Giáo án Sinh học 11 - Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.

- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích hình ảnh.

- Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế.

- Làm việc nhóm.

3. Thái độ:

Có ý thức giữ gìn sức khỏe sinh sản.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11575Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34
Tiết: 46
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích hình ảnh.
- Vận dụng các kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế.
- Làm việc nhóm. 
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn sức khỏe sinh sản.
Phương pháp 
- Vấn đáp	- Diễn giảng	
- Trực quan	- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Sơ đồ phóng to hình 46.1 và 46.2 SGK phóng to.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(8’): 
- Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Dân số ngày càng tăng nhanh theo cấp số nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó cần phải có những hiểu biết về vấn đề sinh sản đặc biệt là cơ chế điều hoà sinh sản nhằm có biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự gia tăng dân số.
*Tiến trình bài học:
F Hoạt động 1: (20’) I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên. 
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
- Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm sinh sản hữu tính.
- Khẳng định : Để điều hòa quá trình sinh sản hữu tính tức là điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Yêu cầu HS dựa vào hình 46.1, 46.2 trao đổi nhóm trong 5 phút để trả lời các câu lệnh sau : 
+ Cho biết tên các hoocmon kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn.
+ Từng hoocmon đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thế nào ? 
+ Cho biết tên các hoocmon ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.
+ Từng hoocmon đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
- Nhận xét và nhấn mạnh con đường liên hệ ngược trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
- Liên hệ thực tế : giải thích hiện tượng chu kì kinh nguyệt ở nữ và việc uống thuốc tránh thai.
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và trao đổi nhóm để trả lời :
+ GnRh, FSH và LH, testostêrôn.
- GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
+ GnRh, FSH và LH, prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
+ LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên. 
- Trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
F Hoạt động 2: (10’) II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
 Thần kinh và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến quá trinh sinh tinh và sinh trứng để quá trình sinh sản đạt hiệu quả cao cần quan tâm đến những vấn đề này.
- ? Hệ thần kinh và môi trường ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng và quá trình sản sinh trứng?
- Nhấn mạnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng gồm: hệ nội tiết, thần kinh, môi trường sống. Trong đó, hệ nội tiết đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
4. Củng cố( 4’): Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm 
1. Hoocmon FSH và LH do tuyến nội tiết nào tiết ra? 
A. Tuyến yên	 B. Tuyến tùng	
C. Tuyến thượng thận 	 D. Tuyến giáp
2. Tinh hoàn sản sinh ra hoocmon 
A. FSH	B. LH 	C. Ơstrogen	D. Testosteron
3. Trong cơ chế điều hòa sinh sản, hoocmon FSH ở người nam có vai trò: 
A. Kích thích vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng 	
B. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng 
C. Điều hòa tuyến yên tiết LH
D. Kích thích tế bào kẽ tiết testosteron
4. Quá trình chín và rụng của trứng diễn ra theo chu kỳ là do ảnh hưởng của: 
A. Điều kiện môi trường biến động theo chu kỳ
B. Các nhân tố bên trong biến động theo chu kỳ
C. Hoạt động của hệ nội tiết biến động theo chu kỳ
D. Nồng độ hoocmon sinh dục biến động theo chu kỳ
5. Hằng ngày phụ nữ uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc progesteron+ ostrogen) có thể tránh được mang thai vì: 
A. Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH ® trứng không chín và rụng
B. Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết RnRH, FSH và LH ® trứng không chín và rụng
C. Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết RnRH, FSH và LH ® trứng không chín và rụng
 5. Dặn dò (1’): 
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 181
- Đọc trước bài 47.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 46 S11.doc