từ hạt lâu được thu hoạch và đặc tính của quả không biết trước.
Cây trồng được tạo thành từ nuôi cấy mô tế bào thực vật còn có nhiều ưu điểm vượt trội→b.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là nuôi cấy tế bào và mô thực vật?
GV: Lấy vd: Từ 1 củ cà rốt, người ta cắt lát mỏng và lấy mô của củ cà rốt đem nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, các mô phát triển thành phôi, phôi này nuôi trong ống nghiệm phát triển thành cây con → Cây trưởng thành.
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô là gì? Tính toàn năng.
GV: Tính toàn năng nghĩa là: Mọi tế bào từ bất kì cơ quan, mô nào của cơ thể thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền đảm bảo trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây nguyên vẹn đặc trưng cho loài.
GV: Trong thực tiễn sản xuất người ta đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật để:
 + Sản xuất các giống cây sạch bệnh (Có thể xuất khẩu nước ngoài).
 + Nhân nhanh giống cây trồng quý (hoa lan,)
 + Giảm chi phí sản xuất.
-Từ những kiến thức và những ví dụ thực tiễn chúng ta đã học em thấy sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đến đời sống thực vật và con người?
*Đối với thực vật :
- Giúp cây duy trì nồi giống.
- Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, rể, căn hành.
 - Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
*Đối với con người trong nông nghiệp:
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
- Tạo giống cây sạch bệnh.
- Phục chế được các giống cây trồng quy đang bị thoái hoá.
- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
I. Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Có 2 hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính
II. Sinh sản vô tính ở thực vật
1. Khái niệm
- Sinh sản vô tính:
+ Là 1 hình thức sinh sản
+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
+ Con cái giống nhau và giống mẹ
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử:
- Có ở thực vật bào tử (rêu, dương xỉ)
 NP
- Bào tử → Thể giao tử ( Cây rêu đơn bội).
b. Sinh sản sinh dưỡng:
- Sinh sản sinh dưỡng:
+ Là 1 hình thức sinh sản vô tính
+ Cơ thể con được tạo ra từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Phương pháp truyền thống
PP
Đặc điểm
Ví dụ
1.Giâm
B. Tạo cây mới từ 1 đoạn thân, cành, 1 đoạn rễ, 1 mảnh lá
D. Mía, sắn, khoai lang, dâu
2.Chiết
C. Trên cây mẹ lấy đất bọc quanh 1 đoạn thân hay cành đã bóc lớp vỏ, khi chỗ đó mọc rễ cắt rời đi trồng thành cây mới.
G.Cam,chanh, bưởi
3.Ghép
A.Lấy 1 đoạn thân,cành, chồi ghép lên thân hay gốc của 1 cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng và ăn khớp với nhau, chỗ ghép sẽ liền lại, chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép
E.Đào,chanh, táo
b. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật
- Cơ sở tế bào học: Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật
4.Vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người
a. Đối với thực vật
- Giúp cho sự tồn tại, phát triển của loài.
b. Đối với con người
- Duy trì những tính trạng tốt
- Hiệu quả kinh tế cao
4. Củng cố
- Nêu 1 số ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn.
 5. Bài tập về nhà.
 - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Đọc bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_41_Sinh_san_vo_tinh_o_thuc_vat.docx