Giáo án Sinh học 11 - Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 - Sử dụng giấy Coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau qua hai mặt lá.

 - Giải thích được vai trò điều tiết độ thoát hơi nước của khí khổng so với thoát hơi nước qua cutin.

 - Biết bố trí thí nghiệm để xác định vai trò của phân NPK đối với cây trồng.

2. Kỹ năng

 - Phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm.

3. Thái độ

 - Tạo niềm tin yêu khoa học, yêu thích môn học.

II. Phương pháp

 - Hoạt động nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4952Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7.THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN 
Tuần: 6
Tiết: 6
Ngày soạn: 16/09/14
Ngày dạy: 23/09/14
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
 - Sử dụng giấy Coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau qua hai mặt lá.
 - Giải thích được vai trò điều tiết độ thoát hơi nước của khí khổng so với thoát hơi nước qua cutin.
 - Biết bố trí thí nghiệm để xác định vai trò của phân NPK đối với cây trồng. 
Kỹ năng
 - Phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm.
3. Thái độ
 - Tạo niềm tin yêu khoa học, yêu thích môn học.
Phương pháp 
 - Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 *Thí nghiệm 1:
 - 1 chậu cây của loìa cây bất kì hoặc cây mọc trong vườn trường có lá với phiến lá to.
 - Cặp nhựa hoặc cặp gỗ
 - Giấy lọc.
 - Đồng hồ bấm giây
 - Dung dịch Coban clorua 5%
 - Bình hút ẩm để giữ giấy tẩm coban clorua.
*Thí nghiệm 2:
- Hạt thóc ( ngô, đậu..) đã nảy mầm 2-3 ngày. Số lượng hạt đã nảy mầm 2-3 ngày tuổi tuỳ thuộc vào số nhóm( 2 chậu/nhóm)
- Chậu ( cốc nhựa) 
- Bình nhựa hoặc thuỷ tinh đựng nước.
- Tấm xốp tròn.
- Ống đong và đũa thuỷ tinh
- Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng ( phân NPK)
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Tiết trước chúng ta đa biết được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với cây và tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá ít hơn mặt dưới lá. Tiết học hôm nay các em sẽ chứng minh được điều mình đã học là đúng.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (15’) Thí nghiệm 1. So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết Quả thực hành
- Hướng dẫn Hs các bước thực hiện thí nghiệm:
Bước 1: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô( có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua hai mặt lá.
Bước 2: Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép hai bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả hai mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
Bước 3: Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong cùng thời gian.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm trong 10 phút.
- Lắng nghe các bước.
- Tổ chức theo từng nhóm và tiến hành thí nghiệm với một cây và chọn cây ở vườn trường làm thí nghiệm. Kết quả đạt được sẽ được ghi vào bảng 7.1SGK
Nhóm
1
2
3
4
tgian
Tên cây, vị trí lá
Tg chuyển màu
Mt
Md
F Hoạt động 2: (12’) Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết Quả thực hành
- Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung hướng dẫn trong sách giáo khoa. Yêu cầu Hs thực hiện công việc này trước một tuần trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Trước khi kiểm tra kết quả, Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện và yêu cầu của thí nghiệm.
- Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của các nhóm.
- Nhận xét và kết luận
- Lồng ghép: Trồng cây trong dung dịch: có thể trồng rau sạch. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học không hợp lí.
- Trồng cây trong chậu: tiết kiệm đất, làm đẹp cảnh quan môi trường.
- Đọc nội dung hướng dẫn trong SGK
- Cử đại diện của nhóm trả lời câu hỏi:
+ B1: Pha một chai phân NPK với nồng độ 1g/l 
- B2: Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí nghiệm
-B3: Đặt tấm xốp vào chậu trồng cây đã chứa môi trường nuôi cấy.
-B4: Chọn các hạt với cây mầm có kích thước tương đương nhau. Số lượng hạt đã nảy mầm tuỳ vào các lỗ trong tấm xốp
-B5: xếp các hạt đã nảy mầm vào trong các lỗ của tấm xốp, cho rễ mầm chui vào lỗ hướng xuống dung dịch dinh dưỡng trong chậu. Mỗi lỗ chỉ xếp một hạt, cần thao tác nhẹ nhàng .
- Chú ý.
Tên cây
Công thức Tn 
Chiều cao
(cm/cây)
Nhận xét
Mạ lúa
Chậu đối chứng
Chậu thí nghiệm
 4. Đánh giá tiết học( 4’): 
- Nhận xét thao tác của từng nhóm.
- Cách tổ chức và làm việc của từng nhóm.
- .Tuyên dương và nhắc nhở.
5.Dặn dò: (1’)- Xem trước bài 8 ( Ôn lại kiến thức lục lạp)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 7S11.doc