Giáo án Sinh học 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Định nghĩa được sinh sản hữu tính.

- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.

- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.

- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích hình ảnh, phim

- Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế

- Làm việc nhóm

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34
Tiết: 45
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
/
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính. 
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích hình ảnh, phim
- Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế
- Làm việc nhóm 
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Phương pháp 
- Vấn đáp	- Diễn giảng	
- Trực quan	- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Sơ đồ phóng to hình 45.1 → 45.4 SGK.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
- So sánh sinh sản vô tính ở động vật và sinh sản vô tính ở thực vật.
- Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
- Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Tiết trước các em đã được tìm hiểu về hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Vậy sinh sản hữu tính ở động vật diễn ra như thế nào? " bài 45.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (5’) I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. 
- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về các loài sinh sản hữu tính.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm nhỏ, trả lời câu lệnh SGK trang 175.
- Nhận xét.
- Gà, giun đất, vịt, Bò,
- Trao đổi và trả lời : C.
- Chú ý.
F Hoạt động 2: (10’) II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).
+ Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Yêu cầu HS quan sát hình 45.1, trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi sau trong 3 phút:
+ Điền tên các giai đoạn sinh sản hữu tính vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.
+ Cho biết số lượng nhiễm sắc thể của tinh trùng, trứng, hợp tử.
+ ? Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền ?
+ Sinh sản hữu tính có ưu điểm và hạn chế như thế nào ? (Câu lệnh trang 173).
- ? Thế nào là động vật đơn tính ? động vật lưỡng tính ?
- ? Tại sao giun đất là động vật lưỡng tính nhưng lại xảy ra hiện tượng giao phối ?
- Nhấn mạnh : ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính.
- Trao đổi nhóm, đại diện trả lời :
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng" giai đoạn thụ tinh"giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
+ Tinh trùng (n), trứng(n), hợp tử(2n).
+ Nhờ vào quá trình phân li tự do của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, trao đổi chéo và thụ tinh.
+ Ưu điểm: Tạo ra các cá thể đa dạng về các đặc điểm di truyền, nhừ đó động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
Hạn chế: không có lợi trong trường hợp mật độ cá thể của quần thể thấp.
+ Động vật đơn tính : là động vật trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. Động vật lưỡng tính : là động vật trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
- Trả lời.
- Chú ý.
F Hoạt động 3: (8’) III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH.
1. Thụ tinh ngoài
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
2. Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
- Yêu cầu HS quan sát hình 45.3, 45.4 SGK: nêu điểm khác biệt giữa hình thức thụ tinh ở ếch và ở rắn.
- ? Thụ tinh ở ếch và ở rắn là hình thức thụ tinh ngoài hay trong? Tại sao?
- Yêu cầu HS cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nhận xét. 
- Quan sát hình và trả lời được.
- Thụ tinh ở ếch là hình thức thụ tinh ngoài vì trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái; Thụ tinh ở rắn là hình thức thụ tinh trong vì trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Ưu thế: Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. 
F Hoạt động 4: (10’) IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON.
+ Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) " Phát triển thành phôi " con non.
+ Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử " phát triển thành phôi " con non " đẻ ra ngoài. Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn hoàng (một số loài cá, bò sát) hoặc trứng phát triển thành phôi, phôi phát triển trong cơ quan sinh sản cơ thể cái nhờ thu nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ (thú).
- Yêu cầu HS cho ví dụ vài loài động vật đẻ trứng và đẻ con.
- ? Quá trình đẻ trứng ở gà và đẻ trứng ở ếch có gì khác nhau?
- Nhận xét.
- ? Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác là gì?
- ? Quá trình mang thai và nuôi thai ở thú có gì khác với các loài cá và bò sát đẻ con?
- Nhận xét và cho HS khái quát về sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
- Đẻ trứng: cá, ếch, thằn lằn. Đẻ con: bò, cọp, lợn,
- Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong)
- Chú ý.
- Nhuồn cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai rất lớn cho thai phát triển rất tốt trong bụng mẹ. Thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, nhiệt độ,.
- Ở loài cá và bò sát đẻ con: trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành con non nhờ chất dinh dưỡng có sẵn trong noãn hoàng. Còn ở thú, phôi thai phát triển là nhờ quá trình trao đổi chất qua nhau thai. Kiểu đẻ con ở cá và bò sát gọi là noãn thai sinh.
- Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
+ Hình thức thụ tinh: Tự phối " giao phối. Thụ tinh ngoài " thụ tinh trong.
+ Hình thức sinh sản: Đẻ trứng " đẻ con. Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ " Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.
4. Củng cố( 4’): Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở ĐV?
A. Tạo ra số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn
B. Cơ sở sinh học của hình thức này là quá trình nguyên phân
C. Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo tinh trùng & trứng, giai đoạn thụ tinh, giai đoạn sau thụ tinh
D. Tạo ra cá thể con giống nhau & giống hệt cá thể mẹ ban đầu
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải là chiều hướng tiến hóa trong sự thụ tinh ở động vật: 
A. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong
B. Từ thụ tinh cần nước tiến đến thụ tinh không cần nước
C. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép 
D. Từ tự thụ tinh tiến đến thụ tinh chéo
Câu 3. Các loài động vật ở cạn không bao giờ:
A. Thụ tinh ngoài	 B. Tự thụ tinh	
C. Thụ tinh chéo	 D. Thụ tinh trong
Câu 4.Ở động vật đẻ con ,phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ là nhờ :
A.chất dự trữ co1trong noãn hoàng
B.sự trao đổi chất qua nhau thai
C. sự trao đổi chất trong cơ thể
D.sự trao đổi chất ở trứng chứa nhiều tế bào chất 
 5. Dặn dò (1’): 
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 178
- Đọc trước bài 46.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 45 S11.doc